- Cortisol máu 8 giờ sáng: lấy máu tĩnh mạch không chống đông làm tại labo hóa sinh bệnh viện Bạch Mai bằng phương pháp hóa miễn dịch dùng
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.4.2.1 Suy thượng thận do hội chứng Sheehan
Hội chứng sheehan là thuật ngữ chỉ tình trạng suy tuyến yên do mất máu
cấp tính hậu sản nặng có tụt huyết áp hoặc sốc gây thiếu máu hoại tử thùy trước tuyến yên. Trong hội chứng sheehan trừ một số trường hợp rất hiếm được chẩn đoán sớm khi hoại tử tuyến yên nặng dẫn tới bệnh cảnh suy tuyến yên cấp vài tuần ngay sau đẻ (52,12*) còn đa số trường hợp hoại tử tuyến yên sau nhiều năm mới biểu hiện rõ trên lâm sàng. Theo một số nghiên cứu cho thấy tuyến yên có khả năng bù trừ rất lớn, chỉ khi bị phá hủy trên 75% tổ chức tuyến mới có biểu hiện lâm sàng (4,10*) chính vì vậy bệnh nhân sống nhiều
năm trong tình trạng suy tuyến yên không hoàn toàn mặc dù không có hormon thay thế cho tới khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng mới được chẩn đoán. Có giả thuyết cho rằng tổ chức tuyến yên bị hoại tử đã giải phóng ra các kháng nguyên khởi động quá trình tự miễn làm hủy hoại phần tuyến yên còn lại tương tự như hiện tượng viêm tinh hoàn tự miễn sau chấn thương(28*).. Hội chứng sheehan có thể là suy tuyến yên toàn bộ (86%) hoặc chỉ một phần (14%) tùy thuộc mức độ tổn thương (48*).
Chúng tôi chẩn đoán HC Sheehan dựa vào:
- Tiền sử sản khoa có mất máu nhiều sau đẻ (lượng máu mất trên 500ml trong cuộc đẻ), nuôi con không có sữa, kinh nguyệt ít rồi mất kinh.
-Khám phát hiện các triệu chứng của suy giáp, suy thượng thận và nhất là suy sinh dục.
- Xét nghiệm máu: Đo các hormon tuyến yên (ACTH, TSH, FSH, LH), hormon tuyến giáp (FT3, FT4), hormon tuyến thượng thận (Cortisol), hormon tuyến sinh dục (estrogen, progesteron)... Các hormon này thường bị giảm rất thấp.
- Chụp cộng hưởng từ tuyến yên để kiểm tra kích thước tuyến yên cũng như loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên khác, ví dụ như u tuyến yên. - Các xét nghiệm máu khác để phát hiện BN bị thiếu máu, rối loạn nước và điện giải.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 bệnh nhân mắc hội chứng sheehan chiếm tỷ lệ 14,3% tổng số các căn nguyên gây STT( bảng 3.22). Trong số bệnh nhân này bệnh nhân có biểu hiện bệnh sớm nhất là sau 6 năm, bệnh nhân có biểu hiện bệnh muộn nhất là sau 30 năm.Thời gian trung bình phát hiện bệnh là 15,2 năm. Tất cả những bệnh nhân mắc hội chứng sheehan này đều có biểu hiện suy giáp, suy thượng thận, suy sinh dục.
Nếu tính riêng trong nhóm suy thượng thận do bệnh lý tuyến yên nguyên nhân này chiếm tỷ lệ 28,2 % (bảng 3.23). Theo nghiên cứu của Peter J Snyder [17] hội chứng Sheehan chiếm tỷ lệ thấp 0,5 % trong các nguyên nhân gây suy tuyến yên. Có sự khác biệt này có lẽ là do ở Việt nam tình trạng mất máu trong khi sinh nở còn nhiều.