Hủy bỏ hợp đồng

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 60 - 70)

CISG trao cho bên mua quyền áp dụng chếtài tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong

trường hợp khi có vi phạm đã hiện hữu và khi có khả năng một vi phạm cơ bản sẽ

xảy ra. Cụ thểhơn, bên bán được quyền yêu cầu hủy hợp đồng trong 04 trường hợp, trong đó hai trường hợp đầu được quy định tại Điều 49 (1) khi có vi phạm hiện hữu,

trường hợp thứba được quy định tại Điều 72 khi sẽcó một vi phạm cơ bản sẽ xảy ra,

trường hợp cuối cùng được quy định tại Điều 73 với quyền hủy bỏ trong hợp đồng

giao hàng từng phần, cụ thểlà:

 Khi bên bán không thực hiện một nghĩa vụ theo Hợp đồng/CISG;

 Bên bán không giao hàng trong thời hạn bổ sung hợp lý mà được bên mua gia

hạn thêm/Bên bán tuyên bốkhông giao hàng trong thời gian được gia hạn;

 Có dấu hiệu rõ ràng là bên bán sẽ vi phạm cơ bản trước thời điểm bên bán phải thực hiện hợp đồng;

138 Ulrich Magnus, in Dagmar Kaiser (ed.), Staudinger BGB (Berlin 2018), Art. 46 paras. 31-64.

139 Michael Bridge, The Sale of Goods, (4th ed., Oxford 2019), para. 10.135.

140 CISG Advisory Council, tlđd (134).

 Có vi phạm cơ bản trong một phần hàng hóa đã được giao của hợp đồng giao

hàng từng phần.

Quyền hủy bỏ hợp đồng của bên mua không phải là quyền phát sinh tự động

khi có tồn tại một trong hai cơ sởtrên, mà bên mua cần phải đưa ra một tuyên bố thể

hiện ý muốn hủy bỏ hợp đồng của mình. Tuyên bốđược điều chỉnh bởi Điều 27 CISG

và không bị ràng buộc theo một hình thức cụ thểnào, không nhất thiết phải có cụm từ“tuyên bố hủy bỏ hợp đồng”, chỉ cần trong tuyên bố đó thể hiện rõ rằng bên mua không còn muốn thực hiện hợp đồng do sự vi phạm vủa bên bán.142 Tuyên bố phải

được thực hiện trong thời gian được quy định tại Điều 49 (2) và được gửi bằng các phương tiện thích hợp có thể phù hợp với thời hạn theo Điều 27 CISG. Theo Điều 26, mọi tuyên bố hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực khi nó được thông báo đến bên bán. Không có yêu cầu vềhình thức của thông báo tuyên bố hủy hợp đồng, điều này được hiểu rằng CISG chấp nhận mọi hình thức của tuyên bố. Trừtrường hợp quốc gia bảo

lưu theo Điều 12, Điều 96 về hình thức của hợp đồng (theo Điều 12, Điều 96 của CISG, một số quốc gia tuyên bố chỉ chấp nhận bất kỳ sự thể hiện ý chí của các bên

bằng hình thức văn bản) thì thông báo tuyên bố hủy hợp đồng phải bằng văn bản, có

thể hiểu là bằng fax cũng được chấp nhận, và không cần phải tiến hành thủ tục tố tụng

đểtuyên bố hủy hợp đồng có hiệu lực.143

2.2.2.1. Quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi có vi phạm nghĩa vụgiao hàng hiện hữu

Theo Điều 49 (1) CISG, cơ sởđể bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng là:

Thứ nhất, trường hợp bên bán vi phạm cơ bản. Điều 49 (1) (a) là quy định quyền tuyên bố hủy hợp đồng khi có vi phạm cơ bản. Nếu nghĩa vụ mà bên bán vi

phạm không nằm trọng phạm vi các vi phạm cơ bản mà hai bên thỏa thuận, thì cần phải dựa vào Điều 25 CISG đã được phân tích ởtrên đểxác định một vi phạm có phải

là vi phạm cơ bản hay không. Để đánh giá một vi phạm có là vi phạm cơ bản hay

không, các tiêu chí sau thường được sử dụng: dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng, xét

142 Quyết định Tòa án Oberlandesgericht ngày 02/02/2004, https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/germany- oberlandesgericht-hamburg-oberlandesgericht-olg-provincial-court-appeal-german-133, truy cập lần cuối ngày 30/06/2021.

