Dự phòng khoản phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THUTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNWELHUNT VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10598644-2522-013227.htm (Trang 29 - 32)

1.2 Nội dung kếtoán cáckhoản phải thu

1.2.5 Dự phòng khoản phải thu khó đòi

Căn cứ thông tư 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019 của Bộ Tài Chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

Đối tượng và điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế, có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ. Các khoản nợ của những đối tượng

này gọi là nợ phải thu khó đòi. Điều kiện để ghi nhận một khoản nợ là nợ phải thu khó đòi:

Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác (nếu có).Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

• Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

• Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Phương pháp lập dự phòng

Để đề phòng những tổn thất về khác khoản thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi (tính trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp), kèm theo các chứng từ gốc chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

Trong đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

• 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

• 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

• 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

• 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

411

Khoán dự phòng phãi thu__________ khó đòi sau khi bù đắp tổn

thất được hạch toán tăng vốn NN

(khi DN 100% vốn NN chuyền

thành cóng ty CP) So dã

lập dự phòng

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Xử lý khoản dự phòng

Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo quy định; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp không phải trích lập;

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi

Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán (TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý) trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng TK2293 - Dự phòng phải thu khó đòi phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

Ket cấu và nội dung phản ánh

19

TK 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” Bên Nợ

Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết

Bên Có

Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính

Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra

Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi

được phải xóa sổ

Số dư bên Có: Số dự phòng tổn thất tài

sản hiện có cuối kỳ Sơ đồ hạch toán Dự phòng phải thu khó đòi

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản Dự phòng phải thu khó đòi

131, 138, 128, 244

Phần chênh lệch SO phái lập dự phòng kỳ này lỡn hon số đà lập tử kỳ trước

Hoán nhập phần chênh lệch nếu số phâi lập dự phòng kỳ này nhó hon số đã lập từ ký’ trước Khi các khoăn nợ

phâi thu khỏ đòi xác din 1 là không thể thu hồi

Ố42

Phần được tinh vão chi phi

111,112 , 331,334

Phần tổ chức, cá nhàn phãi bổi thường

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THUTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNWELHUNT VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10598644-2522-013227.htm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w