Buộc thực hiện nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 51 - 60)

2.2.1.1. Yêu cầu chung về buộc thực hiện nghĩa vụ

Yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng được quy định đầu tiên trong số các

biện pháp khắc phục được mô tả từĐiều 46 đến Điều 52 của CISG. Các quy định này tuân theo nguyên tắc favour contractus trong luật hợp đồng, theo đó, CISG mong muốn các bên duy trì hợp đồng khi xảy ra vi phạm các bên nên ưu tiên tìm đến chế tài này áp dụng đầu tiên để tạo điều kiện cho bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ của

mình.

Về cấu trúc, tại Điều 46 (1) của CISG trao cho bên mua một quyền chung để yêu cầu bênbán thực hiện các nghĩa vụgiao hàng của mình. Điều khoản này được áp

dụng chung cho mọi trường hợp. Tiếp theo, Điều 46 (2) và Điều 46 (3) được sử dụng

đểyêu cầu bên bán giao hàng hóa thay thế hoặc sửa chữa đôi với hàng hóa không phù

hợp. Cần lưu ý trường hợp vi phạm về sốlượng hàng hóa, khi hàng hóa bị giao thiếu,

không áp dụng Điều 46 (2) hay Điều 46 (3) mà áp dụng Điều 46 (1) đểyêu cầu bên bán giao thêm sốlượng hàng còn thiếu.

Việc áp dụng chếtài buộc thực hiện đúng hợp đồng có hai điều kiện chính bao gồm:

(i) Thứ nhất, tồn tại vi phạm nghĩa vụgiao hàng của bên bán. Khi bên bán có hành vi vi phạm nghĩa vụ giao hàng như được phân tích ở trên, chẳng hạn bên bán không giao hàng, giao hàng chậm, giao hàng không đúng địa điểm, giao hàng thiếu,

giao hàng không phù hợp (tương tựtrong trường hợp giao chứng từvà việc chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua) là vi phạm nghĩa vụgiao hàng. Thông thường, bằng

120 UNCITRAL, tlđd (56), p. 218.

thiện chí của các bên, bên bị vi phạm (bên mua) sẽđưa ra thêm một khoảng thời gian

đểbên bán thực hiện nghĩa vụ.

(ii) Thứhai, bên mua thông báo cho bên bán theo đúng quy định tại Điều 39. Về yêu cầu thông báo, dù từ ngữtrong Điều 46 (1) không nhắc đến nghĩa vụ thông báo, tuy nhiên, chếtài này không thểđược áp dụng nếu bên mua không thông báo về

sự không phù hợp của hàng hóa cho bên bán trong thời hạn hợp lý. Theo đó, CISG cũng quy định tại Điều 38 vềnghĩa vụ kiểm tra hàng hóa, quy định này nhằm cho bên mua có cơ hội phát hiện hàng hóa không phù hợp, từđó đểlàm căn cứthông báo về

sựkhông phù hợp của hàng hóa cho bên bán theo Điều 39.

Điều 38 CISG quy định vềnghĩa vụ kiểm tra hàng hóa, theo đó tại Điều 38 (1)

quy định bên mua “có nghĩa vụ kiếm tra hàng hóa” hoặc “đảm bảo đã có sự kiểm tra

hàng hóa", việc kiểm tra hàng hóa này có thểđược tiến hành bởi chính bên mua hoặc

người khác. Trên thực tế, theo phán quyết tại Tòa án quận Ascheffenburg (Đức) ngày 20/04/2006, “người khác” có thể là nhân viên của bên mua hoặc là khách hàng của

bên mua, nhà thầu phụ, một chuyên gia do bên mua chỉđịnh hoặc cơ quangiám định

nhà nước. Bên bán và bên mua cũng có thể cùng nhau kiểm tra hàng hóa hoặc thỏa thuận giao việc kiểm tra hàng hóa cho một tố chức giám định chuyên nghiệp.122

Vềnguyên tắc chung, việc kiểm tra hàng hóa phải được tiến hành “trong một thời hạn ngắn nhất” tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên CISG không đưa ra tiêu chí xác định thế nào là “thời hạn ngắn nhất”, do đó, tiêu chí này thường

được xác định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.123 Thực tiễn án lệáp dụng Điều 38 (1) cho thấy một số thời hạn sau đây đã được ghi nhận là đáp ứng yêu cầu về thời hạn mà quy định này đặt ra như: một tháng sau ngày giao hàng; hai tuần sau ngày giao hàng đầu tiên được thỏa thuận trong hợp đồng; một tuần sau ngày giao hàng;

một vài ngày sau khi giao hàng tại cảng đến; ba ngày sau khi hàng được giao cho bên mua, hai ngày sau khi giao hàng hay thậm chí là ngay vào ngày giao hàng cho bên

mua.124 Bên cạnh thời gian được quy định theo nguyên tắc chung, Điều 38 (2) và

122 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 116-117.

