Kết quả nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị sacôm tạo xương giai đoạn II bằng phẫu thuật và hóa chất phác đồ doxorubicin, cisplatin (Trang 45 - 46)

Phan Hạnh và cộng sự (1991) đã nhận xét kết quả điều trị ung th−

x−ơng ở Việt Nam còn hạn chế, với phẫu thuật cắt cụt hoặc tháo khớp đơn thuần thì tỷ lệ di căn 33,3%, chủ yếu là di căn phổi khi khám lại sau điều trị,

sacôm tạo x−ơng hay gặp nhất trong các ung th− x−ơng nguyên phát [15]. Với b−ớc đầu theo dõi sau điều trị 70 bệnh nhân ung th− x−ơng tại Bệnh viện K, Phan Văn Hạnh và Phạm Quốc Đạt (1995) cho thấy: tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau hai năm điều trị phẫu thuật cho các loại ung th− x−ơng là 17% và với sacôm tạo x−ơng chỉ còn 10% sống thêm sau 2 năm [13].

Võ Tiến Minh (2000) nghiên cứu kết quả điều trị bằng phẫu thuật với sacôm tạo x−ơng có tỷ lệ sống thêm sau 6 tháng là 44,4%, một năm: 32%, hai năm: 29,9%, ba năm: 19,9% và ổn định đến 5 năm: 19,9%. Kết quả sống thêm của sacôm tạo x−ơng ở mọi thời điểm thấp hơn nhiều so với sacôm sụn [21].

Nghiên cứu về di căn và tái phát của sacôm thể tạo x−ơng, năm 1993 Phan Văn Hạnh và cộng sự hồi cứu 221 tr−ờng hợp trong đó sacôm tạo x−ơng chiếm 60%. Thời điểm này trong nghiên cứu của Phan Văn Hạnh chỉ có 5% bệnh nhân đ−ợc điều trị phối hợp phẫu thuật và hoá chất Methotrexate đơn thuần, sau một năm điều trị tỷ lệ bệnh nhân ổn định của sacôm thể tạo x−ơng chỉ có 21,5%. Bệnh sacôm tạo x−ơng tiên l−ợng rất nặng nề nếu chỉ điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần thì ngay trong năm đầu đã có 47,7% các tr−ờng hợp có di căn, 6,7% tái phát [14].

Tác giả Lê Văn Thọ và Lê Chí Dũng đã nghiên cứu kéo dài căn x−ơng trong sau điều trị hoá chất có kết quả tốt các b−ớu ác tính trong đó có 18 sacôm tạo x−ơng (1 GĐ IIa, 17 GĐ IIb), đạt kết quả trong 6 tháng kéo dài đ−ợc từ 10-17 cm [25].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị sacôm tạo xương giai đoạn II bằng phẫu thuật và hóa chất phác đồ doxorubicin, cisplatin (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)