Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 33 - 36)

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về đề tài “Tác động của rủi ro thanh khoản lợi nhuận của các ngân hàng thương mạf. Đây là một số nghiên cứu mà tác giả thu nhập được như sau:

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012) đã nghiên cứu về đề tài “Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng”. Dữ liệu được thu nhập trên 22 ngân hàng ở Pakistan trong giai đoạn 2004 - 2009. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy lỗ hổng thanh khoản (LIQUIDITY GAP) tác động ngược chiều đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, tiền gửi (DEPOSIT) tăng sẽ giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời. Các ngân hàng không phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ưong hoặc thị trường Repo để đáp ứng nhu cầu của những người gửi tiền khác. Hon nữa, ngân hàng có thể sử dụng tiền của người gửi tiền này một cách hiệu quả. Đồng thời nghiên cứu cũng kết luận rằng RRTK có thể giảm bằng cách duy trì lượng tiền (CASH) dự trữ, việc trích lập dự phòng cao của các khoản nợ xấu (NPL) cũng làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Chen-Hua Shen và cộng sự (2018) đã nghiên cứu về đề tài “Rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng”. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu các ngân hàng của 12 nước phát triển trong giai đoạn 1994-2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rủi ro thanh khoản (LRGAP) là yếu tố nội sinh quyết định HQHĐ của ngân hàng, nguyên nhân của rủi ro thanh khoản bao gồm thành phần của tài sản lưu động và sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, giám sát các yếu tố điều tiết và các yếu tố vĩ mô. Ngoài ra nghiên cứu còn cho thấy rằng rủi ro thanh khoản (LRGAP) làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng (ROA và ROE). Đối với ngân hàng phải sử dụng nhiều tài sản lưu động hoặc nguồn tài trợ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro thanh khoản (LRGAP) sẽ làm tăng thu nhập lãi thuần biên tế (NIM) của ngân hàng, điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có

mức tài sản thanh khoản thấp như trái phiếu, cổ phiếu có thể nhận được thu nhập từ lãi cao hơn.

Zaphaniah Akunga Maaka (2013) đã nghiên cứu về đề tài iiMoi quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và tài chính tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Kenya”. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ báo cáo thu nhập của 33 ngân hàng thương mại tại Kenya giai đoạn 2008-2012. Trong đó PBT là lợi nhuận trước thuế được dùng làm biến phụ thuộc và các biến độc lập như tiền gửi (DEP), tiền mặt (CASH), khe hở thanh khoản (LIQ GAP), nợ xấu (NPL), tỷ lệ đòn bẩy (LEV). Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ngân hàng thương mại ở Kenya bị ảnh hưởng tiêu cực do tăng khe hở thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy. RRTK có thể được giảm nhẹ bằng cách dự trữ lượng tiền mặt, nâng cao cơ sở tiền gửi, giảm khe hở thanh khoản và nợ xấu.

Ndoka và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về đề tài “Tác động của quản lý rủi ro thanh khoản đối với hoạt động các các ngân hàng thương mại Albania trong giai đoạn 2005-2015”. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được từ 16 NHTM tại Albania và lợi nhuận trước thuế (Profit before tax - PBT) được sử dụng làm chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng tiền mặt (CASH) và khe hở thanh khoản (GAP) tác động tiêu cực đến PBT; tiền gửi (DEPOSIT) có tác động tích cực đến PBT. Dựa trên những kết quả này, các ngân hàng thương mại ở Albania nên tập trung hơn vào quản lý rủi ro thanh khoản, đặc biệt là về GAP.