123 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 118.

Điều 38 (3) của CISG cũng nêu 02 trường hợp đặc biệt đểxác định thời điểm kiểm

tra hàng hóa, là trường hợp khi hợp đồng có quy định việc chuyên chởhàng hóa, và trường hợp khi địa điểm thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển/hoặc hàng hóa được bên mua gửi đi tiếp nên không có cơ hội kiểm tra hàng hóa. Khi hợp đồng có quy định về việc chuyên chở hàng hóa, việc kiểm tra có thể được thực hiện vào lúc hàng hóa tới nơi đến (Điều 38 (2)). Nếu địa điểm của hàng bị thay đổi trong thời gian hàng đang trên đường vận chuyển hoặc hàng được bên mua

gửi đi tiếp và khi đó bên mua không có khả năng hợp lý để kiểm tra hàng hóa, mà bên bán đã biết hay đáng lẽ phải biết (khi giao kết hợp đồng) về khảnăng thay đổi lộ trình hay gửi tiếp đó, thì việc kiểm tra có thể được dời lại đến khi hàng hóa tới nơi đến mới.125Có thể thấy rằng, thời hạn kiểm tra được quy định trong Điều 38 (1) của CISG nhằm mục đích tạo ra điều kiện cho bên mua kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa, từđó phát hiện ra các khuyết tật của hàng hóa trước khi bên mua bán lại hàng hóa đó cho người khácvà cho biết bên mua có chấp nhận là hàng hóa phù hợp với hợp đồng hay không126; và mục đích của việc yêu cầu bên mua kiểm tra hàng hóa theo Điều 38 CISG là nhằm xem xét liệu bên bán có thực hiện đúng hợp đồng hay

không, cũng như phòng tránh rủi ro tranh chấp xảy ra khi tình trạng hàng hóa thay đổi sau khi được vận chuyển tới nơi đến. Quy định này tạo tiền đề đểbên mua thực hiện nghĩa vụthông báo sự không phù hợp của hàng hóa được quy định tại Điều 39 CISG.127

Như vậy, vấn đề đặt ra tiếp theo là sau khi nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa được thực hiện và bên mua nhận thấy hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, thì bên mua

phải thông báo sự phù hợp đó trong thời hạn bao lâu, và bắt đầu thời hạn là từ khi

nào. Các bên có thể thỏa thuận thời điểm bắt đầu và thời hạn cho việc thông báo. Nếu

các bên không có thỏa thuận thì cơ quan tài phán sẽ dựa vào Điều 39 để xác định.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, kể cảkhi các bên có thỏa thuận thời hạn cho nghĩa vụthông

125 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 119- 120.

126 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 118.

127 Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy (2017), “Xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ kiểm tra và thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa theo Công ước Vienna năm 1980”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 07/2017, tr. 34.

báo của bên mua, thì Tòa án vẫn có thể sử dụng Điều 39 để xác định một thời hạn

khác nếu thấy thời hạn các bên thỏa thuận là quá ngắn.

Về thời điểm bắt đầu, trường hợp thứ nhất, bên mua có thể biết về sựkhông phù hợp của hàng hóa tuy không thực hiện việc kiểm hàng (ví dụnhư khi được thông báo bởi khách hàng của bên mua) và trong trường hợp đó, thời gian hợp lý quy định

trong Điều 39 (1) sẽ bắt đầu tính từ thời điểm bên mua có được thông tin này mặc dù

việc kiểm tra hàng hóa của bên mua không được thực hiện. Trường hợp thứ hai, khi việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện, thời gian thông báo sẽ bắt đầu được tính từ

thời điểm bắt đầu kiểm tra hàng hóa với điều kiện là việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện càng sớm càng tốt. Trường hợp việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện muộn hơn hoặc không được thực hiện, cột mốc tính thời hạn thông báo sẽđược xem

