Quy định về nghĩa vụ giao hàng của bên bán

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 34 - 41)

2.1.1.1. Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm và đúng thời hạn, và các nghĩa vụ khác

về xắp xếp việc vận chuyển

Nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm. Các bên thường thỏa thuận vềđịa điểm

giao hàng trong hợp đồng. Về nguyên tắc, nếu các bên đã có thỏa thuận trong hợp

đồng vềđịa điểm giao hàng hoặc các quy định trong hợp đồng cho phép xác định địa

điểm giao hàng (chẳng hạn như thông qua một điều kiện giao hàng trong Incoterms được dẫn chiếu trong hợp đồng hoặc một sốđiều khoản khác) thì các quy định đó sẽ

được ưu tiên được áp dụng55 và các quy định của CISG vềxác định địa điểm phải

giao hàng đến sẽkhông được áp dụng nữa.56

Điều 31 CISG quy định đến ba trường hợp khác nhau áp dụng các quy tắc khác nhau, nhưng nguyên tắc chung là bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của

bên bán là địa điểm giao hàng giả định.57 Theo Công ước, ba trường hợp xác định

nghĩa vụgiao hàng của bên bán được quy định như sau:

Thứ nhất, nếu hợp đồng có quy định cả việc vận chuyển hàng hóa thì bên bán

phải giao hàng cho người chuyên chởđầu tiên.Quy định này chỉđược áp dụng nếu cảbên mua và bên bán không có nghĩa vụ theo hợp đồng, phải chuyên chởhàng hóa

từbên bán sang bên mua; hợp đồng được coi là có quy định về việc vận chuyển nếu

các bên đã xem xét tới các vấn đềhàng hóa sẽ được vận chuyển bởi một hay nhiều

người chuyên chởđộc lập từbên bán sang cho bên mua. Các hợp đồng sử dụng điều kiện nhóm F, C hay D của Incoterms đều được coi là những hợp đồng mua bán có

dẫn đến việc chuyên chởhàng hóa.58 Khi đó, bên bán phải giao hàng đến cho người

chuyên chở để được xem là giao hàng đúng địa điểm. Nếu có nhiều người chuyên

chở tham gia vận chuyển hàng hóa, thì bên bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ của

mình nếu đã bàn giao cho người chuyên chởđầu tiên. Trong đó, “bàn giao” có nghĩa là người vận chuyển được giao quyền sở hữu hàng hóa. Việc bàn giao các tài liệu liên quan đến hàng hóa được coi như không cấu thành việc bàn giao hàng hóa, trừkhi các bên có thỏa thuận khác.59 Tuy nhiên, theo Điều 67 (1) CISG, cóqun điểm cho rằng nếu bên bán có nghĩa vụgiao hàng hóa cho người vận chuyển tại một địa điểm cụ

thể, thì hàng hóa phải được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đó.60

Thứ hai, khi hàng hóa được đặt ở một nơi cụ thể, bên bán sẽ giao hàng cho bên mua ở đó.Trường hợp thứhai này chỉđược áp dụng khi có ba điều kiện xảy ra: một là, hợp đồng không có quy định về việc chuyên chởhàng hóa tại Điều 31 (a) của

55 Nguyễn Minh Hằng tlđd (34), tr. 96.

56 UNCITRAL (2016), Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods (2016), Digest of Article 31 case law, p. 128.

57 UNCITRAL, tlđd (56), p. 128.

58 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr, 96-97.

59 UNCITRAL, tlđd (56), p. 128.

CISG; hai là, hàng hóa, là đối tượng của hợp đồng, có thểlà hàng đặc định hoặc đồng loại, phải được trích ra từ một khối lượng dự trữxác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất; ba là, cảhai bên phải biết, khi hợp đồng được ký kết, rằng hàng hóa đang được đặt tại (hoặc được sản xuất hoặc sản xuất tại) một địa điểm cụ thể61. Thuật ngữ “đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của bên mua” được sử dụng trong quy định nêu trên được hiểu là “bên bán đã làm điều cần thiết đểbên mua có thể sở hữu hàng hóa”. Điều này có nghĩa là bên bán phải làm mọi việc cần thiết đểđảm bảo rằng bên mua không còn phải làm gì khác ngoài việc nhận hàng tại địa điểm giao hàng.62

