Điều 46 (2) nêu lên cơ sở chung rằng bên mua có quyền đòi bồi thường thiệt hại từbên bán khi có vi phạm nghĩa vụ.
2.2.4.1. Cơ sởáp dụng chếtài bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là một trong những chếtài khắc phục quan trọng nhất đối với bên mua khi bên bán vi phạm nghĩa vụgiao hàng gây ra tổn thất cho bên mua.
Theo CISG, bên mua bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy
định tại các Điều từ74 đến 77 nếu bên kia “không thực hiện bất kỳnghĩa vụnào của
mình theo hợp đồng hoặc Công ước này” (Điều 45 (1) (b)). Do đó, cơ sởđểbên mua áp dụng chếtài bồi thường thiệt hại là sự vi phạm của bên bán. Trong đó, sự vi phạm
nghĩa vụgiao hàng được xác định theo bởi các Điều 30 đến Điều 35 như đã phân tích ởtrên. Trong các vi phạm đã phân tích, vi phạm vềhàng hóa không phù hợp với hợp
đồng được xem là vi phạm phổ biến và phức tạp nhất. Do đó, kết hợp với Điều 38 của CISG, Điều 39 của CISG, ngoài yêu cầu có sự vi phạm của bên bán còn có yêu
165 Lê Tấn Phát, tlđd (50), tr. 22.
cầu về kiểm tra hàng hóa để phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, và nghĩa vụthông báo sựkhông phù hợp của hàng hóa trong thời hạn hợp lý.
Vềnghĩa vụ chứng minh các yêu cầu để áp dụng chếtài bồi thường thiệt hại,
CISG không quy định rõ ràng đây là nghĩa vụ của bên nào. Theo quan điểm của hầu hết các học giả, bên nêu ra yêu cầu bồi thường thiệt hại có trách nhiệm chứng minh tổn thất và các vấn đề liên quan167, do đó, khi bên mua đòi bồi thường thiệt hại, bên mua có nghĩa vụ kiểm tra, thông báo, chứng minh vi phạm của bên bán, tính hợp lý
của khoản tiền đòi bòi thường... Thực tiễn xét xử trong vụCrude yarn case, khi bên mua yêu cầu bồ thường thiệt hại bởi vi phạm của bên bán, Tòa án cũng khẳng định
nghĩa vụ kiểm tra và thông báo vềhàng hóa không phù hợp là nghĩa vụ của bên mua, và bên mua đã hoàn thành nghĩa vụnày.168 Nếu bên có nghĩa vụ chứng minh không
thể chứng minh các yêu cầu đểđòi bồi thường thường thiệt hại, thì cơ quan xét xử sẽ
từ chối cho bên mua áp dụng chế tài buồi thường thiệt hại, hoặc cơ quan xét xử vẫn
cho phép thực hiện chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng cơ quan xét xử sẽ không áp dụng mức bồi thường mà bên mua yêu cầu mà sẽ tựxác định mức xét xử khác.
Thông qua vụ việc trên, người viết cho rằng quan điểm trên của Tòa án không
thật sự hợp lý. Nếu bên mua đã nhận hàng và kiểm tra hàng hóa, có yêu cầu bồi
thường thiệt hại vì hàng hóa không phù hợp, thì việc bên mua phải chứng minh bên bán vi phạm bằng cách kiểm tra toàn bộ số hàng hóa sẽ không hợp lý nếu như số lượng hàng hóa quá nhiều, hay hàng hóa quá phức tạp mà bên mua không đủ điều kiện và sự hiểu biết để kiểm tra chính xác, và việc kiểm tra nếu do bên mua tiến hành
sẽ tốn rất nhiều chi phí, thì dù hàng hóa có đang thuộc quyền kiểm sóat của bên mua. Theo người viết, khi bên mua thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa (có thểlà kiểm tra 1 phần sốlượng hàng hóa) và phát hiện ra dấu hiệu hàng hóa không phù hợp với
167 Sieg Eiselen (2007), "Remarks on the Manner in Which the UNIDROIT Principles of Internmational Contracts May Be Used to Interpret or Supplement Article 74 CISG, in John Felemega (Ed.), An International Approach to the Interpretation of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (1980) as Uniform Sales Law", Nhà xuất bản Cambridge University Press, p. 217
168 Quyết định Tòa án thương mại Bỉ ngày 6/10/1997, https://iicl.law.pace.edu/cisg/case/belgium-october-6- 1997-rechtbank-van-koophandel-district-court-wonderfil-srl-v-nv, truy cập lần cuối ngày 04/07/2021
hợp đồng, thì hiển nhiên theo CISG, bên mua có nghĩa vụ phải thông báo cho bên bán
về sự (nghi ngờ có căn cứ) không phù hợp mà bên mua kiểm tra, sau đó, nghĩa vụ
chứng minh hàng hóa phù hợp với hợp đồng (gồm tỷ lệhàng hóa phù hợp và phẩm chất của hàng hóa) nên thuộc vềbên bán. Vì bên bán là bên kinh doanh các sản phẩm
đó, có mức độ hiểu biết và có điều kiện ưu thếhơn so với bên mua đểđánh giá được
hàng hóa một cách kịp thời. Đồng thời, vì yếu tố“hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng” là căn cứ mấu chốt đểáp dụng các chếtài, vì vậy, cần san sẻtrách nhiệm này
cho cả hai bên (bên mua có nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa và thông báo, bên bán có nghĩa vụ chứng minh để phủ quyết đi sự nghi ngờ của bên mua).
