Kiểm soát nội bộ cáckhoản phải thu tại công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THUTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNWELHUNT VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10598644-2522-013227.htm (Trang 80 - 83)

2.2 Thực trạng kếtoán cáckhoản phải thu tại công ty

2.2.8Kiểm soát nội bộ cáckhoản phải thu tại công ty

Khi phát sinh giao dịch cần phát hành hóa đơn, kế toán tiến hành kiểm tra chéo thông tin với các chứng từ gốc (biên bản đo mớn, phiếu cân...) từ các bộ phận có liên, sau đó đối chiếu lại với các thông tin đã ghi nhận về khối lượng, giá trị giao dịch của hợp đồng, đảm bảo các hóa đơn được xuất đủ, xuất đúng khối lượng thực tế và đơn giá theo hợp đồng.

Việc xuất kho bán hàng cần đầy đủ chừng từ phê chuẩn việc xuất bán, chi tiết loại than bán, khối lượng, đơn giá. Khi giao hàng cho khách bên vận chuyển cần lập biên bản giao nhận có chữ ký của các bên để xác nhận chính xác khối lượng thực tế giao nhận làm căn cứ quyết toán và điều chỉnh chênh lệch.

Đối với khách hàng mới, việc xét duyệt hạn mức tín dụng và thời hạn tín dụng sẽ được công ty xem xét kỹ càng dựa vào quy mô và uy tín của khách hàng trên thị trường, bắt đầu với các giao dịch giá trị nhỏ và vừa, hạn chế giao dịch lớn.

Định kỳ kế toán sẽ phối hợp với bộ phận chứng từ để gửi bán đối chiếu công nợ cho khách hàng, tùy thời điểm mà sẽ thể hiện ở dạng số dư hoặc công nợ chi tiết.

Ke toán dựa vào dư nợ thực tế để tiến hành theo dõi việc thanh toán của khách hàng cũng như phân loại các khoản nợ dựa vào thời gian chậm thanh toán.

Thông qua hệ thống ERP, kế toán tại văn phòng sẽ thường xuyên đối chiếu số lượng nhập xuất kho, tồn kho với kế toán kho. Tại đây, kế toán kho sẽ bị giới hạn quyền xác nhận các phiếu xuất bán hàng, kế toán phải thu sẽ thực hiện việc xác nhận đó sau khi đã đối chiếu chính xác các phiếu nhập từ phía kế toán kho, giảm thiểu sai sót thông tin do công tác nhập liệu gây ra, cũng như có thể phát hiện kịp thời các sự chênh lệch về số liệu so với các chứng từ khác.

Cuối tháng, kế toán phải thu cần lập các mẫu báo cáo chênh lệch kho, chênh lệch bán hàng, báo cáo công nợ phải thu khách hàng, chú ý giải trình nguyên nhân của các trường hợp chưa thu hồi được nợ hoặc các trường hợp cần chú ý khác cho kế toán trưởng nhằm tăng cường theo dõi, giám sát, có biện pháp thu hồi nợ, đồng thời báo cáo Ban Giám đốc về tình hình thu hồi nợ thực tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •

Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát quá trình hình thành phát triển cũng như cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty nói chung và của bộ phận kế toán nói riêng. Tại đây, tác giả đi vào tìm hiểu chi tiết thực trạng công tác kế toán phải thu tại công ty Welhunt, từ việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến việc vận dụng hệ thống phần mềm ERP để xử lý các chứng từ, tài khoản kế toán, phục vụ công tác xử lý, lưu trữ, tổng hợp báo cáo, quản trị. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng công tác kế toán trên, dựa trên vốn kiến thức đã tích lũy và trải nghiệm sau khi tham gia vào công tác thực tế, tác giả sẽ đưa ra những ý kiến nhận xét về ưu, nhược điểm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán phải thu tại công ty, được trình bày ở chương sau.

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐƯA RA NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY TNHH WELHUNT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THUTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNWELHUNT VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 10598644-2522-013227.htm (Trang 80 - 83)