Các nghiên cứu trước có liên quan

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 66)

2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Anderson, Cox & Fulcher (1976) nghiên cứu quyết định lựa chọn ngân hàng và phân khúc thị trường ở Hoa Kỳ với 466 mẫu quan sát đã cho thấy sự thuận tiện, giới thiệu của bạn bè, thương hiệu của ngân hàng, phí dịch vụ, dễ dàng vay vốn, phí dịch vụ thấp, lãi suất cao, lãi vay thấp là tiêu chí quan trọng để lựa chọn một ngân hàng

Denton (1991) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng ngân hàng được sử dụng bởi mỗi khách hàng, các loại dịch vụ được sử dụng tại mỗi ngân hàng đó. Đối tượng khảo sát là những khách hàng sử dụng ít nhất hai ngân hàng với 120 mẫu trả lời nhận về, trong đó số lượng nam và nữ cũng như trẻ và già bằng nhau với độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi và lớn hơn 40 tuổi, khu vực thực hiện phỏng vấn là bên ngoài ba ga đường sắt vận chuyển công cộng ở Hồng Kông: Tsuen Wan ở New Territories, ga Mong Kok ở Kowloon, and nhà ga Causeway Bay ở đảo Hồng Kông. Thông qua kiểm định thống kê mô tả T-test, nghiên cứu cho thấy tiêu chí lựa chọn ngân hàng của người dùng nhiều ngân hàng ở Hồng Kông là rủi ro, sự thuận tiện về vị trí chi nhánh, ATM, lợi thế tương đối của các ngân hàng được chọn, sự uy tín. Sự khác biệt trong việc lựa chọn các ngân hàng này còn dựa trên giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập và trình độ học vấn.

Zineldin (1996) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng ở Thụy Điển cho biết vị trí thuận tiện, giá cả và hình ảnh quảng cáo thì có tác động nhỏ đến sự lựa chọn ngân hàng. Bên cạnh đó, sự thân thiện và giúp đỡ nhiệt

tình của nhân viên, sự chính xác trong quản lý giao dịch, có sẵn các khoản vay và dịch vụ cung ứng và hiệu quả trong sửa chữa lỗi lầm là yếu tố quan trọng.

Almossawi (2001) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm những tiêu chí lựa chọn ngân hàng đang được sử dụng của sinh viên đại học ở Bahrain. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với 1000 sinh viên trong độ tuổi 19-24 (45% nam và 55% nữ) tại Bahrain với 30 biến quan sát lựa chọn được trích từ tài liệu liên quan, kinh nghiệm cá nhân và các cuộc phỏng vấn với một số quan chức ngân hàng và sinh viên đại học. Các phát hiện trong nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố chính được xác định về việc lựa chọn ngân hàng của sinh viên đại học: danh tiếng ngân hàng, sự thuận tiện của bãi đậu xe gần ngân hàng, sự thân thiện của nhân viên ngân hàng, và sự có sẵn cũng như vị trí của máy ATM. Những yếu tố khách hàng ít quan tâm gồm hình ảnh bên ngoài của ngân hàng, quảng cáo qua thư điện tử, sự giới thiệu từ người quen, bạn bè và nhân viên hướng dẫn tại ngân hàng.

Khi nghiên cứu về các yếu tố quyết định lựa chọn ngân hàng tại Pakitstan theo điểm của khách hàng, Rehman và Ahmed (2008) đã thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 358 KHCN từ các ngân hàng ở thành phố Lahore, Pakistan. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp: phân tích hồi quy đa biến, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của KHCN ở Lahore, Pakistan bao gồm dịch vụ khách hàng, sự thuận tiện, cơ sở vật chất ngân hàng và môi trường chung của ngân hàng

Mokhlis và cộng sự (2008) nghiên cứu xem xét các yếu tố quan trọng đối với sinh viên đại học tại Malaysia trong việc lựa chọn NHTM để gửi tiết kiệm. Đề tài này được tiến hành thực hiện với tổng số 350 bảng câu hỏi được phân phát tại lớp học sau khi đã được nhà nghiên cứu phổ biến về vấn đề khảo sát, 323 bảng được trả về, trong đó 281 bảng được coi là có thể sử dụng được (hợp lệ và đã hoàn thành). Tất cả các phân tích được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS 11.0, kết quả cho thấy quyết định lựa chọn ngân hàng chủ yếu dựa trên 9 tiêu chí lựa chọn. Cảm giác an toàn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh viên trong việc lựa chọn ngân hàng, kế

đến lần lượt là các yếu tố: dịch vụ ATM, lợi ích tài chính, chất lượng dịch vụ, sự gần gũi, vị trí chi nhánh ngân hàng. Ngược lại, các yếu tố không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định ngân hàng là sự ảnh hưởng khác (không bao gồm yếu tố con người), sức hấp dẫn và ảnh hưởng của mọi người.

