Về vấn đề thanh khoản của NHTM

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 88 - 89)

Tình hình thanh khoản của các NHTM vào năm 2011 cho thấy tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hon 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản; nay tình hình này đã được cải thiện, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, nhưng chưa chắc

chắn. Tại các NHTM hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào công cụ có thanh khoản cao, trong khi các NHTM tại Việt Nam hoàn toàn đầu tư vào tín dụng (Vũ Hạnh, 2012). Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng trên tổng vốn huy động năm 2010 tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm.

Đồng thời hạn chế trong công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng thưong mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay đó là việc quản lý thanh khoản theo phưong pháp hiện đại vẫn còn khá mới mẻ. Trong quá trình triển khai chưa có kinh nghiệm để áp dụng một cách hiệu quả; bên cạnh đó, công tác quản lý thanh khoản và môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng còn chưa thực sự đầy đủ. Điều này gây hạn chế cho

quá trình triển khai; thị trường tài chính chưa phát triển, sự thiếu minh bạch hóa và công khai hóa thông tin cũng là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến công

tác quản lý thanh khoản. Nguyên nhân chủ quan đến từ nội tại ngân hàng như công tác cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn còn nhiều bất cập mà cụ thể là việc tập trung quá

nhiều vào tài sản. Nợ đã kéo dài tình trạng dư thừa vốn khả dụng dẫn đến giảm lợi nhuận cho ngân hàng; công tác xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, dự báo còn chưa được quan tâm đúng mức và đầy đủ; co sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w