Về vấn đề khác

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 89 - 90)

Theo báo cáo của NHNN trong giai đoạn 2013-2016 tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng các năm 2013, 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 3,79%, 3,7%, 2,55% và 2,46%. Đây thực sự là dấu hiệu không mấy khả quan khi tỷ lệ nợ xấu có những năm tăng hơn 3% và làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2020 đã được kiểm soát, duy trì ở mức dưới 3% và giảm liên tục qua các năm: cuối năm 2016 đạt 2,46%; tháng 8/2017 đạt 2,45%; cuối năm 2017 đạt 1,99%; cuối năm 2018 đạt 1,9%; cuối năm 2019 đạt 1,63% theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành và hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong năm 2020 thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước tính đến cuối năm 2020 ở mức 2,41% (tăng 0,78 điểm % so với cuối năm 2019). Ngân hàng Nhà nước đánh giá, chất lượng tín dụng toàn ngành có xu hướng suy giảm, nợ xấu đang gia tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm

2020.

Bên cạnh đó, quy trình kiểm soát rủi ro liên quan đến hoạt động nhận, gửi tiền

tại một số ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy định của NHNN, dẫn đến xảy ra một số

vụ việc liên quan đến tiền gửi của khách hàng trong ngân hàng. Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam

theo lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam, mức độ cạnh tranh

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(137 trang)
w