Nghiên cứu của Safiek Mokhlis (2009) với đề tài “Các yếu tố quyết định tiêu chí lựa chọn ngân hàng bán lẻ ở Malaysia: Phân tích các quyết định lựa chọn dựa trên giới tính”. Phương pháp định lượng qua việc sử dụng các câu trả lời được đưa ra bởi 368 sinh viên ở Malaysia. Kết quả cho thấy có một số khác biệt trong các yếu tố lựa chọn ngân hàng được sử dụng bởi khách hàng nam và nữ. Các yếu tố mà cả nam và nữ đều có sự khác biệt là sự hấp dẫn, quảng cáo tiếp thị, dịch vụ ATM, sự gần gũi, ảnh hưởng của mọi người và lợi ích tài chính. Với phát hiện này, các nhà quản trị ngân hàng nên có cách tiếp cận khách hàng nam và nữ khác nhau như có các phân khúc khác biệt khi thiết kế chiến lược marketing của họ.

Chigamba & Fatoki (2011) nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn NHTM của sinh viên đại học tại Nam Phi. Tác giả tiến hành phân tích định lượng với các công cụ thống kê như thống kê mô tả, phân tích EFA và Cronbach alpha và các kiểm định như T-test và phân tích phương sai (Analysis Of Variance - ANOVA) đối với các dữ liệu thu thập được từ đại học Fort Hare (cơ sở Alice) bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Kết quả cho thấy 6 yếu tố tác động từ cao tới thấp là chất lượng dịch vụ, vị trí gần, sự hấp dẫn, giới thiệu của người thân, chính sách marketing và giá cả đều là những yếu tố quyết định quan trọng trong sự lựa chọn NHTM.

Siddique (2012) phân tích các yếu tố được khách hàng xem là quan trọng trong việc lựa chọn NHTM tư nhân và NHTM quốc hữu hóa ở Bangladesh. Nghiên cứu dựa trên bảng khảo sát của 600 khách hàng của các NHTM tư nhân (PCB) và NHTM quốc hữu hóa (NCBs) nằm ở thành phố Rajshahi ở Bangladesh. Kết quả cho thấy đối với khách hàng khi lựa chọn một NHTM tư nhân thì các yếu tố: dịch vụ khách hàng hiệu quả và hiệu suất, tốc độ và chất lượng dịch vụ; hình ảnh của ngân hàng, ngân

hàng trực tuyến và sự quản lý tốt là quan trọng nhất. Mặt khác, về phía khách hàng của NHTM quốc hữu hóa thì chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp, vị trí chi nhánh thuận tiện, đầu tư an toàn (trách nhiệm của chính phủ), dịch vụ cung cấp đa dạng và phí dịch vụ thấp.

Frangos và cộng sự (2012) đã thu thập 277 mẫu khảo sát ngẫu nhiên của công dân Hy Lạp nhằm thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng đối với vay vốn ngân hàng: Trường hợp khách hàng Hy Lạp”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng hôn nhân cá nhân, chất lượng dịch vụ, vẻ bề ngoài của ngân hàng và chính sách cho vay có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định vay vốn của KHCN.

2.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây nói về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng như nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) đưa ra 6 yếu tố được khảo sát các người dân sinh sống tại thành phố Đà Lạt với 350 bảng câu hỏi hợp lệ thu về. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước thống kê mô tả mẫu, kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và kiểm định các giả thuyết bằng phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy đối với KHCN thì yếu tố nhận biết thương hiệu có tác động mạnh nhất đến xu hướng lựa chọn ngân hàng, lần lượt tiếp theo là các yếu tố sau: thuận tiện về vị trí, xử lý sự cố, ảnh hưởng của người thân, vẻ bên ngoài và cuối cùng là thái độ đối với chiêu thị.

Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá các yếu tố lựa chọn NHTM tại TP. HCM của người cao tuổi của Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014), với mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lí thuyết về ngân hàng, khách hàng cao tuổi, hành vi người tiêu dùng và các nghiên cứu đi trước về lựa chọn ngân hàng. Đồng thời thông qua đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định Friedman được thực hiện trên dữ liệu thu thập từ

150 mẫu khảo sát cho ra kết quả rằng 7 yếu tố: chất lượng nhân viên, giá, uy tín, kinh nghiệm, cơ sở vật chất, ưu đãi và sự tham khảo có tác động theo thứ tự từ cao đến thấp đến quyết định lựa chọn ngân hàng.

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015) nghiên cứu phân tích trên 265 ý kiến khảo sát của KHCN trên địa bàn TP. HCM đã khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của KHCN tại TP. HCM với mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp lần lượt là lợi ích của sản phẩm dịch vụ, nhân viên, danh tiếng, thuận tiện, hữu hình, ảnh hưởng và cuối cùng là quảng bá.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình kinh doanh đối với khoản vay tín dụng từ các NHTM của Nguyễn Hồng Hà và Liên Tố Trinh (2019) nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ kinh doanh: trường hợp các NHTM ở tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu từ 300 hộ kinh doanh giao dịch tại 4 NHTM ở tỉnh Trà Vinh (ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam). Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay vốn ngân hàng của hộ kinh doanh bao gồm: thương hiệu ngân hàng, lãi suất vay, thái độ phục vụ và thủ tục vay. Trong số đó, thương hiệu ngân hàng và lãi suất cho vay có tác động mạnh nhất đến quyết định vay vốn của hộ kinh doanh tại các ngân hàng tại tỉnh Trà Vinh.

