Kiến nghị hoàn thiện quy định về chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 84 - 103)

hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

Trong phần này, tác giả sẽ so sánh sự khác biệt các quy định giữa pháp luật Việt Nam, cụ thểlà LTM 2005 và BLDS với CISG vềcác chế tài do vi phạm nghĩa

vụ giao hàng trong hợp đồng. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra các đề xuất để hoàn

thiện hệ thống pháp luật Việt Nam và những lưu ý cho thương nhân Việt Nam khi

tham gia vào Hợp đồng MBHHQT.

2.3.1. Kiến nghị về những vấn đềchung trong CISG và pháp luật Việt Nam

2.3.1.1. Quy định vềnghĩa vụ kiểm tra hàng hóa

Mục đích của việc kiểm tra hàng hóa nhằm xem xét hàng hóa có phù hợp với hợp đồng hay không, phòng tránh rủi ro khi có tranh chấp nếu hàng hóa bị thay đổi

sau quãng đường dài được vận chuyển, như vậy bên mua có cơ sở để thông báo sự không phù hợp của hàng hóa, đáp ứng điều kiện đểáp dụng các biện pháp chếtài.

Theo Điều 38 CISG, bên mua có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trong thời hạn ngắn nhất. Tuy nhiên theo LTM 2005, bên mua chỉ có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa khi các bên có thỏa thuận, nếu không, bên mua không bắt buộc phải kiểm tra hàng hóa207. Như vậy, có thể thấy, khác với CISG, kiểm tra hàng hóa là nghĩa vụ của bên mua, theo LTM 2005, đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc của bên mua như CISG, mà là quyền của họ.208

207 Khoản 1 Điều 44 LTM 2005 “Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.”

Điều này gây ra một cản trở khi áp dụng các biện pháp chế tài. Bởi lẽ, việc kiểm tra hàng hóa có phù hợp hay không để từđó làm căn cứáp dụng chếtài. Việc

này cần sự chủđộng kiểm tra từbên mua. Khi được mặc định là nghĩa vụ kiểm tra cho một phía, thì bên mua sẽ chủđộng kiểm tra hàng hóa vào thời điểm mà hàng hóa được bàn giao cho bên vận chuyển hay khi mà hàng hóa được vận chuyển đến nơi. Khi LTM 2005 quy định việc kiểm tra là quyền của bên mua sẽkhông thúc đẩy việc kiểm tra hàng hóa đểphát hiện ra sựkhông phù hợp, vì là quyền nên bên mua được lựa chọn là không kiểm tra, làm việc phát hiện ra hàng hóa không phù hợp sẽ bị chậm

đi, giải quyết tranh chấp sẽkhó khăn hơn. Cho nên, theo quan điểm của tác giả, đầu

tiên pháp luật Việt Nam nên quy định thêm nghĩa vụ chủđộng kiểm tra đầu tiên dành cho bên mua, đồng thời, bên bán cũng có nghĩa chứng minh toàn bộhàng hóa được

giao phù hợp với hợp đồng nếu bên mua có căn cứ cho thấy hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, chẳng hạn như bên mua kiểm tra một sốlượng nhỏhàng hàng hóa và phát hiện hàng hóa không đủtiêu chuẩn. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần trang bị cho mình những hiểu biết đầy đủ liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa (xác định tính phù hợp của hàng hóa, nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng cho người vận chuyển và nghĩa vụ thông báo của bên mua về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng)209 để thực hiện nghĩa vụ kiểm tra khi giao kết Hợp đồng MBHHQT.

2.3.1.2. Vi phạm cơ bản

Theo khoản 13 Điều 3 LTM 2005 về giải thích thích từ ngữ, “vi phạm cơ bản” là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên

kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Theo cách hiểu về vi phạm

cơ bản trong LTM 2005, vi phạm cơ bản là những vi phạm của một bên ở mức độ nghiêm trọng, nghiêm trọng đến mức đến mức làm cho bên kia không đạt được mục

đích của việc giao kết hợp đồng. Trong khi đó, Điều 25 CISG cũng quy định vi phạm

cơ bản là một sự vi phạm nghiêm trọng của một bên, nhưng khác với LTM, vi phạm

209 Vũ Thị Bích Hải, Nguyễn Ngọc Biện Thùy Dương, Đinh Lê Oanh (2020), “Tính phù hợp của hàng hóa theo CISG 1980 và một số lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Lang, số 22/2020, tr. 154-155.

này nghiêm trọng đến mức làm bên kia “bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ

sở hợp đồng, trừphi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quảđó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽkhông thểtiên liệu được nếu họcũng ởvào hoàn cảnh tương

tự”.