Fredrick Mwaura Mwangi (2014) đã nghiên cứu về đề tài "Ảnh hưởng của quản lý rủi ro thanh khoản đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Kenya" dựa trên phân tích dữ liệu của 43 NHTM tại Kenya trong trong khoản thời gian từ năm 2010 - 2013, mô hình hồi quy tuyến đa biến thiết lập thông qua phương pháp hồi quy OLS. Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc ROA đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và các biến độc lập khác như: tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LA/TA), tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi (LA/TD), Số dư tại các ngân hàng khác trên tổng tài sản (BTB/TA) và chất lượng tài sản (Asset

Quality). Kết quả cho thấy rằng RRTK tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của NHTM đồng thời nghiên cứu cũng kết luận rằng các NHTM nên đảm bảm không giữ khoản thanh khoản không cần thiết, cần có đủ thanh khoản để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng không đến mức giảm dần lợi nhuận và tất cả các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động tài chính của các NHTM cần được xem xét, không chỉ quản lý RRTK một cách riêng lẻ.

Naser Ail Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013) đã nghiên cứu về đề tài

“Ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại” nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng liên quan đến hoạt động của 15 ngân hàng thương mại của Iran trong những năm 2003-2010. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các biến quy mô ngân hàng (SIZE), vốn của ngân hàng (ETA), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát (INF) sẽ được cải thiện hiệu suất của các ngân hàng trong khi rủi ro tín dụng (CR) và rủi ro thanh khoản (LR) sẽ làm suy yếu hoạt động của ngân hàng. Để đảm bảo sự vững mạnh của các kết quả thu được, nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình ước lượng một lần nữa bằng cách thay thế tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) như một tiêu chuẩn về hiệu suất của ngân hàng (biến phụ thuộc), mà gần như cùng một kết quả của các mô hình trước đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đã thu được. Do đó, liên quan đến các mục đích nghiên cứu, kết quả chung cho thấy RRTK sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của ngân hàng.

Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về đề tài “Kiểm tra tác động của rủi ro thanh khoản đến lợi nhuận của ngân hàng”. Đã kiểm tra mỗi quan hệ giữa biến RRTK và hiệu suất hoạt động của hệ thống ngân hàng ở Iran. Với mô hình dữ liệu bảng thu nhập từ 18 ngân hàng ở Iran trong giai đoạn 2005 - 2011. Mô hình sử đụng yếu tố lợi nhuận là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc và các biến độc lập được đề cập trong mô hình: Tỷ lệ thanh khoản (LTA), tỷ lệ tiền gửi (DTA), IDTSD, nợ xấu (NPL), khe hở thanh khoản (LIQ GAP), tỷ lệ vốn (CR), quy mô ngân hàng (BS), Tốc độ tăng trưởng tăng trưởng kinh tế hằng năm (GDP), tỷ lệ

lạm phát (IR). Nghiên cứu tìm ta mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh khoản (LIQ GAP) và lợi nhuận ngân hàng. Tình trạng thiếu thanh khoản sẽ dẫn đến ngân hàng không có khả năng để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và kết quả là họ gặp phải rủi ro thanh khoản và phá sản. Mặt khác, thanh khoản dư thừa trong các ngân hàng có nghĩa là phân bổ các nguồn lực không hiệu quả có thể dẫn đến việc giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Samuel Siaw (2013) đã nghiên cứu về đề tài “Rủi ro thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng tại Ghana". Nghiên cứu tác động của RRTK đến lợi nhuận của 22 ngân hàng tại Ghana trong giai đoạn 2002 - 2011. Kết quả cho thấy rằng quy mô. Tài sản phi tiền gửi, lạm phát được nghiên cứu chỉ ra là những yếu tố tác động cùng chiều đến khe hở tài trợ (FGAP) trong khi tài sản thanh khoản có rủi ro, tài sản thanh khoản ít rủi ro và mức độ tập chung ngân hàng tác động ngược chiều. Đồng thời nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa khe hở tài trợ và lợi nhuận của ngân hàng là tác động cùng chiều với nhau. Ngân hàng nên đa dạng hóa các nguồn tài trợ để giảm thiểu RRTK trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢNĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598656-2535-013328.htm (Trang 33 - 36)