Phương pháp đo lường lợi nhuận

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 27 - 28)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on assets - ROA) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn. Đây không những là chỉ tiêu quan trọng và rất phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng mà còn sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nói chung. ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng (Rose và Hudgin, 2008).

Theo nghiên cứu của Samuel Siaw (2013), Nguyễn Thanh Phong (2020) và Trần Thị Thanh Nga (2018) thì công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản như sau:

ROA L i nhu n sauợ ậ thuế

T ng tài s nổ ả

x100 (%)

Ý nghĩa của chỉ số ROA là chỉ tiêu cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ số ROA càng cao cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản ngân hàng càng tốt, hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng tốt. Chỉ số ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hoặc cho vay không hợp lý làm thu nhập của ngân hàng giảm hoặc cũng có thể do chi phí hoạt động của ngân

hàng ở mức cao. Theo CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi tỷ lệ ROA ≥ 1.5% (Rozzani và Rahman, 2013).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ hữu (Return on equity - ROE) cũng là chỉ số quan trọng và phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh khả năng tìm kiếm lợi nhuận ròng của ngân hàng trên 1 đồng vốn chủ sở hữu.

Theo nghiên cứu của Samuel Siaw (2013), Nguyễn Thanh Phong (2020) và Trần Thị Thanh Nga (2018) thì công thức tính lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản như sau:

L i nhu n sau thuợ ậ ế

R0E√L3∑Z. x 100 (%) Tong v n ch s h uố ủ ỡ ữ

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao được đánh giá là tốt, thể hiện khả năng của ngân hàng tạo ra nhiều lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay nói cách khác, thể hiện sự tối ưu hóa trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Theo tiêu chuẩn của CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi chỉ tiêu ROE ≥ 22% (Rozzani và Rahman, 2013). Chỉ tiêu ROE càng cao phản ánh lợi nhuận ròng các cổ đông của ngân hàng nhận được càng cao.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 27 - 28)