Như vậy, có thể thấy sựkhác biết nhất định giữa hai quy định này, cụ thểnhư

sau:

(i) Sự khác nhau trong căn cứđể xác định tính nghiêm trọng: LTM dựa vào

mục đích của việc giao kết hợp đồng của bên bị vi phạm, trong khi CISG dựa vào

lợi ích mà bên bị vi phạm chờđợi trên cơ sở hợp đồng. Các thương nhân giao kết hợp đồng với nhau để phục vụ mục đích kinh doanh của mình, mỗi bên có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau và không nhất thiết phải biết mục đích của nhau mới giao kết và thực hiện hợp đồng được, do đó bên bán nếu chỉ dựa vào các điều khoản trong hợp đồng có thể sẽkhông biết về mục đích giao kết hợp đồng của bên mua là nhằm

bán lại hay để sản xuất... Như vậy theo quy định của LTM 2005, để chứng minh được vi phạm đó là “vi phạm cơ bản” thì phải chứng minh rằng bên có hành vi vi phạm hiểu rõ mục đích ký kết hợp đồng của bên bán, yêu cầu này vô tình đẩy bên mua vào khó khăn trong việc xác định mục đích của việc giao kết hợp đồng. Ngược lại, CISG

quy định việc xác định lợi ích mà bên mua mong muốn trên cơ sở hợp đồng thì dễ

dàng xác định hơn. Lấy một ví dụnhư, bên bán, dựa vào cơ sở hợp đồng, có thể biết

được bên mua có thể tiết kiệm được một khoản tiền khi đặt mua một mặt hàng vào

cuối mùa khi giá cả đã thấp hơn giá mặt hàng đó trong thời gian đầu mùa, số lượng

hàng khan hiếm; nhưng bên bán sẽ rất khó đểxác định bên mua muốn sử dụng nó để bán lại tại một thịtrường quốc gia khác. Do đó nếu bên bán giao hàng dù vẫn sử dụng

được nhưng chất lượng hàng không đủđiều kiện đểtiêu thụ tại nước thứba, thì theo Điều 25 của CISG và Điều 49 của CISG, bên mua không thể tuyên bố hủy bỏ hợp

đồng vì trường hợp này bên bán không vi phạm cơ bản.

(ii) Sựkhác nhau thứhai đó là yếu tố giải phóng trách nhiệm cho bên vi phạm,

điều này được quy định tại Điều 25 của CISG, tuy nhiên không được đề cập trong LTM 2005. Theo CISG, nếu vi phạm đó được thực hiện trong những hoàn cảnh không

tiên liệu được (unforeseen) hoặc chứng minh là không tiên liệu được210, sựtiên liệu

được hay không dựa vào lý trí khách quan của một người bình thường, được xem là

một bài kiểm tra khách quan, dựa trên lý trí của một người thứ ba ở cùng một điều kiện hoàn cảnh tương tự (objective test – a reasonable person in similar situation)211.

Đây là một phương pháp xác định tính tiên liệu hay được áp dụng trong các tranh

chấp quốc tế.

2.3.1.3. Về thời hạn khiếu nại

Theo LTM 2005, thời hạn khiếu nại tùy thuộc vào đối tượng khiếu nại, có thể là 3 tháng, hoặc 6 tháng, hoặc 9 tháng tính từngày giao hàng212. Trong khi đó CISG không quy định cụ thể theo vấn đề khiếu nại như LTM, mà để linh hoạt theo từng vụ

việc, và chỉquy định mức tối đa là 02 năm kể từngày giao hàng.

