Quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị trung bình là 8.04 với độ biến động so với giá trị trung bình là 0.4954 cho thấy sự chênh lệch không nhiều về quy mô các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu. Cụ thể, ngân hàng có quy mô lớn đạt đến 9.18 là NHTMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) vào năm 2020 và ngân hàng có quy mô nhỏ nhất là Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVB) với giá trị là 6.92 năm 2010.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 25 ngân hàng đạt giá trị trung bình 2.15% với độ lêch
chuẩn 0.01253 cho thấy rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ cho vay của các NHTMCP Việt Nam trong tầm kiểm soát dưới mức 3% theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày
18/5/2013 của Chính phủ. Ngân hàng có nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thấp nhất là NHTMCP Tiên Phong (TPB) 0.0001% năm 2010 và NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) có giá trị cao nhất 8.82% vào năm 2012
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng so với tổng tài sản (DEP) ở mức khá cao, đạt giá trị trung bình 64.51% với độ lệch chuẩn 0.12575 cho thấy các ngân hàng phụ thuộc nhiều vào tiền gửi của khách hàng trong đó NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) là ngân hàng có số tiền gửi trên tổng tài sản cao nhất 89.92% vào năm 2017 trong khi đó năm 2011 tỷ lệ tiền gửi NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (EIB) thấp nhất trong các ngân hàng với giá trị 29.22% và giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch nhiều so với giá trị trung bình.
Chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH) đạt giá trị trung bình 12.68% với độ lệch chuẩn 0.0809 cho thấy sự chệnh giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu là tương đối cao. Trong đó NHTMCP Đông Nam Á (SSB) là ngân hàng có chỉ số trạng thái tiền mặt cao nhất 45.51% vào năm 2016 trong khi đó năm 2012 chỉ số trạng thái tiền mặt của NHTMCP Bắc Á (BAB) thấp nhất trong các ngân hàng với giá trị 0.853% và giữa các ngân hàng không có sự chênh lệch khá cao.
55
Tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP khoảng 6% đạt giá trị nhỏ nhất là 5.25 % vào năm 2012 và giá trị lớn nhất 7.08% trong năm 2018. Trong khi đó trung bình tỷ lệ lạm phát là 5.76%, trong đó giá trị lớn nhất là 18.68% vào năm 2011, giá trị nhỏ
nhất là 0.63% vào năm 2015.