đến mức độnghiêm trọng của vi phạm, về việc sửa chữa của bên bán, và bài kiểm tra về việc sử dụng.

Theo Điều 49 (1) (a): “1. Bên mua có thểtuyên bố hủy hợp đồng: a. Nếu việc

bên bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họphát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng,...”, có thể thấy điều kiện

để hủy bỏ hợp đồng gồm việc phải có vi phạm cơ bản nghĩa vụgiao hàng tồn tại, và bên mua đã đưa ra tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với bên bán. Việc xác định từng yêu

cầu về vi phạm cơ bản và nghĩa vụđưa ra yêu cầu đã được phân tích ởtrên.

Thứhai, trường hợp bên bán vi phạm nghĩa vụ trong thời gian bổ sung hợp lý (Nachfrist) (Điều 49 (1) (b)). “Nachfrist” là một thuật ngữ tiếng Đức, chỉ

quyền ấn định một khoảng thời gian bổsung để thực hiện nghĩa vụ của bên mua. Là

một tình huống trong đó bên bị vi phạm –bên mua gửi thông báo cuối cùng cho bên

vi phạm yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với một khoảng thời gian xác định.144

Quyền đưa ra thời hạn bổ sung tại Điều 47 (1) vừa trao cho bên mua quyền ấn định

thêm một khoảng thời gian (Nachfrist) ngoài thời gian quy định trong hợp đồng để bên bán phải thực hiện các nghĩa vụ. Điều khoản này bổ sung cho quyền yêu cầu thực hiện theo Điều 46, cũng là cơ sởcho Điều 49 (1) (b).

Khi bên bán không giao hàng, và cũng không giao hàng trong thời gian đã được bên mua gia hạn (Nachfrist) thì bên mua có cơ sởđểtuyên bố hủy bỏ hợp đồng; hoặc khi bên bán không giao hàng và tuyên bố rằng sẽkhông giao hàng trong thời

gian được gia hạn cũng là cơ sở cho bên mua tuyên hủy hợp đồng, và trong trường hợp bên bán tuyên bốkhông giao hàng này, bên mua có thểtuyên bố hủy hợp đồng ngay lập tức khi bên bán tuyên bốdù chưa hết thời gian được gia hạn. Lưu ý rằng,

quy định tại Điều 49 (1) (b) chỉáp dụng với vi phạm là bên bán không giao hàng, còn các vi phạm khác thì áp dụng Điều 49 (1) (a).145

144“Fundamental Breach and Nachfrist and its Importance”, https://www.lawteacher.net/free-law- essays/contract-law/fundamental-breach-and-nachfrist-and-its-importance-contract-law-essay.php, truy cập lần cuối ngảy 04/7/2021.

Khi bên không giao hàng mà vi phạm này không phải là một vi phạm cơ bản,

bên mua không thể hủy bỏ hợp đồng ngay mà cần phải gia hạn thêm thời gian cho

bên bán thực hiện nghĩa vụ. Việc tạo cơ hội để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn bổ sung sẽ hữu ích trong trường hợp bên mua khi chưa chắc chắn về một vi phạm

cơ bản của bên bán và không thể hủy bỏ hợp đồng ngay lập tức. Do đó, nếu bên mua

muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải chứng minh được rằng bên bán không muốn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa, bằng việc từ chối hoặc không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn bổđã ấn định. Điều này sẽ giúp cho bên mua xác định được thiện chí thực hiện nghĩa vụ của bên bán và là cơ sở hợp pháp đểtuyên bố hủy bỏ hợp đồng.146Như

vậy, khi việc chậm trễgiao hàng không cấu thành vi phạm cơ bản, thì bên mua phải gia hạn thêm thời gian cho bên bán thực hiện nghĩa vụvà bên bán không giao hàng

trong thời gian đó thì bên mua mới có thểtuyên hủy hợp đồng.147

Nghĩa vụ chứng minh để thực hiện chếtài hủy bỏ hợp đồng không được quy

định cụ thểtrong CISG. Theo như nguyên tắc được công nhận phổ biến thì bên nào có yêu cầu, bên đó phải chứng minh. Vì bên mua tuyên hủy hợp đồng, nên bên mua có nghĩa vụ chứng minh: vi phạm của bên bán là vi phạm cơ bản, và bên mua đã tuyên bố hủy bỏvà đã gửi đi thông báo. Nếu bên bán phản bác lại rằng vi phạm mà bên bán phạm phải là vi phạm không thểlường trước, thì bên bán sẽ phải chứng minh.

