Dịch truyền thường được sử dụng là Glucose 5% và Natri chlorua 0,9% Điều trị yếu tố nguy cơ: nhiễm khuẩn , chấn thương, phẫu thuật

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy thượng thận mạn (nguyên phát và thứ phát) (Trang 28 - 32)

- Điều trị yếu tố nguy cơ: nhiễm khuẩn , chấn thương, phẫu thuật...

- Điều trị duy trì:

+ Hydrocortison 10-20mg uống vào buổi sáng (8 giờ) và 10mg vào buổi chiều (16-17 giờ).

+ Fludrocortisone : liều 0,05- 0,1 mg uống lúc 8 giờ. - Theo dõi:

+ Cân nặng, huyết áp, điện giải.

+ Bệnh nhân được tư vấn, có thẻ bệnh.

+ Tăng liều lượng thuốc hydrocortison khi bị stress, nhiễm khuẩn.

1.10.3. Điều trị STT khi phẫu thuật:[ 6,11]

- Xét nghiệm: Điện giải, huyết áp, đánh giá tình trạng mất nước. - Tiêm bắp 50- 100 mg Hydrocortisol khi vào phòng mổ.

- Sau đó cho 50 mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch mỗi 6 giờ trong 24 giờ. - Nếu tình trạng ổn định giảm liều 25mg mỗi 6 giờ duy trì 3-5 ngày.

- Nếu bệnh nhân có sốt hạ huyết áp thì tăng liều Hydrocortisol lên 200-400 mg/ ngày.

1.11.4.Chế độ ăn, sinh hoạt:[6]

- Khuyên bệnh nhân ăn đủ đường, muối. - Tăng liều hydrocortisol khi cần thiết. - Luôn có thuốc đường tiêm dự trữ. - Lưu ý các yếu tố gây mất bù của STT: + Ngừng điều trị.

+ Chế độ ăn ít muối. + Gắng sức thể lực.

+ Nôn, ỉa chảy, ra nhiều mồ hôi. + Nhiễm khuẩn.

+ Chấn thương, phẫu thuật. +Dùng thuốc lợi tiểu, an thần. + Có thai.

1.12.5. Theo dõi điều trị:

- Ngon miệng. - Cân nặng. - Huyết áp tư thế. - Hoạt động thể lực. - Triệu chứng xạm da.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu gồm những bệnh nhân được chẩn đoán suy thượng thận mạn điều trị nội trú tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 1/2006 đến tháng 8/2009. Số bệnh nhân tiến cứu thực hiện trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2009.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:

2.1.1.1. Lâm sàng: có một hoặc nhiều biểu hiện lâm sàng như sau:

- Mệt mỏi - Gầy sút - Xạm da

- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng - Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế

2.1.1.2. Cận lâm sàng:

- Nồng độ cortisol máu 8 h thấp

2.1.1.3. Nghiệm pháp synacthen không đáp ứng và/hoặc nghiệm pháp hạ

đường huyết không đáp ứng

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những bệnh nhân đã được chẩn đoán suy thượng thận và điều trị hormon thay thế đang trong tình trạng ổn định.

- Phụ nữ có thai

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô tả cắt ngang, hồi cứu, tiến cứu

2.2.1. Đối với nhóm bệnh nhân nghiên cứu hồi cứu

- Công cụ thu thập số liệu: mẫu bệnh án nghiên cứu

- Qui trình thu thập số liệu: khai thác hồ sơ bệnh án bệnh nhân được chẩn đoán STT tại phòng lưu trữ hồ sơ Bệnh viện Bạch Mai.

- Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu hồi cứu:

+ Bệnh nhân mới lần đầu được chẩn đoán suy thượng thận hoặc đã được chẩn đoán suy thượng thận nhưng lại vào viện vì mất bù.

+ Bệnh nhân được làm test Synacthen không đáp ứng và / hoặc nghiệm pháp hạ đường huyết không đáp ứng (trình bày trong phần 1.8).

2.2.2. Đối với nhóm bệnh nhân nghiên cứu tiến cứu:

Trực tiếp khám bệnh nhân, khai thác tiền sử, bệnh sử, làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

2.2.2.1. Hỏi bệnh:

- Khai thác tiền sử: bệnh tật, dùng thuốc (glucocorticoid, chống đông, thuốc điều trị nấm...), tiền sử sản khoa, chấn thương, phẫu thuật...

- Bệnh sử: các triệu chứng cơ năng ( hoàn cảnh xuất hiện, thời gian bao lâu, tiến triển như thế nào)

2.2.2.2. Khám lâm sàng:

Tính chỉ số BMI = cân nặng (kg) / chiều cao (m 2)

Đo huyết áp : Bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường 15-20 phút trước khi đo. Đo huyết áp hai lần cách nhau 5 phút, kết quả tính bằng trung bình của hai lần đo.

Xạm da:( màu nâu đồng) -Vùng da hở: mặt , cổ, bàn tay

-Vùng cọ sát: đầu gối, thắt lưng vùng dây đeo quần -Vùng có sẹo mới

-Các nếp gấp bàn tay nâu hoặc đen, đầu vú nâu sẫm như có ghét. -Niêm mạc má, lợi, sàn miệng( có những đốm màu đá đen )

2.2.2.3. Cận lâm sàng:

2.2.2.3.1.Các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định

Một phần của tài liệu nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng suy thượng thận mạn (nguyên phát và thứ phát) (Trang 28 - 32)