Nguyên nhân rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 25 - 26)

Theo nghiên cứu của Drehmann & Nikolaou (2010) có hai nguyên nhân tiền đề khiến ngân hàng phải đối mặt với RRTK là:

Thứ nhất, các ngân hàng vay một lượng lớn tiền gửi và dự trữ ngắn hạn từ các cá nhân, doanh nghiệp và từ các tổ chức cho vay khác. Sau đó quay vòng và cung cấp tín dụng dài hạn cho các khoản nợ của họ. Rất ít trường hợp khi dòng tiền đến từ tài sản cân bằng chính xác dòng tiền chi ra để trang trải cho các khoảng nợ phải trả. Một vấn đề liên quan đến tình trạng không khớp kỳ hạn là các ngân hàng nắm giữ tỷ lệ nợ phải trả cao bất thường như tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và các khoản vay trong

thị trường tiền tệ. Do đó, các ngân hàng phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời, đặc biệt vào các thời điểm. Đặc biệt vào gần cuối tuần, đầu tiên của mỗi tháng, trong một số mùa nhất định trong năm.

Thứ hai, do các ngân hàng nhạy cảm với những thay đổi của việc tăng lãi suất, một số người gửi tiền sẽ rút tiền của họ để tìm kiếm lợi nhuận cao ở những ngân hàng khác. Nhiều khách hàng có thể hoãn yêu cầu vay mới hoặc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạn mức tín dụng với lãi suất thấp hơn. Như vậy việc thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến cả nhu cầu tiền gửi cả nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mỗi yếu tố này đều có tác động mạnh đến vị thế thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, sự biến động của lãi suất ảnh hưởng đên giá trị thị trường các tài sản mà ngân hàng có thể bán để huy động thêm nguồn vốn thanh khoản và chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay trên thị trường tiền tệ.

Việc cho vay quá hạn là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản trong một tổ chức tài chính, đối với một khách hàng tiềm năng nhận được khoảng vay từ ngân hàng và đồng ý thanh toán vào một thời điểm nhất định. Tuy nhiên đã đến hạn thanh toán khách hàng đó lại không có khả năng hoàn trả theo đề xuất, đồng thời các khách hàng lại cần tiền của họ. Trong trường hợp này rõ ràng ngân hàng sẽ thiếu thanh khoản, điều này sẽ làm mất lòng tin của khách hàng và ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính của ngân hàng (Anye Paul Tsi, 2018).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 25 - 26)