Sau đó, nếu bên mua phản bác lại, bên mua phải chứng minh.

Khi áp dụng chếtài hủy bỏtoàn bộ hợp đồng thì hợp đồng xem như không có

hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụđã

thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã

thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu các bên đều có nghĩa vụhoàn

trảthì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời, trường hợp không thểhoàn trả

bằng chính lợi ích đã nhận thì phải hoàn trả bằng tiền theo quy định tại Điều 81 CISG.

Nghĩa vụhoàn trảlà hoàn lại những gì đã cung cấp hoặc đã thanh toán (Điều 81 (2) CISG). Khi hợp đồng bị hủy, bên nào đã thực hiện một phần hoặc toàn phần hợp đồng

146 Hồ Thị Hà Nhi (2018), Chế Tài Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Công Ước Viên Về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 18.

có thể đòi bên kia hoàn lại “những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán” theo hợp

đồng. Hợp đồng bị hủy bỏlàm thay đổi quan hệ hợp đồng giữa bên bán và bên mua

sang quan hệhoàn lại. Đối với bên bán, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng bên mua đã thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị hợp đồng cho bên bán thì khi hợp

đồng bị hủy, bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn lại số tiền mà bên mua đã thanh toán cho bên bán theo hợp đồng.148 Về thời điểm thực hiện nghĩa vụhoàn lại, CISG

không quy định việc hoàn lại của bên bán và bên mua phải được thực hiện khi nảo, chỉ quy định nếu cả hai bên đều phải hoàn lại thì phải thực hiện nghĩa vụhoàn lại

cùng một lúc. Việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng không làm thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và giải quyết tranh chấp đương nhiên

mất hiệu lực.149

CISG cho phép bên mua có thểtuyên hủy bất kỳlúc nào chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện tiên quyết của việc hủy bỏ, không ràng buộc một thời hạn đểbên mua phải

đưa ra tuyên bố hủy hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp bên bán không giao hàng

theo thời gian được quy định trong hợp đồng, bên muađã đưa ra thêm một thời gian bổ sung hợp lý đểbên bán thực hiện nghĩa vụ, nhưng bên bán giao hàng sau thời gian

được gia hạn đó, thì bên mua vẫn có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, nhưng tuyên

bốnày phải được đưa ra trong một thời gian hạn trong một thời hạn hợp lý, sau thời

gian này, bên mua mất quyền tuyên hủy hợp đồng.150 Thời điểm bắt đầu thời hạn này được quy định tại Điều 49 (2) 151 với hai trường hợp, gồm trường hợp mà vi phạm của bên bán là giao hàng chậm trễ(i) và trường hợp có các vi phạm khác mà không

phải là giao hàng chậm trễ(ii). Đối với trường hợp giao hàng chậm trễ (i), thời điểm bắt đầu tính sẽlà từ khi bên mua biết về việc hàng hóa đã được giao. Đối với trường hợp vi phạm khác không phải là giao hàng chậm trễ(ii), thì thời điểm bắt đầu lại được

xác định với ba trường hợp nhỏhơn, có thể bắt đầu khi bên mua biết về vi phạm đó

(ii.1); hay bắt đầu từ khi hết thời hạn mà bên mua đã gia hạn hay từkhi bên bán tuyên

148 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 160-161.

149 Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy, tlđd (130), tr. 176-177

150 UNCITRAL, tlđd (56), p. 233.

bốkhông thực hiện nghĩa vụ (ii.2); bắt đầu từ khi hết thời gian mà bên bán đề xuất (ii.3).