Sự khác nhau trong thời hạn khiếu nại này phần nào không quá khó để giải

thích, bởi lẽ thời hiệu khiếu nại trong CISG quy định dài hơn có thể do CISG điều chỉnh quan hệmua bán giữa các thương nhân ởcác quốc gia khác nhau, các thương nhân có sựcách trở về mặt địa lý, khó đểliên lạc hơn các thương nhân cùng một quốc

gia, cũng như sự khác biệt vềngôn ngữ, ... nên việc trao đổi, đàm phán sẽ tốn nhiều thời gian hơn. CISG quy định thời gian dài hơn đểtương thích hơn với tính chất quốc tế so với pháp luật trong nước.

Vì thời hiệu khiếu nại được quy định trong LTM ngắn, các thương nhân Việt Nam khi giao kết hợp đồng mua bán quốc tế cần lưu ý đến sựkhác biệt này, với tư cách là bên mua thì nên tận dụng quy định này đểkhai thác, bảo vệ quyền lợi cho

mình, tuy nhiên nếu thương nhân Việt Nam là bên bán và bị khiếu nại, thì cũng cần phải lưu ý về thời gian có thể bị khởi kiện dài hơn so với pháp luật trong nước. Hơn

nữa, quy định thời hạn theo pháp luật Việt Nam, trong một sốtrường hợp có thể xem

là chưa đủđể bên mua phát hiện ra hàng hóa khiếm khuyết đối với những loại hàng

210Phan Thị Thanh Thủy (2014), “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học, số 3 (2014), tr. 52.

211Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr. 290.

hóa có tính phức tạp cao, các hàng hóa này cần phải trải qua thời gian dài hơn nhiều

tháng mới có thểphát hiện được hàng hóa bị lỗi. Thực tiễn phổ biến nhiều trường hợp một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa đểbán lại cho một thương nhân khác cũng ở Việt Nam, lúc này luật quốc gia sẽđiều chỉnh mối quan hệmua bán này. Để

bảo vệ quyền lợi cho thương nhân Việt Nam trong trường hợp phát hiện ra hàng hóa

khiếm khuyết, LTM cần sửa đổi thời gian khiếu nại được kéo dài hơn, đểtương thích

với thời hạn khiếu nại được quy định trong CISG, đồng thời cũng tạo sự thống nhất

pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

2.3.2. Kiến nghị vềcác biện pháp chếtài 2.3.2.1. Yêu cầu thực hiện hợp đồng

Điều 46 của CISG quy định về yêu cầu buộc thực hiện nghĩa vụ, quyền yêu

cầu sửa chữa và quyền yêu cầu giao hàng hóa thay thế. Khoản 2 Điều 297 LTM 2005

cũng quy định về quyền yêu cầu sửa chữa và yêu cầu giao hàng hóa thay thế, cụ

thể:“Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụkém chất lượng thì

phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay

thế, cung ứng dịch vụtheo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc

hàng khác chủng loại, loại dịch vụkhác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm”. Tuy nhiên, có sựkhác biệt giữa CISG và LTM, CISG quy định

rõ ràng vềđiều kiện để yêu cầu sửa chữa là khi có vi phạm về việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng; và bên mua chỉđược yêu cầu giao hàng thay thế khi sựkhông phù hợp của hàng hóa cấu thành nên một vi phạm cơ bản.So với LTM 2005, bên mua

quyền lựa chọn một trong hai biện pháp sửa chữa hoặc thay thếhàng hóa, mà không

chỉra được căn cứđể lựa chọn áp dụng một trong hai. Điều này tạo ra sự bất cân bằng giữa quyền lợi hai bên vì việc giao hàng hóa thay thế sẽlàm tốn kém chi phí hơn việc sửa chữa hàng hóa, khi LTM không quy định đến yếu tố lợi ích kinh tếđối với bên vi

phạm, việc sửa chữa có thểđem lại hiệu quảnhưng sẽđỡ tốn chi phí hơn, thì bên bị

vi phạm cần chọn phương án có thểđáp ứng lợi ích cho cả hai bên. Việc cho phép bên mua có thể tự do không chấp nhận việc sửa chữa, không yêu cầu sựcân nhắc,

đánh giá đến lợi ích của bên bán và yêu cầu bên bán giao hàng hóa thay thế dễ dẫn