xét từ khoảng thời gian mà việc kiểm tra đáng lẽ phải được tiến hành. Tuy nhiên, nếu khiếm khuyết của hàng hóa mang tính tiềm ẩn, thời gian đểthông báo sựkhông phù

hợp có thểđược xem xét bắt đầu sau khi bên mua phát hiện ra sự tồn tại của khiếm khuyết này (ví dụ như khi được thông báo bởi khách hàng của bên mua). Nếu cần thiết phải nhờ đến chuyên gia đểxác định sự không phù hợp của hàng hóa, khoảng thời gian hợp lý của nghĩa vụ thông báo sẽkhông bắt đầu cho đến khi báo cáo của chuyên gia được công bố.

Về thời gian đểthông báo, Điều 39 của CISG không quy định rõ ràng của thuật ngữ“thời hạn hợp lý” đểthông báo sựkhông phù hợp của hàng hóa, trên thực tế, độ dài của khoảng thời gian này là khác nhau tùy từng tình huống cụ thể. Việc đặt ra một khoảng thời gian cốđịnh không được chấp nhận mà phải xem xét đến bối cảnh của tranh chấp bao gồm bản chất hàng hóa, bản chất của lỗi,... Khoảng thời hạn tối đa hai năm được quy định tại Điều 39 (2) CISG dành cho khiếm khuyết hàng hóa không thểphát hiện được và bên mua không bị buộc phải kiểm tra và phát hiện ngay lập tức. Khoản thời gian hai năm bắt đầu được tính khi hàng hóa thực sựđược giao cho bên mua xét về mặt thực tế, không căn cứ theo chứng từcũng như không liên quan đến thời điểm chuyển giao rủi ro hay quyền sở hữu.

Về nội dung của thông báo, Điều 39 của CISG không đưa ra minh thị, chỉđưa

ra ngụý về nội dung phải có “tin tức về sựkhông phù hợp”. Nội dung quan trọng của

thông báo gồm mô tảđặc điểm kỹ thuật đầy đủ của hàng hóa đểbên bán có điều kiện khắc phục sự không phù hợp; hoặc, thông qua Quyết định của Tòa Phúc thẩm

Hamburg (Đức) ngày 25/01/2008, số 12 U 19/00, nội dung quan trọng còn là mô tả tính chất, sự khiếm khuyết, không phù hợp của hàng hóa; ngoài ra, thông báo cũng

cần chính xác về sựkhông phù hợp kèm theo kết quả kiểm tra của bên mua.128 Như

vậy, cần dựa vào các điều kiện về số lượng, phẩm chất hàng hóa, mô tả hàng hóa

trong hợp đồng theo Điều 35 đểxác định nội dung thông báo cần có gì.

Nghĩa vụthông báo là nghĩa vụ rất quan trọng và được quy định nghiêm ngặt,

bên bán nếu không thểhoàn thành nghĩa vụthông báo sẽ bị mất quyền yêu cầu thực hiện các chếtài theo Điều 39 của CISG.

Nghĩa vụ thông báo là nghĩa vụ rất quan trọng quyết định quyền áp dụng các

chếtài của bên mua. Tuy nhiên vì các yêu cầu liên quan đến thông báo không được

quy định rõ ràng, tùy theo quan điểm đánh giá của người xét xử. Do đó, bên mua dễ

bị mất đi quyền áp dụng các chếtài của mình do không đáp ứng nghĩa vụ thông báo. Theo quan điểm của người viết, không cần quá đặt nặng vấn đề nội dung thông báo, hay các yêu cầu khác về việc thông báo quá khắt khe. Khi yêu cầu quá khắt khe về

nội dung thông báo, dễgây ra trở ngại cho bên mua trong việc cung cấp thông tin kịp thời trong thời hạn hợp lý. Với sựphát triển về khoa học kỹ thuật như hiện nay, bên bán có thể dễdàng liên hệ với bên mua để trao đổi vềyêu cầu. Bên cạnh đó, không nên đặt gánh nặng kiểm tra hàng hóa cho một phía bên mua vì bên bán là phía cung

cấp hàng hóa, có vị thế hiểu biết hơn vềhàng hóa mình cung cấp so với bên bán, nên

việc tìm ra vấn đềđối với các hàng hóa có kết cấu phức tạp sẽnhanh hơn bên mua. Như vậy, khi bên mua có thểđáp ứng các điều kiện theo Điều 46 (1), bên mua có thể yêu cầu bên bán thực hiện các nghĩa vụnhư giao hàng hóa bị thiếu, yêu cầu cung cấp các tài liệu liên quan,...