Bên cạnh trường hợp bên mua không thể chứng minh rằng bên bán vi phạm

cơ bản hợp đồng, hay bên mua không đưa ra được tuyên bố hủy hợp đồng trong thời gian hợp lý ởtrường hợp “Nachfrist” khi có một đợt giao hàng sau thời hạn đó, thì Điều 82 (1) cũng đưa ra thêm một trường hợp bên mua mất quyền tuyên bố hủy bỏ

hợp đồng, là khi hàng hóa được giao không phù hợp, bên mua không thểhoàn trả lại

hàng hóa trong tình trạng được coi là giống như tình trạng lúc nhận hàng hóa đó. Tuy nhiên, vẫn có 03 trường hợp ngoại lệkhi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng và dù bên mua không thểhoàn lại hàng hóa như tình trạng ban đầu, thì vẫn không bị mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, đó là khi không phải lỗi do bên mua gây ra; khi hàng hóa bịhư là do việc kiểm tra theo quy định tại Điều 38 CISG; khi một phần/toàn

bộhàng hóa đã được bên mua bán lại, tiêu thụ trước khi bên mua biết về sựkhông phù hợp của hàng hóa.152

2.2.2.2. Quyền tuyên bố hủy hợp đồng trước thời hạn

Điều 72 và Điều 73 được quy định trong “quần thể” 3 điều 71, 72, và 73 tạo

thành một mục về vi phạm nghĩa vụ trước thời hạn và vi phạm trong hợp đồng giao

hàng từng phần. Theo trình tự thời gian, khi các bên giao kết hợp đồng và hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, nghĩa vụcác bên bịràng buộc và mỗi bên đều có một thời hạn để

thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, bên mua áp

dụng Điều 72 CISG để hủy bỏ hợp đồng nếu có một khả năng cao rằng bên bán sẽ gây ra một vi phạm cơ bản; nếu tại hoặc sau thời điểm thực hiện nghĩa vụ, và có xảy ra vi phạm cơ bản, thì bên mua áp dụng Điều 49 (1) (a) để hủy bỏ hợp đồng. Do đó, bên mua nếu không tuyên bố hủy hợp đồng trước ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ

của bên bán, thì chỉcó thểáp dụng Điều 45 và Điều 49 đểtuyên bố hủy hợp đồng.153

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng trước thời hạn. Nếu trước ngày quy định thực hiện nghĩa vụ, bên bán bác bỏ hợp đồng (bên bán tuyên bố rằng không muốn thực

152 Điều 82 (2) CISG.

hiện nghĩa vụ của mình) hoặc nếu vì những lý do khác biểu lộrõ rằng bên bán sẽgây

ra vị phạm cơ bản thì Điều 72 (1) của CISG cho phép bên mua được tuyên bố huỷ bỏ

hợp đồng.

Có 02 điều kiện đểbên mua có thể tuyên hủy hợp đồng trước thời hạn:

 Yêu cầu về tính dự đoán về sự vi phạm, hiển nhiên rằng bên bán sẽ vi phạm hợp đồng trước ngày thực hiện nghĩa vụ, và vi phạm đó là vi phạm cơ bản (a)

 Phải có thông báo vềý định hủy bỏ hợp đồng (b)

Ởyêu cầu vềtính dựđoán (a), CISG không quy định vềtính “hiển nhiên”, tuy nhiên dựa trên thực tiễn áp dụng CISG, sựnhìn thấy rõ ràng được hiểu là khảnăng,

chỉ một xác suất cao chứ không yêu cầu phải hoàn toàn chắc chắn rằng trước ngày

thực hiện hợp đồng, bên bán sẽ vi phạm một cơ bản nghĩa vụ. Tính dự đoán về vi phạm phải chứng minh được bên bán có ý định vi phạm nghĩa vụ trước ngày thực hiện nghĩa vụ, và vi phạm đó phải cấu thành một vi phạm cơ bản.154 Một vi phạm

được tiên liệu trước có thể được coi là “hiền nhiên" nếu như có một tuyên bố hoặc một hành động của bên bán phủ nhận việc thực hiện hợp đồng hoặc có một thực tế khách quan dẫn đến những tiên đoán vềhành vi vi phạm cơ bản. Một hành vi nào đó

chỉ đơn thuần sinh ra những nghi ngờ về sự sẵn sàng hay khả năng thực hiện các nghĩa vụgiao hàng của bên bán thì nó chỉlàm phát sinh cho bên mua nhu cầu có một

đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ từbên bán chứ không làm phát sinh quyền hủy bỏ

hợp đồng... Thông thường, nếu bên mua thông báo về ý định của mình mà bên bán không cung cấp được những đảm bảo về sự sẵn sàng và khảnăng thực hiện hợp đồng

thì sẽcó xu hướng làm cho vi phạm được tiên liệu trước trởnên rõ ràng hơn. Nếu bên

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 60 - 70)