1.3.4.1 Nguyên tắc ưu tiên giữ lại hợp đồng (favor contractus)
Nguyên tắc ưu tiên giữ lại hợp đồng được hình thành nhằm hướng đến sự duy
trì mối quan hệ hợp đồng bằng cách hạn chếcác trường hợp hợp đồng vô.50Nguyên
tắc favor contractus thể hiện ảnh hưởng rõ nét trong các quy phạm buộc thực hiện
đúng hợp đồng (là biện pháp bảo vệ quyền sở hữu) với biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại; đồng thời, cho phép bên mua là bên bị vi phạm lựa chọn áp dụng một trong
các trên. Như vậy, cả hai biện pháp tại Điều 46 và Điều 74 của CISG đều là các biện
pháp đề cao việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của các bên.51
Nguyên tắc ưu tiên giữ lại hợp đồng (favor contractus) có ảnh hưởng đến
không chỉ biện pháp yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng, mà còn ảnh hưởng đến các
biện pháp chếtài khác, kể cả chếtài tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, thể hiện ở yêu cầu
nghiêm ngặt vềđiều kiện hủy bỏ, nếu không đáp ứng được điều kiện này, thì không
thể hủy bỏ hợp đồng. Như vậy, có thể thấy, giữa các chếtài của CISG, cho dù là các
chếtài không thể được áp dụng cùng nhau, vẫn chịu ảnh hưởng của nguyên tắc “ưu tiên giữ lại hợp đồng”.
1.3.5.2 Nguyên tắc sự ngang bằng của các biện pháp chếtài (pari passu)
Các biện pháp chế tài trong CISG sẽ được áp dụng bởi bên bị vi phạm một
cách ngang bằng, không có biện pháp chếtài nào là ưu thế hơn biện pháp khác mà
50 Lê Tấn Phát (2017), “Nguyên tắc favor contractus trong việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 07/2017, tr. 20.
các biện pháp chế tài sẽ được áp dụng hoàn toàn do sự lựa. Tuy nhiên, vì có ảnh
hưởng bởi nguyên tắc ưu tiên giữ lại hợp đồng, nên đối với 02 chếtài (“chấm dứt hợp
đồng (avoid), và yêu cầu thay thế hàng hóa (the right to require substitute goods)) được xem là có hệ quảnghiêm trọng hơn, vì thếđể áp dụng hai chếtài này cần phải
đáp ứng sự vi phạm ở mức nghiêm trọng hơn – vi phạm cơ bản so với yêu cầu có vi
phạm ởcác chếtài khác.
1.3.5.3 Nguyên tắc chếtài bồi thường thiệt hại luôn có thể kết hợp với các biện
pháp chếtài khác
Tất cảcác biện pháp chế tài mà bên bị vi phạm áp dụng đều có thể kết hợp
đồng thời với chế tài đòi bồi thường thiệt hại (compensation for damages). Điều 45 (2) của CISG nêu rõ, bên mua sẽ “ ... không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộpháp lý khác”. Như vậy, trong trường hợp một bên chấm dứt hợp đồng, hay yêu cầu giao hàng hóa thay thế hay bất cứ chế tài nào thì bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu đòi bồi thường đối với những thiệt hại.
1.3.5.4 Nguyên tắc các biện pháp chế tài do các bên tự thực hiện (principle of self-help remedy)
Các biện pháp chếtài trong CISG được thiết kếtrên nguyên tắc các quyền mà bên bán hoặc bên mua có thểáp dụng đối với vi phạm hợp đồng của phía bên kia sẽ được thực hiện trên cơ sở tuyên bốđưa ra cho phía bên kia. Như vậy, việc áp dụng chế tài hợp đồng sẽ được thực thi bằng hành động của các bên, chứ không phải sẽ được tựđộng được thực hiện (ipso facto) cũng không cần phải thông qua cơ chếpháp lý, phán quyết của cơ quan xét xửđể thực hiện (judicial claim). Do đó, khi có vi phạm hợp đồng các bên sẽ bắt đầu áp dụng những chếtài thích hợp thông qua một tuyên bố chính thức hoặc thông báo không chính thức cho phía bên kia. Điều này giúp giảm
qua cơ chế pháp lý thông thường được thực thi nếu không thể liên hệ với bên vi
phạm.52
1.3.5.5 Nguyên tắc nghĩa vụthông báo về vi phạm
Khi có sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng từphía bên bán, bên mua trước khi áp
dụng các biện pháp chếtài thì phải kiểm tra hàng hóavà thông báo cho bên bán về vi phạm và các biện pháp chếtài áp dụng. Việc thông báo nhằm cho phép bên mua cơ
hội để khắc phục những vi phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu
bên mua không thực hiện nghĩa vụthông báo về vi phạm trong một khoảng thời gian hợp lý sẽ bị mất quyền khiếu nại về việc hàng hóa không phù hợp hợp đồng.
