Yêu cầu giảm giá

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 81 - 84)

Biện pháp giảm giá bắt nguồn từ học thuyết actio quanti minoris từ luật cổ La

Mã, theo đó, bên mua có quyền kiện bên bán ra Tòa, yêu cầu bên bán giảm giá hàng hóa khi phát hiện hàng khiếm khuyết, làm giảm giá trị của hàng hóa198. Biện pháp này cũng được quy định trong pháp luật hợp đồng của nhiều quốc gia theo hệ thống

dân luật như một biện pháp khắc phục, như Phần Lan, Thụy Điển, Pháp, Đức199.

Trong thương mại quốc tế, giảm giá là biện pháp thường được bên mua áp

dụng khi bên bán không giao hàng đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong Hợp

đồng MBHHQT. CISG cũng có quy định về biện pháp khắc phục này tại Điều 50,

cho phép bên mua có quyền yêu cầu giảm giá trong trường hợp khi hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Cụ thểlà: “Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với

hợp đồng, dù tiền hàng đã được trảhay chưa bên mua có thể giảm giá hàng theo tỷ

lệcăn cứ vào sự sai biệt giữa giá trị thực của hàng hóa vào lúc giao hàng và giá trị

của hàng hóa nếu hàng phù hợp hợp đồng vào lúc giao hàng. Tuy nhiên, nếu bên bán

loại trừ mọi thiếu sót trong việc thực hiện nghĩa vụ chiếu theo điều 37 hoặc điều 48 hoặc nếu bên mua từ chối chấp nhận việc thực hiện của bên bán chiếu theo các điều

này thì bên mua không được giảm giá hàng”.Như vậy, yêu cầu giảm giá chỉáp dụng

cho trường hợp hàng hóa đã giao không phù hợp với hợp đồng, không áp dụng cho

các vi phạm khác, kể cảtrong trường hợp giao hàng muộn. Theo đó, sự không phù

hợp của hàng hóa vẫn được xác định theo các tiêu chí tại Điều 35 của CISG. Sựkhông phù hợp có thểlà khiếm khuyết về sốlượng, chất lượng, mô tả hàng hóa và bao bì (bao bì không đầy đủ hoặc không an toàn gây hư hỏng hàng hóa). Các khiếm khuyết

trong các tài liệu liên quan đến hàng hóa cũng có thể được coi là một trường hợp

không phù hợp. Yêu cầu giảm giá chỉđòi hỏi điều kiện có vi phạm là hàng hóa không phù hợp, dù vi phạm của bên bán có tạo nên một vi phạm cơ bản hay không và bên

198 Nguyễn Chí Thắng (2016), “Biện pháp giảm giá trong mua bán hàng hóa quốc tế phân tích từ Điều 50 Công ước Vienna 1980”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 05/2016, tr. 69.

bán có được miễn trách theo Điều 79 hay không; hay dù bên mua chưa thanh toán

tiền hàng thì quyền giảm giá của bên mua vẫn được áp dụng.

Có 2 điều kiện khi bên mua muốn giảm giá hàng hóa: hàng hóa được giao

không phù hợp với hợp đồng, xác định theo Điều 35 CISG, theo đó cũng làm phát sinh nghĩa vụ thông báo về sựkhông phù hợp của hàng hóa theo Điều 39 hoặc Điều

43 CISG (a); và bên mua phải biểu thị rõ ý định giảm giá hàng hóa (b).

Khoản tiền được yêu cầu giảm giá được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa giá của

hàng hóa không phù hợp với hợp đồng so với giá trị của hàng hóa đáng lẽ phải được

giao. Các bên cũng được tự do thỏa thuận cách tính giảm giá trị cụ thể. Nếu các bên không thể thảo thuận được giá trị, thì việc xác định giá trị sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia. Giá trịhàng hóa thực tếđược xác định vào ngày giao hàng thực tế tại địa

điểm giao hàng. Trường hợp vi phạm cơ bản của bên bán (như việc đóng gói không đầy đủ các chai khiến hàng hóa không thể sử dụng được vì bị nứt hoặc không còn nguyên vẹn), thì giá trị của hàng hóa không phải là giá trị tại thời điểm trước khi vận chuyển, mà là sau khi được giao đến nơi nhận.200

Theo án lệ số 724 ngày14/12/2006201, Tòa cấp sơ thẩm cho rằng một “tuyên

bốkhông thanh toán hàng hóa” của bên mua được ngầm hiểu vừa là “Tuyên bố hủy bỏ hợp đồng”, vừa là “Yêu cầu giảm giá hàng hóa”. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng

vì bên bán đã không đóng gói hàng hóa đúng cách tạo nên một vi phạm cơ bản. Việc

bên mua tuyên bốkhông thanh toán tiền hàng được bên bán cho rằng đó là tuyên bố

hủy bỏ hợp đồng của bên mua. Tuy nhiên, Tòa cấp phúc thẩm nhận định rằng, tuyên bốkhông thanh toán đó không được hiểu là một tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo Điều

49.2.b mà đó là tuyên bố giảm giá hàng hóa về0. Án lệtrên thể hiện sựtách biệt giữa

các chếtài, cụ thểlà tách biệt giữa chếtài Tuyên bố hủy bỏ hợp đồng (theo Điều 49)

và chếtài Yêu cầu giảm giá (theo Điều 50) thông qua khẳng định của tòa Phúc thẩm.

