Kiểm soát rủi ro thanh khoản: Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hướng hoạt động quản lý thanh khoản của các ngân hàng theo hướng hiện đại, đáp ứng được những thông lệ quốc tế. Nhằm tạo ra sự cảnh báo đối với ngân hàng từ cơ cấu nguồn vốn và khả năng xử lý các vấn đề thanh khoản từ ngắn hạn đến dài hạn. Cho phép đo lường và quản lý thanh khoản một cách hiện đại và hiệu quả hơn. Đồng thời, cung cấp một phương tiện tốt hơn trong việc đánh giá trạng thái thanh khoản hiện tại và tương lai của các ngân hàng.
Việc đa dạng hóa các cách thức huy động vốn, kỳ hạn và đối tượng huy động vốn sẽ đem lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn, không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng hay một loại kỳ hạn nào và điều này cũng chính là điều kiện góp phần làm giảm khả năng rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi có sự biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hay của kỳ hạn nào. Giải pháp cho việc tăng cường
đẩy mạnh công tác huy động vốn tập trung vào điều chỉnh cơ cấu tiền gửi, tính toán các rủi ro lãi suất, kỳ hạn và tỷ giá để xác định giới hạn chịu rủi ro của ngân hàng, làm cơ sở cho việc điều hành kinh doanh vốn và tiền tệ.
Hệ thống công nghệ thông tin quản lý là một yếu tố then chốt hỗ trợ việc đưa ra các quyết định về quản lý thanh khoản một cách chính xác, có hiệu quả. Trong quá
trình hiện đại hóa công nghệ thông tin các NHTM cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đầy đủ để nhận dạng, đo lường, giám sát, kiểm soát và báo cáo rủi ro thanh khoản. Hệ thống thông tin quản lý phải tính toán được các trạng thái thanh khoản của tất cả các đồng tiền chính (từng đồng tiền và tất cả các đồng tiền) mà ngân
hàng có giao dịch, trong đó chủ yếu là VNĐ, USD và EUR để đảm bảo kiểm tra việc tuân thủ các chính sách, quy chế và giới hạn đã được thiết lập của ngân hàng đồng thời đưa ra các cảnh báo sớm về những biến động tiêu cực trong luồng tiền ra của
Mở rộng quy mô ngân hàng: Theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là khi NHTMCP tại Việt Nam gia tăng quy mô thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại. Trong đối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, các ngân hàng gặp khó khăn liên quan đến rủi ro tín dụng đồng thời quy mô ngân hàng phần nào cũng bị ảnh hưởng. Khi quy mô ngân hàng gia tăng, điều này có nghĩa là các ngân hàng cần phải tăng cường phát triển các mô hình dịch vụ mới nhằm theo kịp xu hướng của thế giới, cũng như phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng nên tập trung khai thác các nguồn lực tài chính, tăng cường các hoạt động tư vấn và phát triển các dịch vụ thanh toán trực tuyến với quy trình đơ'n giản. Từ đó ngân hàng có thể thu hút thêm khách hàng và gia tăng được lòng tin khách hàng đồng thời có thể mở rộng được quy
mô ngân hàng.
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản: Dựa vào kết quả nghiên cứu, có thể thấy được tiền gửi khách hàng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại được đo lường bằng ROA. Trong quá trình nhu cầu tín dụng thấp nhưng áp lực trả nợ của ngân hàng cao, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Các NHTM cần xây dựng chính sách huy động nguồn vốn đúng với co chế chính sách của Nhà nước, phù hợp diễn biến thị trường, nhu cầu khách hàng và định hướng chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, thực hiện co chế điều hành lãi suất theo hướng linh hoạt, tạo quyền tự chủ cho các chi nhánh của ngân hàng.
Nghiên cứu thị trường nguồn vốn huy động để đưa ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt hấp dẫn khách hàng, phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ...
Các NHTM cần đặc biệt chú ý đến nội dung rà soát, kiểm soát chặt chẽ các quy trình, quy định nội bộ liên quan đến việc nhận, gửi tiền của khách hàng, hạn chế tối đa rủi ro hoạt động trong hệ thống, tránh xảy ra các vụ việc khách hàng bị mất tiền
sự an toàn của khoản đầu tư, khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng có uy tín, thương hiệu và độ tin cậy cao để gửi tiền, do đó, các NHTM cần chủ động phòng ngừa và hạn chế các rủi ro tiềm ẩn nhằm củng cố và gia tăng sự tin tưởng của khách hàng gửi tiền.
Chỉ số trạng thái tiền mặt: Theo kết quả kết quả nguyên cứu cho thấy chỉ số trạng thái tiền mặt tác động ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng được đo lường bằng
ROA tuy nhiên lại tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng được đo lường bằng ROE. Do đó, các NHTM nên đưa ra quyết định về việc điều tiết lượng tiền mặt sao cho phù hợp, không để lượng tiền mặt dư thừa hoặt quá thiếu. Khi ngân hàng có một dòng tiền tốt thì thường có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hon nhằm đầu tư và thúc
đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên những ngân hàng có lợi thế kinh tế về quy mô và khả năng tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hon so với các ngân hàng có quy mô nhỏ. Vì vậy việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn có thể tạo nên chi phí co hội không đáng có. Các nhà quản trị cần xem xét kỹ các chỉ số tài chính trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đảm bảo ngân hàng đang đi đúng hướng và hiệu quả.
Kiểm soát nợ xấu: Dựa theo kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng nợ xấu tăng lên làm cho lợi nhuận của các ngân hàng cũng giảm đi đáng kể. Thực trạng vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thưong mại Việt Nam trong thời gian qua có sự gia tăng
đáng kể đã làm suy giảm năng lực tài chính của ngân hàng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng, cũng như ảnh hưởng sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Do vậy kiểm soát nợ xấu là điều hết sức cần thiết để có thể hạn chế những thiệt hại và tổn thất nặng nề xảy ra. Các ngân hàng có thể thực hiện một số gợi ý được đề xuất sau nhằm kiểm soát vấn đề nợ xấu như sau:
Thứ nhất, ngân hàng cần thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt
động tín dụng. Đây là biện pháp quan trọng, không chỉ theo dõi, cập nhật kịp thời tình hình khoản vay mà nó còn hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Một khoản
bị xấu đi. Đồng thời, phải nắm rõ được phương án sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra định kỳ nhằm so sánh tình hình thực tế với dự kiến
ban đầu, kiểm soát được nguồn trả nợ cho ngân hàng. Công tác kiểm tra sử dụng vốn cần phải được thực hiện nghiêm túc, tránh trường hợp mang tính đối phó, mang tính thủ tục.
Thứ hai, đối với các khoản nợ xấu hiện tại, các ngân hàng nhanh chóng thực hiện các biện pháp thu hồi nợ theo quy định để giảm nợ xấu, đẩy nhanh việc bán tài sản thu hồi nợ, trường hợp cần thiết và phù hợp với quy định các NHTMCP bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC). Bên cạnh đó, các NHTM có thể cơ cấu đối với
các khoản nợ xấu mà khách hàng có khả năng trả nợ, xây dựng lại kỳ trả nợ.
Thứ ba, đào đạo và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngân hàng. Tuân thủ quy định và quy chế của ngân hàng.