đến việc gây thiệt hại cho bên vi phạm sau khi áp dụng chếtài. Do đó, theo tác giả, LTM cần quy định điều kiện kèm theo trong việc áp dụng các biện pháp này, có thể là quy định dựa vào yếu tố mức độ vi phạm có là vi phạm cơ bản hay không như

CISG, hoặc có thểcăn cứvào các yếu tốkhác đểđánh giá như yếu tố vịtrí địa lý của

bên bán, khảnăng sửa chữa của bên bán... để đảm bảo rằng việc áp dụng một chếtài không phải là một biện pháp trừng phạt đối với bên vi phạm, vừa không làm tình

trạng kinh tế của bên vi phạm bị tổn thất và vẫn bảo vệ được lợi ích của bên bị vi phạm.

2.3.2.2. Tuyên bố hủy bỏ hợp đồng

CảLTM 2005 và CISG đều quy định bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng khi

bên bán vi phạm cơ bản nghĩa vụ. Tuy nhiên, như đã phân tích, vì hai hệ thống này có sựkhác nhau vềquy định “vi phạm cơ bản”, nên việc xác định bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng hay không tùy thuộc vào sự xác vi phạm đó có là vi phạm cơ bản hay

không, và có thể sẽ có kết quả khác nhau theo mỗi hệ thống pháp luật. Do đó, các Tòa án Việt Nam khi xem xét quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên vì bên kia vi phạm

cơ bản nghĩa vụ, thì cần lưu ý vềquy định khác nhau về Vi phạm cơ bản giữa CISG

và LTM.

Pháp luật Việt Nam không quy định cho phép bên mua hủy bỏ hợp đồng nếu

bên bán vẫn không thực hiện nghĩa vụ trong thời gian đã được bên mua bổsung mà CISG quy định tại Điều 49 (1) (b). Nhận thấy rằng Việt Nam nên kế thừa quy tắc này đểgiúp cho bên mua là bên có thiện chí hợn được giải phóng khỏi hợp đồng, tìm đến

nhà cung cấp khác phù hợp đểđảm bảo có được nguồn hàng hóa khác phục vụcông

việc kinh doanh khi bên bán đã không có thiện chí thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều

này cũng phòng tránh trường hợp bên bán giao hàng sau thời gian gia hạn mà bên mua đã mua hàng thay thế trước đó, bên mua rất khó để chứng minh rằng bên bán

chậm thực hiện nghĩa vụ là đã vi phạm cơ bản để hủy bỏ và tìm kiếm một bên bán hàng khác.

Một hệ lụy chung trong trường hợp bên bán giao hàng sau thời gian được gia hạn đó là, biến quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng của bên mua là một quyền hiện hữu

không thời hạn thành một quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng bị giới hạn, tức là bên

mua phải tuyên bố hủy bỏ trong một thời gian cụ thể(Theo Điều 49 (2) CISG). Hiện

nay, BLDS và LTM chưa có quy định rằng bên mua có thể mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, hủy bỏ hợp đồng là một chếtài mà bên bị vi phạm có thể sử

dụng để bảo vệ quyền lợi của mình trong mọi trường hợp213 và là quyền tuyệt đối. Nếu như thương nhân Việt Nam không chú ý đến quy định này khi nhập khẩu hàng hóa, thì sẽ dễdàng bị mất quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng của mình vì quá thời hạn.

Bên cạnh đó, các thương nhân Việt Nam cũng cần lưu ý rằng, quyền hủy bỏ

hợp đồng theo Điều 49 CISG, bên mua cần phải thực hiện một tuyên bố hủy bỏ mới

được xem là hủy bỏ hợp đồng một cách hợp pháp. Hành vi phổ biến lâu nay của các

doanh nghiệp Việt Nam là không làm nghiệp vụtuyên bố hủy hợp đồng, đôi khi coi

việc không nhận hàng thì không trả tiền là việc mặc nhiên214, do đó dễ bị vi phạm về yêu cầu tuyên bố hủy bỏ theo CISG, từbên bị vi phạm trởthành bên vi phạm nghĩa

Một phần của tài liệu Các biện pháp chế tài do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong công ước viên 1980 (Trang 84 - 103)