Khái niệm và đặc điểm của hoạt động chovay khách hàng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 28 - 30)

tại ngân hàng thương mại

2.1.3.1. Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Căn cứ vào Khoản 16 điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày

16/06/2010, “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một

thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.

Từ khái niệm về cho vay, và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là KHCN, có thể hiểu rằng cho vay KHCN tại NHTM là hình thức cấp tín dụng mà theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho KHCN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả

vốn của ngân hàng cho các cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể có mục đích đầu tư kinh doanh hoặc tiêu dùng.

2.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Đối tượng cho vay là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh. Các nhu cầu khác nhau của cá nhân khi vay vốn còn phụ thuộc vào môi trường, tập quán nơi họ sống cũng như là thu nhập, trình độ dân trí, sở thích cá nhân. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo khoản vay của cá nhân không nhiều và giá trị mỗi tài sản không lớn làm cho các NHTM cấp vốn không thể cao như

khi cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn, đồng thời phần thiếu hụt cho nhu cầu của KHCN dẫn đến vay vốn thường tự phát và bất chợt. Do đó, các khoản vay của KHCN

thường nhỏ lẻ, không thường xuyên và không ổn định.

Tuy quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng KHCN đi vay lại rất nhiều. Đặc biệt số lượng này lại càng lớn tại các NHTM bởi “việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang trở thành xu hướng tất yếu của các NHTM tại Việt Nam” (Hoàng Thị Ngọc Thúy, 2021), do đó mà tổng quy mô cho vay KHCN chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của các NHTM. Thêm vào đó, lãi suất cho vay KHCN luôn cao hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp nên có thể thấy hoạt động này mang lại lợi nhuận cao.

Sở dĩ lãi suất cho vay cao là do chi phí ngân hàng bỏ ra đối với KHCN thường

cao hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Điều này được giải thích là do bên cạnh việc số lượng khoản vay nhiều nhưng quy mô của mỗi khoản vay lại nhỏ, từ đó mà các NHTM phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho việc thực hiện quy trình cho vay như lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt và theo dõi cũng như thu hồi các khoản vay của từng

và lại sẽ tốn thêm một phần chi phí cho việc phổ biến và tiếp cận các sản phẩm đến với khách hàng cũng như mở rộng thị phần đối với phân khúc này.

Với các khoản vay nhỏ lẻ của rất nhiều đối tượng khách hàng sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp có các báo cáo tài chính với số liệu cụ thể thì chất lượng các thông tin tài chính của KHCN lại thường không cao và không đầy đủ. Do đó, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong công tác thẩm định bởi việc xác định tư cách của khách hàng có thể bị các thông tin có thể thiếu trung thực từ khách hàng gây ra phán đoán không đúng, và kết quả thẩm định sai sẽ làm gia tăng

rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, đối với tài sản bảo đảm của KHCN đôi khi gặp hạn chế nên để có thể có được nhiều khách hàng thì hầu hết các NHTM sẽ có các hình thức cho khách hàng trả nợ khoản vay không cần TSBĐ mà sẽ thu nợ qua quỹ lương hàng tháng của khách hàng chẳng hạn. Việc này sẽ tiềm ẩn rủi ro khi mà các cá nhân có công việc không ổn định hay gặp các vấn đề về sức khỏe. Đồng thời đối với các cá nhân, hộ gia đình vay cho việc phục vụ sản xuất kinh doanh, họ thường chưa có kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế cũng như khả năng quản lý kém để có thể cạnh tranh

và ứng phó với các biến động thị trường sẽ dễ dẫn đến kinh doanh thất bại và làm ảnh

hưởng tới năng lực hoàn trả nợ vay của khách hàng.

Về mối quan hệ pháp lý thì trong quan hệ vay, ngân hàng và KHCN có quan hệ trực tiếp với nhau, trực tiếp ký kết vào các hợp đồng tín dụng và các văn bản liên quan đến việc vay vốn. Quy trình xét duyệt cho vay và hồ sơ KHCN thường đơn giản

hơn so với doanh nghiệp, tổ chức vì nó là các món vay nhỏ.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w