Thứba, trong các trường hợp khác, bên bán sẽgiao hàng cho bên mua tại địa

điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng. Điều

31 (c) là “quy tắc cư trú”, gồm những trường hợp không thuộc các trường hợp ởtrên. Khi đó, bên bán phải đặt hàng hóa do bên mua định đoạt tại nơi bên bán đã có địa

điểm kinh doanh khi hợp đồng được ký kết.63 Cần lưu ý là, theo án lệ được công bố

tại CLOUT case, án lệ số 340 tại Tòa án Oldenburg nước Đức ngày 22/9/199864, các bên có thể thỏa thuận về một địa điểm giao hàng khác vào bất kỳlúc nào, và nếu bên mua yêu cầu hàng hóa được giao cho một doanh nghiệp khác sẽ tiếp nhận thay cho

bên mua, thì địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác đó chính là nơi hàng hóa

phải được giao khi bên bán đã giao hàng.65 Theo quy định của hợp đồng hay theo

cách thức xác định nêu trên, thì bên bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụgiao hàng

của mình và bên bán không còn chịu trách nhiệm vềhàng hóa nữa. Tuy nhiên cũng có một sốtrường hợp ngoại lệmà CISG đã dựđoán trước tại các điều liên quan đến chuyển rủi ro (các điều 66 đến 70).66

Như vậy, Điều 31 CISG quy định vềcác địa điểm mà bên mua phải có nghĩa

vụgiao hàng hóa đến, lần lượt theo các trường hợp: đầu tiên, là địa điểm theo thỏa

61 UNCITRAL, tlđd (56),p. 129.

62 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), p. 98-99.

63 UNCITRAL, tlđd (56), p. 129.

64Quyết định Tòa án Oldenburg nước Đức ngày 22/9/1998, https://documents-dds- ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/V00/550/47/PDF/V0055047.pdf?OpenElement, truy cập lần cuối ngày 23/06/2021.

65 UNCITRAL, tlđd (56), p.129.

thuận trong hợp đồng, có thểxác định theo hợp đồng thông qua các điều khoản như

Incoterms; nếu không có thỏa thuận như trên hoặc không thểxác định được địa điểm

giao hàng theo hợp đồng, thì là nơi giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu trong hợp

đồng có quy định vềngười vận chuyển; nếu các bên không thỏa thuận về việc giao

hàng thì địa điểm bên bán phải giao hàng hóa đến là nơi đã tồn tại hàng hóa tại thời

điểm giao kết hợp đồng (hoặc nơi các bên, vào thời điểm giao kết hợp đồng, viết được

hàng hóa sẽđược đặt tại đó); và cuối cùng, nếu không rơi vào các trường hợp trên thì nơi mà bên bán phải giao hàng đến là tại địa điểm kinh doanh của bên bán.

Nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn. Điều 33 của CISG quy định thời gian, thời điểm hoặc thời hạn mà bên bán phải giao hàng. Theo đó, thời gian giao hàng được điều chỉnh trước hết bởi các quy định của hợp đồng, nhất quán với nguyên tắc chung về quyền tự quyết của các bên được thông qua trong CISG. Nếu không có ngày giao hàng hoặc thời hạn giao hàng có thểđược suy ra từ hợp đồng, CISG đưa ra một quy tắc: mặc định yêu cầu giao hàng "trong một thời gian hợp lý sau khi ký kết hợp

đồng.67

Có thể thấy, yêu cầu về thời hạn giao hàng, Điều 33 CISG cũng đưa ra ba trường hợp, gồm:

Thứ nhất, theo Điều 33 (a) của CISG, nếu hợp đồng có quy định một ngày cụ

thể, hoặc có xác định ngày cụ thể bằng cách tham chiếu hợp đồng, thì bên bán phải

giao hàng chính xác vào thời điểm được ấn định. Trong phán quyết ngày 23/6/1998 đối với vụ việc 19 U127/9768 giữa bên bán mang quốc tịch Áo vàbên mua mang quốc tịch Đức, khi các bên không ấn định thời gian cụ thểgiao hàng nhưng đã cùng đồng

ý rằng bên bán sẽgiao hàng tại thời điểm nào đó có yêu cầu giao hàng của bên mua69, nếu bên mua không đưa ra yêu cầu thời gian giao hàng thì bên bán sẽkhông vi phạm hợp đồng.70

67 UNCITRAL, tlđd (56), p. 133.

68 Quyết định số 338, “Case law on uncitral texts (CLOUT)”, https://documents-dds- ny.un.org/doc/UNDOC/GEN/V00/550/47/PDF/V0055047.pdf?OpenElement, truy cập lần cuối ngày 04/7/2021.

