Biến kiểm soát

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 49 - 55)

• Quy mô ngân hàng (SIZE)

Theo Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014) cho thấy khi quy mô ngân hàng tăng trưởng giúp gia tăng lợi nhuận của ngân hàng vì các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có khả năng khai thác lợi thế theo quy mô, từ đó nâng cao khả

năng cạnh tranh, thu hút khách hàng nhờ cung cấp cho khách hàng dịch vụ với giá rẻ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Kêt quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng, đồng quan điểm của nghiên cứu trên gồm có các bài nghiên cứu của Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013) và Samuel Siaw (2013). Vì vậy, giả thuyết được đưa ra:

Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng (SIZE) tác động cùng chiều (+) đến lợi nhuận của ngân hàng.

• Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH)

Theo Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012) cho thấy rằng dự trữ tiền mặt (CASH) ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Dự trữ tiền mặt đầy đủ sẽ làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào thị trường repo. Điều này sẽ làm giảm chi phí liên quan đến việc vay qua đêm. Hơn nữa, nó cũng sẽ giúp các ngân hàng tránh được rủi ro bán tháo. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Zaphaniah Akunga Maaka (2013) cho thấy lợi nhuận của các ngân hàng tại Kenya giảm 39,5% khi một đơn vị tiền mặt tăng và ngược lại. Có một mối quan hệ tiêu cực giữa tiền mặt và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng. Điều đó cho thấy rằng việc duy trì mức dự trữ tiền mặt cao trong ngân hàng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng do thực tế là nếu ngân hàng giữ tiền trong ngân hàng thì họ không thể đầu tư, cho vay công chúng hoặc sử dụng để đầu tư thay thế để kiếm lợi nhuận. Đồng quan điểm về chỉ số trạng thái tiền mặt làm giảm lợi nhuận của ngân hàng đó là nghiên cứu bởi Ndoka và cộng sự (2016). Vì vậy, giả thuyết được đưa ra:

Giả thuyết H3: Chỉ số trạng thái tiền mặt tác động ngược chiều (-) đến lợi nhuận của ngân hàng.

• Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP)

Trong nghiên cứu của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012) cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEPOSIT) có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tiền gửi tăng sẽ giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh

lời, các ngân hàng sẽ không phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương hoặc thị trường

repo để đáp ứng nhu cầu của những người gửi tiền khác. Hơn nữa, ngân hàng có thể sử dụng tiền của người gửi tiền này một cách hiệu quả. Đồng thời các bài nghiên cứu

của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Zaphaniah Akunga Maaka (2013),

Ndoka và cộng sự (2016), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014).

Kết quả cũng cho thấy tiền gửi tác động cùng chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng.

Vì vậy, giả thuyết được đưa ra:

Gỉả thuyết H4: Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản (DEP) tác động

cùng chiều (+) đến lợi nhuận của ngân hàng.

• Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Việc trích lập dự phòng cao của các khoản nợ xấu cũng làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng, việc trích lập dự phòng quá lớn do nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực

đến lợi nhuận của ngân hàng Do đó, các ngân hàng nên theo dõi định kỳ các khách hàng nợ dài hạn, nếu không kiểm soát kỹ sẽ nhanh chóng chuyển thành khủng hoảng

• Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm (GDP)

Sự phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nguồn thu nhập ổn định giúp cho ngân hàng dễ thu hồi nợ mặc khác trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đi vay của người dân cao do lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nên nguồn phí thu từ các dịch

vụ gia tăng. Theo nghiên cứu của Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Samuel Siaw (2013), Nguyễn Thanh Phong (2020), Trần Thị Thanh Nga (2018) kết quả đều cho thấy rằng tăng trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết He: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm (GDP) tác động cùng chiều (+) đến lợi nhuận của ngân hàng.

• Tỷ lệ lạm phát (INF)

INF được xác định dựa vào tỷ lệ thay đổi CPI từng quốc gia của từng năm. Lạm phát khó có thể dự đoán, trong trường hợp được báo chính xác, mức lãi suất có thể được các nhà quản lý ngân hàng điều chỉnh sao cho tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ gia tăng chi phí để ngân hạng đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên nếu lạm phát bất ngờ, ít ngân hàng có thể điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất nên chi phí gia tăng nhanh hơn thu nhập làm lợi nhuận ngân hàng giảm. Hoạt động cho vay và huy động vốn bị ảnh hương khá lớn bởi lạm phát. Nghiên cứu của Chung-Hua Shen và cộng sự

(2009), Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), Trần Thị Thanh Nga (2018) đưa ra kết quả tỷ lệ lạm phát tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong (2020) kết quả cho thấy rằng tỷ lệ43

Tên

biến Đo lường

Nguồn dữ

liệu Các nghiên cứu trước

Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc

ROA Thu nh p sau thuậ ế

T ng tài s nổ ả

BCĐKT

BCKQKD Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), MohammadChung-Hua Shen và cộng sự (2009), Naser Ail Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Samuel

Siaw (2013), Nguyễn Thanh Phong (2020).

ROE Thu nh p sau thuậ ế

T ng v n ch s h uổ ố ủ ở ữ Biến độc lập FGAP (D n tín d ng — Huy đ ngư ợ ụ ộ v n)ố T ng tài s nổ ả BCĐKT

Samuel Siaw (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Nguyễn Thanh Phong (2020),

Trần Thị Thanh Nga (2018). +

Biến kiểm soát

SIZE Ln (tổng tài sản) BCĐKT

Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Naser Ail

Yadollahzadeh Tabari (2013). +

CASH (Ti n m t, ti n g i t i các TCTD)ề ặ ề ử ạ

T ng tài s nổ ả BCĐKT

Zaphaniah Akunga Maaka (2013), Ndoka và cộng sự

(2016) -

DEP Ti n g i khách hàngề ử

T ng tài s nổ ả BCĐKT Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014). +

NPL N x u (nhóm n 3,4,5)ợ ấ ợ

T ng d nổ ư ợ BCTN

Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014),

Nguyễn Thanh Phong (2020). -

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằngnăm WB

Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014) Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013) và Samuel Siaw

(2013). +

INF Tỷ lệ lạm phát hằng năm WB

Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014), Samuel

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w