Các chức năng của việc áp dụng chế tài

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 29 - 30)

1.3.3.1 Chức năng ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng

Để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụđược quy định trong hợp đồng, các bên thỏa thuận các chế tài tương ứng với các hành vi vi phạm. Thông qua việc thỏa thuận các chếtài cho hành vi vi phạm hợp đồng, các bên có sự dự phòng trước các

chếtài tương ứng với các hành vi vi phạm một khi có xảy ra. Trường hợp dù các bên không có thỏa thuận trước, thì dựa trên pháp luật điều chỉnh tranh chấp phát sinh

trong hợp đồng, các chếtài cho hành vi vi phạm vẫn sẽđược áp dụng. Như vậy, các bên sẽ nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình hơn, bởi lẽ các bên sẽ phải đối mặt với chếtài pháp lý đã đặt ra tương ứng với các hành vi vi phạm của mình. Chức năng ngăn ngừa vi phạm thể hiện rõ ở chếtài tạm ngưng thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp

đồng trước thời hạn, hủy bỏ phần hợp đồng trong tương lai trong hợp đồng giao hàng

từng phần. Các biện pháp chếtài này đều có đặc điểm, dùchưa có vi phạm hợp đồng xảy ra trên thực tế, nhưng vì có dấu hiệu có thể chứng minh sẽcó sự vi phạm, nên để phòng tránh việc vi phạm sẽ xảy ra làm thiệt hại đến một bên, các biện pháp này bảo vệcho bên có khảnăng bị vi phạm có thời gian đểđảm bảo quyền lợi của mình không

bịxâm hại (khi áp dụng biện pháp tạm ngưng thực hiện hợp đồng) hoặc giúp bên bị

vi phạm giải phóng khỏi hợp đồng sớm đểcó thời gian và điều kiện tìm đối tác khác

thay thếcó thểđáp ứng mục đích của mình.

Chức năng hạn chế vi phạm được thể hiện ở biện pháp buộc thực hiện hợp

đồng. Khi một bên có vi phạm trên thực tế, thì vẫn có thể được trao cho cơ hội thứ hai để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình bằng việc có thêm một thời gian bổsung để

thực hiện nghĩa vụ, thời gian này được đưa ra bởi bên bị vi phạm. Hoặc để hợp đồng

được thực hiện đúng, bên bán –bên bị vi phạm có thể thực hiện sửa chữa, khắc phục hoặc giao hàng hóa thay thếđể sửa chữa vi phạm của mình.

1.3.3.2Chức năng bù đắp tổn thất do hành vi vi phạm gây ra.

Hiển nhiên rằng, bên mua giao kết hợp đồng, mua hàng hóa để phục vụcông

việc kinh doanh của mình, có thểlà để sản xuất sản phẩm của mình hoặc bán lại để

được mục đích theo cơ sở hợp đồng (không có hàng hóa, không sở hữu hàng hóa kịp thời, hàng hóa không thể sử dụng theo mục đích mong muốn), mà từđó làm bên mua

sẽ bị mất đi khoản lợi mà đáng lẽ khi việc giao hàng được thực hiện chuẩn xác sẽ được hưởng. Do đó, các biện pháp chếtài đặt ra để bảo vệ bên bị vi phạm (bên mua) đối với các thiệt hại mà mình phải đối mặt. Chức năng này thể hiện rõ nhất ở chếtài

bồi thường thiệt hại. Chức năng bù đắp tổn thất được phát huy kể cảcó sự tồn tại các

biện pháp ngăn ngừa và hạn chế vi phạm, thể hiện ở việc biện pháp bồi thường thiệt hại có thểáp dụng đồng thời với các biện pháp chếtài khác.

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)