69 Tham khảo: The Secretariat Commentary to (then) Article 31, trang 31, đoạn 3.

Thứ hai, nếu hợp đồng không quy định ngày cụ thể, nhưng có thỏa thuận một khoảng thời gian cụ thể, hoặc có thể xác định khoảng thời gian đó bằng cách tham

chiếu hợp đồng, theo Điều 33 (b), bên bán có thểgiao hàng vào bất cứ thời điểm nào

trong khoảng thời gian đó, trừ trường hợp hoàn cảnh chỉ ra rằng bên mua có quyền chọn ngày giao hàng.71

Thứ ba, trong những trường hợp khác ngoài trường hợp được quy định tại Điều

33 (a) và Điều 33 (b), theo Điều 33 (c) của CISG, nếu cả hợp đồng lẫn thói quen, tập

quán giữa các bên đều không quy định khoảng thời gian giao hàng cụ thể, thì bên bán

phải giao hàng trong khoảng thời gian hợp lý sau thời điểm giao kết hợp đồng. “Hợp

lý” ở đây nghĩa là khoảng thời gian thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như thời gian cần thiết để thu xếp việc vận chuyển, bên bán có phải mua sắm nguyên

vật liệu hoặc sản xuất ra hàng hóa hay không.72

Các nghĩa vụ khác về giao hàng. Khi hợp đồng quy định việc vận chuyển

hàng hóa (các bên thỏa thuận rằng việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện thông qua bên thứ ba), Điều 32 quy định thêm các nghĩa vụ của bên bán bên cạnh những

nghĩa vụquy định tại Điều 31.73Các nghĩa vụ bổ sung của bên mua đối với việc giao

hàng tương ứng với ba trường hợp. Nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng (bằng dấu hiệu trên hàng hoá, chứng từ vận chuyển, hoặc các phương tiện khác) loại hàng hoá trong hợp đồng khi giao cho bên vận chuyển, thì bên bán phải chỉ rõ hàng hóa

bằng một thông báo cho bên mua về hàng hóa (khoản 1). Khi bên bán có nghĩa vụ

thu xếp việc vận chuyển hàng hóa, thì bên bán phải thu xếp hợp lý (khoản 2). Trường hợp bên bán không bịràng buộc phải mua bảo hiểm cho việc vận chuyển hàng hóa, tuy nhiên, nếu bên mua có yêu cầu, bên bán phải cung cấp cho bên mua “tất cảthông

tin sẵn có” cần thiết đểbên mua mua bảo hiểm (khoản 3).74

Có thể thấy, CISG còn quy định thêm các nghĩa vụcho bên bán về việc thông báo cho bên mua về việc mình đã gửi hàng kèm chỉ dẫn hàng hóa, nghĩa vụ ký kết

71 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 95

72 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 95

73 UNCITRAL, tlđd (56), p.132.

các hợp đồng cần thiết bằng các phương tiện thích hợp, nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa

nếu bên mua có yêu cầu (bên mua không yêu cầu, không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa)75, đồng thời nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết để mua bảo hiểm cho hàng hóa.

2.1.1.2. Nghĩa vụgiao hàng phù hợp với hợp đồng

Nghĩa vụ cơ bản trong việc giao hàng của bên bán không chỉ bao gồm giao

hàng đúng thời gian và địa điểm mà còn phải giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Việc giao hàng phù hợp vớp hợp đồng được quy định

Điều 35 của CISG như sau:

Căn cứđể xác định hàng hóa phù hợp với hợp đồng sẽđược dựa trên sự thỏa thuận theo hợp đồng của các bên. Theo đó, Điều 35 (1) CISG quy định hợp đồng là

nguồn quan trọng nhất để xác định sựphù hợp của hàng hóa được giao. Do đó, khi

tranh chấp phát sinh, thỏa thuận giữa các bên sẽ trở thành căn cứđể xác định sựphù

hợp của hàng hóa.76Các tiêu chí mà Điều 35 (1) đánh giá hàng hóa phù hợp với hợp

đồng là: sốlượng, chất lượng, bao bì hay đóng gói và những mô tả trong hợp đồng.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bên bán phải giao hàng đúng chính xác

theo số lượng mới được xem là giao hàng hóa có số lượng phù hợp với hợp đồng. Khi hợp đồng có nêu ra một con số dự tính chính xác, thì số lượng hàng hóa được giao mới đòi hỏi việc chính xác với con số trong hợp đồng. Nếu hợp đồng ghi nhận khoảng trung bình về sốlượng hàng hóa, thông qua thực tiễn xét xử tại án lệ Alastair

