Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 69 - 73)

Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây nói về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng như nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) đưa ra 6 yếu tố được khảo sát các người dân sinh sống tại thành phố Đà Lạt với 350 bảng câu hỏi hợp lệ thu về. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước thống kê mô tả mẫu, kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và kiểm định các giả thuyết bằng phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy đối với KHCN thì yếu tố nhận biết thương hiệu có tác động mạnh nhất đến xu hướng lựa chọn ngân hàng, lần lượt tiếp theo là các yếu tố sau: thuận tiện về vị trí, xử lý sự cố, ảnh hưởng của người thân, vẻ bên ngoài và cuối cùng là thái độ đối với chiêu thị.

Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá các yếu tố lựa chọn NHTM tại TP. HCM của người cao tuổi của Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014), với mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên cơ sở lí thuyết về ngân hàng, khách hàng cao tuổi, hành vi người tiêu dùng và các nghiên cứu đi trước về lựa chọn ngân hàng. Đồng thời thông qua đánh giá độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định Friedman được thực hiện trên dữ liệu thu thập từ

150 mẫu khảo sát cho ra kết quả rằng 7 yếu tố: chất lượng nhân viên, giá, uy tín, kinh nghiệm, cơ sở vật chất, ưu đãi và sự tham khảo có tác động theo thứ tự từ cao đến thấp đến quyết định lựa chọn ngân hàng.

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015) nghiên cứu phân tích trên 265 ý kiến khảo sát của KHCN trên địa bàn TP. HCM đã khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng của KHCN tại TP. HCM với mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp lần lượt là lợi ích của sản phẩm dịch vụ, nhân viên, danh tiếng, thuận tiện, hữu hình, ảnh hưởng và cuối cùng là quảng bá.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ gia đình kinh doanh đối với khoản vay tín dụng từ các NHTM của Nguyễn Hồng Hà và Liên Tố Trinh (2019) nhằm điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ kinh doanh: trường hợp các NHTM ở tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu từ 300 hộ kinh doanh giao dịch tại 4 NHTM ở tỉnh Trà Vinh (ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam). Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay vốn ngân hàng của hộ kinh doanh bao gồm: thương hiệu ngân hàng, lãi suất vay, thái độ phục vụ và thủ tục vay. Trong số đó, thương hiệu ngân hàng và lãi suất cho vay có tác động mạnh nhất đến quyết định vay vốn của hộ kinh doanh tại các ngân hàng tại tỉnh Trà Vinh.

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Quốc Huy (2016) xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của KHCN là lợi ích từ sản phẩm, thuận tiện, hữu hình, nhân viên ngân hàng, danh tiếng ngân hàng, ảnh hưởng của những người xung quanh và marketing. Kết quả đưa ra bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic xử lý dữ liệu của 285 phiếu điều tra trực tiếp các KHCN tại thành phố Biên Hòa vào năm 2014.

Với mục đích nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng chính sách để vay vốn của người dân trên địa bàn TP. HCM, Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Minh Tuấn (2020) đã tiến hành điều tra 288 KHCN đã, đang và chưa vay vốn tại ngân hàng chính sách chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp lấy mẫu phi xác suất tiếp cận thuận tiện. Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng ma trận tương quan và hàm hồi quy về mối quan hệ giữa các nhân tố trên với quyết định vay vốn. Kết quả chỉ ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của người dân gồm: uy tín thương hiệu, lãi suất và chi phí, năng lực phục vụ, sự thuận tiện, phương tiện hữu hình, thủ tục vay vốn, ảnh hưởng của người thân tác động theo thứ tự giảm dần đến quyết định vay vốn ngân hàng của người dân.

Mặt khác, các nhân tố này lại được tác giả xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu của Lương Trung Ngãi và Phạm Văn Tài (2019) gồm 7 nhân tố: thương hiệu ngân hàng, phương tiện hữu hình, sự thuận tiện, thủ tục vay, lãi suất và chi phí vốn, nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ bao gồm 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn: thương hiệu ngân hàng, lãi suất cho vay, nhân viên, thủ tục vay vốn. Kết quả có được thông qua việc thu thập dữ liệu bằng khảo sát trực tiếp 300 KHCN đã, đang vay vốn tại NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh tỉnh Trà Vinh và xử lý số liệu đó bằng phần mềm SPSS 20.0 qua các phương pháp phân tích số liệu như thống kê mô tả các biến, kiểm định sự khác biệt các trung bình, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy Binary Logistic.

2.4.3. KHOẢNG TRỐNG CỦA NGHIÊN CỨU

Từ các bài nghiên cứu liên quan, có thể thấy rằng tùy theo quan điểm của mỗi tác giả, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và nền kinh tế quốc gia đang xem xét mà có sự khác biệt giữa các yếu tố. Qua việc nghiên cứu những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, về cơ bản đã rút ra được những yếu tố quan trọng như sau: lý thuyết dịch vụ cho vay của ngân hàng, lý thuyết hành vi người tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của KHCN tại NHTM. Tuy

nhiên, mỗi nghiên cứu trong và ngoài nước trên thực hiện ở các phạm vi khác nhau, sẽ cho ra những kết quả nghiên cứu hoàn toàn không giống nhau. Hơn nữa, đối với các mô hình nghiên cứu được đề cập có phạm vi nghiên cứu ở những khu vực khác nhau trên thế giới nếu áp dụng một mô hình lý thuyết vào ngữ cảnh Việt Nam có thể không phù hợp do sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là các yếu tố đặc trưng của KHCN tại Việt Nam. Tại Việt Nam, phong tục tập quán mỗi vùng miền lại không giống nhau và đặc biệt tại mỗi tỉnh, thành đều có điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau dẫn đến sự đa dạng về đặc điểm dân số tại ở mỗi nơi. Thêm vào đó, có những nghiên cứu cùng khu vực khảo sát nhưng lại khác đối tượng điều tra. Từ đó, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KHCN tại NHTM vẫn chưa được khai thác kĩ và sát sao với thực trạng tại địa bàn TP.HCM và với đặc trưng của người dân sinh sống ở đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các vấn đề như KHCN, cho vay KHCN tại NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu còn trình bày các mô hình hành vi của khách hàng, các đặc điểm của dịch vụ cho vay của ngân hàng nhằm làm cơ sở đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KHCN tại các NHTM. Bên cạnh đó, chương 2 còn tiến hành khảo lược các đề tài nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở lý thuyết chương 2, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cũng như tìm ra các thành phần thang đo có tác động để thiết kế bảng câu hỏi phù hợp cho đối tượng khảo sát trong chương 3.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 69 - 73)