2.2.4.2. Thiệt hại phải bồi thường
Nguyên tắc cơ bản xác định số tiền bồi thường. Việc xác định thiệt hại phải bồi thường bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, khoản tiền được bồi thường bao gồm tổn thất (the loss), trong đó tính đến cả khoản lợi bị bỏ lỡ (loss of profit/gains prevented). Cách xác định khoản tiền
được bồi thường này được khẳng định tại câu đầu tiên trong Điều 74 CISG“Mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên bao gồm giá trị tổn thất, kể cả
khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra.”, và được cho là chịu sự điều chỉnh bởi hai nguyên tắc tiêu biểu cho hai hệ thống pháp
luật: nguyên tắc bồi thường đầy đủ (full compensation) –nguyên tắc thường được sử
dụng trong hệthông pháp luật Roma, và nguyên tắc bảo vệ lợi ích mong muốn (the protection of the expectation interest) – là nguyên tắc pháp luật ở hệ thống Thông
luật169. Vì chịu sựđiều chỉnh của hai nguyên tắc này, Điều 74 vừa là cơ sởđể bảo vệ các lợi ích được mong đợi của bên mua, cũng như là một biện pháp khắc phục yêu
cầu khoản tiền được trảcó thể bồi thường thiệt hại một cách đầy đủ. Tiền bồi thường thiệt hại bao gồm một khoản tiền tương đương với tổn và khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ mà bên mua phải gánh chịu do hậu quả của vi phạm từ bên bán, bất kể mức độ của sự vi phạm có nghiêm trọng hay không. CISG cũng khẳng định thiệt hại được bồi
169 Djakhongir Saidov (2008), The Law of Damages in International Sales The CISG and other International Instruments, Nhà xuất bản Hart, p.27.
thường phải có mối quan hệnhân quả với hành vi vi phạm “do hành vi vi phạm hợp
đồng”, và phải là những tổn thất này phải có tính hợp lý mới được bồi thường. Thứ hai, khoản tiền được bồi thường không được vượt quá các tổn thất có thểtiên
liệu được (Contemplation rule). Nguyên tắc này được thể hiện tại câu thứ hai trong
Điều 74 CISG“(...) Mức bồi thường thiệt hại không thểvượt quágiá trị tổn thất như là hậu quảcó thể xảy ra của việc vi phạm hợp đồng mà bên vi phạm tiên liệu hoặc lẽ
ra phải tiên liệu được vào thời điểm giao kết hợp đồng, căn cứvào các sự kiện mà bên vi phạm biết hoặc lẽ ra phải biết vào thời điểm đó”. Từđây, có thể hiểu CISG đã nêu lên giới hạn bồi thường thiệt hại bao gồm “những thiệt hại có thểkhôi phục được
không được vượt quá tổn thất mà bên vi phạm đã thấy trước hoặc lẽ ra phải thấy trước tại thời điểm giao kết hợp đồng về hậu quả có thể xảy ra của hành vi vi phạm”.170 Quy định thiệt hại có thểnhìn thấy trước này nhằm giới hạn rủi ro vềtrách nhiệm của
bên bán, nhằm ngăn chặn mức bồi thường quá mức các lợi ích và thiệt hại mà bên bán cần phải tính đến.171 Cần lưu ý rằng yêu cầu tiên liệu ởđây là khả năng tiên liệu hậu quảcó thể xảy ra do vi phạm, không phải là yêu cầu tiên liệu về vi phạm sẽ xảy ra hay loại vi phạm.172 Thiệt hại được bồi thường là các tổn thất bịgây ra bởi vi phạm
và có thểlường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng. Dựa vào Điều 8 CISG để
giải thích, tính lường trước được có thể được đánh giá dựa vào góc nhìn của cảbên bán và bên thứ ba, dựa vào sự phán đoán của một người bình thường có cùng hiểu biết và điều kiện với bên bán, liệu rằng kết quả của hành vi vi phạm đó có nằm trong khảnăng dự liệu của người đó hay không. Sựđánh giá cũng là tương tự với bên bán,
việc bên bán có thể dự liệu trước về thiệt hại (dựđoán hậu quả của hành vi vi phạm)
hay không. Các thiệt hại được xem là không có khả năng dự liệu trước được như
khoản thanh toán lớn cho người giao nhận hàng hóa; chi phí luật sư tranh chấp với