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của KHCN là lợi ích từ sản phẩm, thuận tiện, hữu hình, nhân viên ngân hàng, danh tiếng ngân hàng, ảnh hưởng của những người xung quanh và marketing. Kết quả đưa ra bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic xử lý dữ liệu của 285 phiếu điều tra trực tiếp các KHCN tại thành phố Biên Hòa vào năm 2014.

Với mục đích nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân trên địa bàn TP. HCM, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Minh Tuấn (2020) đã tiến hành điều tra 288 KHCN đã, đang và chưa vay vốn tại ngân hàng chính sách chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp lấy mẫu phi xác suất tiếp cận thuận tiện. Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng ma trận tương quan và hàm hồi quy về mối quan hệ giữa các nhân tố trên với quyết định vay vốn. Kết quả chỉ ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của người dân gồm: uy tín thương hiệu, lãi suất và chi phí, năng lực phục vụ, sự thuận tiện, phương tiện hữu hình, thủ tục vay vốn, ảnh hưởng của người thân tác động theo thứ tự giảm dần đến quyết định vay vốn ngân hàng của người dân.

Mặt khác, các nhân tố này lại được tác giả xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu của Lương Trung Ngãi và Phạm Văn Tài (2019) gồm 7 nhân tố: thương hiệu ngân hàng, phương tiện hữu hình, sự thuận tiện, thủ tục vay, lãi suất và chi phí vốn, nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ bao gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn: thương hiệu ngân hàng, lãi suất cho vay, nhân viên, thủ tục vay vốn. Kết quả có được thông qua việc thu thập dữ liệu bằng khảo sát trực tiếp 300 KHCN đã, đang vay vốn tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh tỉnh Trà Vinh và xử lý số liệu đó bằng phần mềm SPSS 20.0 qua các phương pháp phân tích số liệu như thống kê mô tả các biến, kiểm định sự khác biệt các trung bình, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy Binary Logistic.

2.4.3. KHOẢNG TRỐNG CỦA NGHIÊN CỨU

Từ các bài nghiên cứu liên quan, có thể thấy rằng tùy theo quan điểm của mỗi tác giả, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và nền kinh tế quốc gia đang xem xét mà có sự khác biệt giữa các yếu tố. Qua việc nghiên cứu những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, về cơ bản đã rút ra được những yếu tố quan trọng như sau: lý thuyết dịch vụ cho vay của ngân hàng, lý thuyết hành vi người tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của KHCN tại NHTM. Tuy

nhiên, mỗi nghiên cứu trong và ngoài nước trên thực hiện ở các phạm vi khác nhau, sẽ cho ra những kết quả nghiên cứu hoàn toàn không giống nhau. Hơn nữa, đối với các mô hình nghiên cứu được đề cập có phạm vi nghiên cứu ở những khu vực khác nhau trên thế giới nếu áp dụng một mô hình lý thuyết vào ngữ cảnh Việt Nam có thể không phù hợp do sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là các yếu tố đặc trưng của KHCN tại Việt Nam. Tại Việt Nam, phong tục tập quán mỗi vùng miền lại không giống nhau và đặc biệt tại mỗi tỉnh, thành đều có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau dẫn đến sự đa dạng về đặc điểm dân số tại ở mỗi nơi. Thêm vào đó, có những nghiên cứu cùng khu vực khảo sát nhưng lại khác đối tượng điều tra. Từ đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại NHTM vẫn chưa được khai thác kĩ và sát sao với thực trạng tại địa bàn TP.HCM và với đặc trưng của người dân sinh sống ở đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các vấn đề như KHCN, cho vay KHCN tại NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu còn trình bày các mô hình hành vi của khách hàng, các đặc điểm của dịch vụ cho vay của ngân hàng nhằm làm cơ sở đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KHCN tại các NHTM. Bên cạnh đó, chương 2 còn tiến hành khảo lược các đề tài nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở lý thuyết chương 2, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng như tìm ra các thành phần thang đo có tác động để thiết kế bảng câu hỏi phù hợp cho đối tượng khảo sát trong chương 3.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Những đặc thù của khách hàng cá nhân đi vay vốn tại các ngân hàngthương mại TP. Hồ Chí Minh thương mại TP. Hồ Chí Minh

KHCN đi vay vốn tại các NHTM ở TP. HCM mang đặc điểm về dân số và đặc điểm lao động ở TP. HCM. Theo đó, dân số ở đây tập trung đa dạng nền văn hóa từ nhiều nơi bởi tỷ lệ dân nhập cư chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, theo Nguyễn Viết Định (2020), bình quân mỗi năm TP. HCM tăng thêm khoảng 200.000 dân có đăng ký chính thức (từ năm 2012-2016 tăng 850.000 dân), trong đó số lượng tăng thêm có 2/3 là dân nhập cư từ nơi khác đến. Điều này là do các khu công nghiệp, đô thị và thị

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(158 trang)
w