Mặc dù vậy, CISG cũng đưa ra hai trường hợp ngoại lệởĐiều 40 và 44. Bên
mua sẽ không mất quyền viện dẫn việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng khi
không kiểm tra hàng hóa trong thời hạn hợp lý hoặc không thông báo trong thời hạn hợp lý về sựkhông phù hợp nếu sựkhông phù hợp đó là điều mà bên bán đã biết hoặc
không thểkhông biết và không thông báo cho bên mua. Hoặc khi bên mua có lý do
hợp lý cho việc không đưa ra thông báo trong thời hạn hợp lý về sựkhông phù hợp của hàng hóa, hoặc đã không đưa ra thông báo trong thời hạn hợp lý về quyền hạn,
yêu sách của bên thứ ba, thì bên mua cũng sẽkhông mất quyền khiếu nại đòi giảm
giá hoặc bồi thường thiệt hại.
1.3.5.6 Nguyên tắc ưu tiên cho việc sửa chữa (precedence of right to cure)
Nguyên tắc này có ý nghĩa giúp cho bên bán có cơ hội để thực hiện lại hợp
đồng một cách đúng đắn trước khi bên mua có thểáp dụng các biện pháp chếtài hợp
đồng. Như vậy, theo nguyên tắc này, phía bên bán cần cho bên mua có cơ hội khắc phục lỗi của hàng hóa trước khi yêu cầu bên bán thay đổi hàng hóa, giảm giá theo
hợp đồng hoặc là chấm dứt hợp đồng. Tương tự, khoản thiệt hại mà bên mua có quyền
yêu cầu đòi bồi thường sẽ chỉ được tính sau khibên bán đã nỗ lực khắc phục lỗi của
hàng hóa.53
52 Trần Thăng Long, “Các biện pháp chế tài hợp đồng (remedies) trong Công ước Liên Hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (cisg)”, Tài liệu hội thảo, trường Đại Học Luật TP.HCM, tr.53, 54.
Kết luận Chương I
Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng MBHHQT là sự thỏa thuận giữa các bên có
trụ sởthương mại đặt tại các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụgiao hàng,
chuyển giao chứng từliên quan và quyền sở hữu vềhàng hóa cho bên mua, và bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Trong Hợp đồng MBHHQT, mỗi bên có nghĩa vụ của mình, và nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản thuộc về bên bán, bên bán phải giao hàng đúng thời gian, địa điểm, và đảm bảo hàng hóa phù
hợp với hợp đồng, pháp luật điều chỉnh bao gồm pháp luật quốc tế cũng như pháp
luật quốc gia.
Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng MBHHQT của Liên hợp quốc ("CISG") để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017, trở thành một bộ phận pháp luật trong hệpháp luật Việt Nam, nhằm điều chỉnh mối quan hệmua bán hàn hóa quốc tế mà thương nhân Việ Nam tham gia. Những chếtài mà bên mua có thểáp dụng khi bên bán vi phạm nghĩa vụgiao hàng được quy định trong
CISG là: buộc bên bán phải thực hiện nghĩa vụ, tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ, tuyên
bố hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu giảm giá hàng hóa, yêu
cầu thanh toán lãi suất. Trong quá trình áp dụng các chếtài, bên mua được lựa chọn
áp dụng các chếtài phù hợp với lợi ích của mình, đồng thời khi có tranh chấp, các cơ quan xét xửluôn tuân theo các quy tắc đểáp dụng chếtài.
CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG CHẾTÀI DO VI PHẠM
NGHĨA VỤ GIAO HÀNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾTHEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980
Một khi Hợp đồng MBHHQT được xác lập và có hiệu lực, sẽ làm phát sinh đồng thời nghĩa vụcho bên bán và bên mua, trong đó, bên bán có nghĩa vụđiển hình
là giao hàng, và bên mua có nghĩa vụđiển hình là nhận hàng và thanh toán. Do vậy,
có thể xem nghĩa vụ giao hàng là một trong những nghĩa vụ cơ bản và quan trọng nhất trong Hợp đồng MBHHQT. Việc thực hiện các nghĩa vụkhác của bên bán trong
hợp đồng, đều hướng đến mục đích để thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho bên mua54.
Khi bên bán vi phạm/không hoàn thành nghĩa vụgiao hàng của mình, hiển nhiên rằng
bên mua có quyền áp dụng các chếtài được quy định trong CISG.