người giao nhận hàng hóa; bị mất lợi nhuận do bên bán vi phạm không biết điều
170 Peter Huber, Alastair Mullis, tlđd (25), p. 268.
171 Peter Huber, Alastair Mullis, tlđd (25), p. 272.
khoản hợp đồng giữa bên mua và khách hàng của họ; chi phí kiểm tra hàng hóa ở nước nhập khẩu thay vì nước xuất khẩu; việc mất danh tiếng và mất khách hàng...173
Thứ ba, bên mua phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Đây là nguyên tắc theo
Điều 77 của CISG: Bên bị vi phạm phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, bao gồm cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đòng gây ra, nếu không, bên
vi phạm có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất lẽra có thể hạn chếđược. Ví dụ, trong giao kết ban đầu, bên B bán hàng hóa giá
trị 100 USD/sản phẩm cho bên M. Tại thời điểm vi phạm nghĩa vụkhông giao hàng
của bên B, giá hàng hóa là 125 USD/sản phẩm, nhưng bên M không mua hàng tại thời điểm đó, mà lại mua hàng tại một thời gian lâu hơn, khi giá hàng hóa đã lên đến 150 USD/sản phẩm. Khi đòi bồi thường thiệt hại, bên M không thể được trả 50 USD/sản phẩm là chênh lệch giữa giá ban đầu và giá mua thay thế, mà chỉ có thể được bồi thường 25 USD/sản phẩm là chênh lệch giữa giá mua ban đầu và giá hàng hóa khi xảy ra vi phạm.
Vềcác loại thiệt hại được bồi thường. Nguyên tắc chung vềcác khoản tổn thất được bồi thường tại Điều 74 CISG, bao gồm: giá trị tổn thất (thiệt hại thực tế) và
khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (loss of profit).
Về giá trị tổn thất (thiệt hại thực tế): giá trị tổn thất là thuật ngữ mang tính toàn diện, bao gồm tất cả những thiệt hại mà bên mua phải chịu do bên bán vi phạm
nghĩa vụgiao hàng, thường được coi là sự giảm sút tài sản, tài sản hoặc tình hình tài chính hiện có và ởđây, tham chiếu đến những gì bên bị vi phạm đã thực sự mất hoặc sẽ mất.174 Các trường hợp được xem là gía trị tổn thất là giá trịtài sản bị giảm đi so
với mức tài sản khi hợp đồng được ký kết như sự thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hàng hóa không phù hợp về chất lượng không thểbán được, hàng hóa không đúng với mô
tả, thông số kỹ thuật, không thểđược sử dụng để thực hiện tiếp tục việc sản xuất hay kinh doanh... Hoặc sựgia tăng nghĩa vụ pháp lý mà bên bị vi phạm phải gánh chịu
do hành vi vi phạm hợp đồng.175 Theo phán quyết của Tòa án giữa hai thương nhân
173 UNCITRAL, tlđd (56), p. 337.
174 Djakhongir Saidov, tlđd (169), p. 40.
Iran và Đức vềmua bán máy phay (Milling equipment)176, thì giá trị thực tếđược bồi
thường cũng có thểlà khoản tiền chênh lệch giữa giá trịhàng hóa được giao kết trong hợp đồng với giá trịhàng hóa bên mua thực sựđược nhận.