Tòa phúc thẩm nhấn mạnh rằng, quyền yêu cầu giảm giá tại Điều 50 không bị ảnh

200 UNCITRAL, tlđd (56), p. 238.

201 Quyết định Tòa án Oberlandesgericht, ngày 14/12/2006, https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/germany- oberlandesgericht-hamburg-oberlandesgericht-olg-provincial-court-appeal-german-71, truy cập lần cuois ngày 01/07/2021.

hưởng bởi Quyền tuyên bố hủy bó hợp đồng tại Điều 49, dù thời gian hợp lý để bên mua tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đã hết làm bên mua mất quyền Tuyên bố hủy bỏ hợp

đồng, thì bên mua vẫn có quyền yêu cầu giảm giá hàng hóa về 0. Như vậy, khi hàng hóa được giao có giá trịlà không, việc giảm giá hàng hóa này giống như biện pháp tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏ, tuy nhiên, có một điểm khác biệt là bên mua không có trách nhiệm phải trả lại hàng hóa cho bên bán (trong khi biện pháp tại Điều 49 yêu càu bên mua phải trả lại hàng hóa trong tình trạng như ban đầu, nếu không thì sẽ bị

mất quyền tuyên bố hủy bỏ).

Quyền giảm giá được xem là một quyền đơn phương của bên mua được miễn

thanh toán một số tiền nhất định khi bên bán giao hàng có khiếm khuyết nhưng bên

mua vẫn muốn nhận hàng202. Quyền giảm giá đã phản ánh cách tiếp cận của CISG trong việc cân bằng lợi ích giữa bên mua và bên bán, không những đem lại cho bên

mua quyền giảm giá hàng mà còn giúp bên bán khắc phục vi phạm về việc giao hàng hóa không phù hợp bằng cách giảm giá mà không cần phải thay thế hoặc sửa chữa

hàng hóa.203 Đây cũng là biện pháp thay thế cho việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, bồi

thường thiệt hại, hoặc hủy hợp đồng. Bên mua có thểyêu cầu giảm giá kể cả khi thời

gian tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đã hết hạn (theo Điều 49.2). Bên mua có thể chọn, hoặc yêu cầu giảm giá thay cho việc đòi bồi thường thiệt hại, hoặc vừa có thểđòi bồi

thường thiệt hại vừa yêu cầu giảm giá.204 Tuy nhiên lưu ý rõ hơn về khoản tiền bồi

thường thiệt hại khi áp dụng với biện pháp giảm giá: chỉ có thểđòi bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại nằm ngoài giá trịhàng hóa bị giảm sút mà phần giảm giút này đã được trừ bởi biện pháp giảm giá hàng hóa.205 Ngoại lệ cho việc không áp dụng quyền yêu cầu giảm giá hàng hóa, thể hiện tại Điều 50 (2), gồm 2 trường hợp: bên bán đã khắc phục bất kỳ sự thiếu phù hợp nào theo Điều 37 (khắc phục trong trường hợp giao hàng sớm) hoặc theo Điều 48 (sửa chữa sau ngày giao hàng); hoặc bên mua

từ chối cho bên bán khi họđã đề nghị sửa chữa theo các Điều 37 hoặc 48.206

202 Nguyễn Chí Thắng, tlđd (198), tr. 69.

203 Ngô Nguyễn Thảo Vy, Nguyễn Hoàng Thái Hy, tlđd (130), tr.188-189.

204 UNCITRAL, tlđd (56), p. 237.

205 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 130

Như vậy, CISG quy trao cho bên mua quyền áp dụng 5 biện pháp chế tài khi bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng. Trong đó, 3 nhóm chế tài chính là buộc thực hiện

nghĩa vụ, hủy bỏ hợp đồng, và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tùy vào mong muốn và

lợi ích của mình, mà bên mua có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một sốcác chếtài trên. Tuy nhiên, khi áp dụng các chếtài, bên mua cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện

đặt ra của từng chếtài, và các điều kiện vềáp dụng kết hợp giữa các chếtài.

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 81 - 84)