Mullis (2007), Tòa án nhận định, việc giao một lượng hàng thích hợp trong khoảng

giao động thì không bịxem là vi phạm: “(...) từ thực tiễn áp dụng CISG cho thấy, nếu hợp đồng ghi nhận sốlượng hàng hóa trong một khoảng trung bình: “nhiều hơn hoặc

ít hơn trong khoảng...”, “khoảng ... ”, “giao hàng không ít hơn ... ( hay nhiều hơn ... )

75 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 105-106.

76 Nguyễn Thị Lan Hương, Ngô Nguyễn Thảo Vy (2017), “Quyền buộc thực hiện hợp đồng theo quy định của Công Ước Liên Hợp Quốc Về Hợp đồng MBHHQT - một số đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp , số 07/2017, tr. 50.

...” thì việc thực hiện nghĩa vụ giao một lượng hàng hóa dao động (nhiều hơn hay ít hơn ) thích hợp không bịxem là vi phạm hợp đồng”77.

Chất lượng hàng hóa, thường được xác định bằng việc tỷ lệ một chất nào đó trong hàng hóa, đảm bảo đúng loại hàng đã thỏa thuận, hàng không bị hư hỏng và đảm bảo mục đích sử dụng, ví dụlà tỷ lệ chất Cadmiumcó trong hàng hóa là con trai

phải phù hợp với ngưỡng cho phép vềan toàn thực phầm78. Ngoài ra, hàng hóa đảm bảo chất lượng còn phải đúng loại đã giao trong hợp đồng, không bịhư hỏng và đảm bảo mục đích sử dụng79.

Vềcác mô tả khác của hàng hóa như bao bì, đóng gói, các mô tảkhác (chứng từđi kèm, địa điểm và thời gian nhận hàng...)80, bên bán khi giao hàng hóa phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu này.

Đối với trường hợp khi các bên không có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng,

Điều 35 (2) CISG đưa ra bốn nhóm căn cứ lần lượt tại các điểm (a), (b), (c), (d) để xác định sựphù hợp của hàng hóa. Điều 35 (2) (a) yêu cầu hàng hóa phải thích hợp cho những mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng, mục

đích được xem xét ởđây dành cho hành vi sử dụng và tương quan với hàng hóa cùng

loại thông thường bao gồm chất lượng và mô tả khác trong hợp đồng81, và điều này không có nghĩa là buộc hàng hóa phải hoàn hảo, ngoại trừtrường hợp bắt buộc phải

hoàn hảo đểcó thể được sử dụng cho những mục đích mà hàng hóa đó vẫn thường

được sử dụng.82Trường hợp tại Điều 35 (2) (b), nếu bên bán nêu rõ với bên mua về

những mục đích mà hàng hóa sẽ được sử dụng tại thời điểm hợp đồng được ký, thì bên bán sẽ phải giao hàng phù hợp để sử dụng cho những mục đích đó.83Điều 35 (2)

(c) xác định tính phù hợp của hàng hóa theo các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu

77 Ngô Thị Phúc Tâm (2017), Chếtài bồi thường thiệt hại trong trường hợp (bên bán) giao hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế( CISG), Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.6-7.

78 Lê Thị Thanh (2017), Chếtài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước Viên về Hợp đồng MBHHQT (CISG), Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 21.

79 Lê Thị Thanh, tlđd (78), tr. 21.

80 Lê Thị Thanh, tlđd (78), tr. 21.

81 Lê Thị Thanh, tlđd (78), tr. 21.

82 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 110, 111.

dáng mà bà bản đã cung cấp cho bên mua. Tuy nhiên, hàng mẫu thường chỉ được

xem xét đểđổi chiếu với hàng hóa hợp đồng khi các bên bày tỏý định rõ ràng trong

hợp đồng rằng hàng mẫu được xem xét như tiêu chuẩn để sản xuất hàng thật, khi đó do đã có thỏa thuận hợp đồng, việc xem xét tính phù hợp sẽáp dụng Điều 35 (1).84 CISG cũng đánh giá cách đóng gói của hàng hóa để làm tiêu chí xét hàng hóa được

giao có phù hợp hay không thông qua Điều 35 (2) (d). Trong các giao dịch mua bán

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)