Vềnguyên tắc, CISG không quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại phi tiền tệ (như tổn thất hình thành trong tương lai, tổn thất uy tín...) nhưng thực tếcác Tòa án
vẫn chấp nhận bồi thường thiệt hại, chỉ cần thỏa mãn tính dựđoán trước và tính được chứng minh một cách hợp lý177. Theo Điều 5, CISG không điều chỉnh trách nhiệm của bên bán vềcái chết hoặc thương tật cá nhân do hàng hóa gây ra, do đó các yêu
cầu bồi thường thiệt hại của bên mua vềtrách nhiệm đối với người chết hoặc thương
tật cá nhân sẽ bị CISG loại trừ. 178
Về khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (loss of profit): Lợi nhuận bị bỏ lỡ chỉ những lợi
ích mà bên mua dù chưa có được nhưng sẽcó nếu hợp đồng được thực hiện.179 Khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ bao gồm mọi giá trịtăng thêm mà bên bị vi phạm bỏ lỡdo hành vi
vi phạm nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Nhìn chung, CISG không có sựphân biệt về chếđộ pháp lý đối với khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ và khoản thiệt hại thực tế khác được bồi thường.180 Khoản lợi bọ bỏ lỡ có thể xảy ra trong các trường hợp như bên bán không giao hàng, bên mua không có hàng hóa đểbán lại, nếu bên mua dự định sử dụng hàng hóa trong quá trình sản xuất, việc không giao hàng có thể gây ra gián đoạn trong quá trình sản xuất, hoàn toàn tước đi cơ hội thực hiện hoạt động sản xuất của bên mua. Hoặc khi bên bán giao hàng chậm, bên mua không thể kiếm được lợi nhuận bằng cách bán lại hàng hóa vì những bên mua lại của họ từ chối hàng hóa hoặc
mua chúng với giá giảm. Việc giao hàng bị lỗi (hoặc giao hàng chậm trễ) có thể dẫn
đến việc bên mua bị mất lợi nhuận do dây chuyền sản xuất thành phẩm vẫn không
hoạt động do hàng hóa bị lỗi.181
176 Quyết định Tòa án Oberlandesgericht, tlđd (142).
177 Nguyễn Minh Hằng, tlđd (34), tr.171
178 CISG Advisory Council, “Opinion 12”, https://iicl.law.pace.edu/cisg/scholarly-writings/cisg-advisory- council-opinion-no-12-liability-seller-damages-arising-out, truy cập lần cuối ngày 19/06/2021.
179 Djakhongir Saidov, tlđd (169), p. 40.
180 Ngô Thị Phúc Tâm, tlđd (77), tr.22.
Tranh chấp Delchi và Rotorex ngày 06/12/1995 tại Tòa án cấp phúc thẩm Hoa Kỳ, bên bán giao máy nén khí không phù hợp với chất lựợng đã thỏa thuận, bên mua yêu cầu bên bán bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡdo không thể sản xuất máy điều
hòa không khí đạt chất lượng cung cấp cho các thịtrường mục tiêu. Theo phán quyết,
Tòa án quyết định bên bán phải bồi thường khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp là hành vi giao hàng hóa không phù hợp, bao gồm: hơn 421
triệu li-a mất đi do không cung cấp được khoảng 2000 sản phẩm Ariele cho các công ty chi nhánh khắp Châu Âu; hơn 31 triệu li-a mất đi do không giao 100 sản phẩm
Ariele cho công ty White-Westinghouse Đức. Rõ ràng, đây là những khoản lợi nhuận
mà bên mua đáng lẽđạt được nếu bên bán thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng trong
hợp đồng. Nói cách khác, nó là khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ của bên mua mà bên bán
phải bồi thường.182
Như vậy, các thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ nhưng các thiệt hại này
phải có đặc trưng là tính dự đoán trước, tiền thiệt hại được bồi thường không thể cao
hơn những tổn thất và khoản lợi bỏ lỡmà bên bị vi phạm có khảnăng đã dự liệu được
vào lúc giao kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họđã biết hoặc đáng lẽ phải biết. CISG không quy định rõ
vềtính trực tiếp hay gián tiếp của vi phạm với thiệt hại, nhưng thông thường các thiệt hại là kết quảgián tiếp từhành vi vi phạm thì không được chấp nhận.183
2.2.4.3. Các vấn đề khi chếtài bồi thường thiệt hại khi áp dụng với các chế tài khác