128 Lê Thị Thanh, tlđd (78), tr. 11.

Ngoài quyền buộc thực hiện đúng hợp đồng nói chung, Điều 46 còn nêu ra hai

biện pháp cụ thểkhác: yêu cầu sửa chữa hàng hóa khiếm khuyết (quy định tại Điều

46 (3)) khi bên bán vi phạm nghĩa vụgiao hàng, và yêu cầu giao hàng hóa thay (được

quy định tại Điều 46 (2)) thế nếu bên bán vi phạm cơ bản nghĩa vụgiao hàng.

2.2.1.2. Yêu cầu sửa chữa hàng hóa

Điều 46 (3) CISG cho phép bên mua có quyền đòi bên bán sửa chữa hàng hóa

nếu hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng (việc xác định hàng hóa không phù hợp dựa vào các tiêu chí đã phân tích tại Điều 35). Đểcó thểáp dụng chếtài này, hàng hóa được yêu cầu phải có khảnăng có thể sửa chữa được; bên mua đã gửi thông báo yêu cầu sửa chữa hợp lý (khi bên mua không thể tự mình sửa chữa được hàng hóa đó, việc yêu cầu bên bán sửa chữa được xem là yêu cầu hợp lý), và thông báo đó được gửi trong thời gian hợp lý.129

Như vậy, có hai điều kiện cơ bản để áp dụng quyền này, gồm (i) hàng hóa không phù hợp với hợp đồng mà sự không phù hợp đó phải có khả năng sửa chữa

được, và (ii) yêu cầu sửa chữa, khắc phục này phải hợp lý.

Đối với yêu cầu (i) hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, theo CISG, căn cứ đểxác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được phân định thành hai trường hợp: (a) các bên có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng và (b) các bên không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng.130 Điều kiện đểxác định hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đã được phân tích ởtrên.

Đối với yêu cầu (ii), đểxác định xem việc sửa chữa của bên bán có bất hợp lý hay không, cần phải xem xét các vấn đềnhư: chi phí khi bên mua tự sắp xếp sửa chữa

hàng hóa có thấp hơn hay không; liệu bên bán có đề nghị bên mua hoặc bên thứ ba

ứng trước chi phí sửa chữa hay không; việc sửa chữa có làm gia tăng chi phí cho bên bán và không tương xứng với tổn thất bên mua có thể nhận được từ việc loại bỏcác

tổn thất đối với hàng hóa không; chi phí việc sửa chữa có cao hơn chi phí giao hàng hóa thay thếkhông.

129 Lê Hữu Hải, tlđd (31), tr. 8.

130 Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy (2020), Đọc hiểu CISG qua thực tiễn giải quyết các tranh

Vềđịa điểm sửa chữa hàng hóa, người ta thường cho rằng địa điểm sửa chữa

là địa điểm kinh doanh của bên mua hoặc nơi đặt hàng hóa. Việc sửa chữa được xem

là đạt được hiệu quảnhư mục đích của chếtài nếu sau khi sửa chữa, hàng hoá có thể được sử dụng như đã thoả thuận. Nếu trong sốhàng hoá được sửa chữa sau đó bị lỗi,

bên mua phải thông báo về việc lỗi của hàng hóa.131

2.2.1.3. Yêu cầu giao hàng thay thế

Điều 46 (2) CISG quy định:“Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có thể yêu cầu bên bán phải giao hàng thay thế nếu sựkhông phù hợp đó

cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thếhàng hoá phải

được đưa ra cùng với việc thông báo theo Điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lí

sau đó”đã tạo cơ sởcho bên mua quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thếkhi hàng

hóa được giao không phù hợp cấu thành một vi phạm cơ bản.

Về mặt bản chất, yêu cầu giao hàng thay thế là hình thức trách nhiệm cụ thể hơn của chếtài buộc thực hiện đúng hợp đồng khi bên bán vi phạm cơ bản hợp đồng.

Khi có sự vi phạm nghĩa vụgiao hàng, bên mua có quyền áp dụng chếtài buộc thực hiện nghĩa vụ, hoặc sửa chữa hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, khi hàng hóa được giao không phù hợp hợp đồng làm bên mua chịu tổn hại đến mức bị

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 51 - 60)