Những đặc thù của khách hàng cá nhân đi vay vốn tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 73 - 78)

thương mại TP. Hồ Chí Minh

KHCN đi vay vốn tại các NHTM ở TP. HCM mang đặc điểm về dân số và đặc điểm lao động ở TP. HCM. Theo đó, dân số ở đây tập trung đa dạng nền văn hóa từ nhiều nơi bởi tỷ lệ dân nhập cư chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, theo Nguyễn Viết Định (2020), bình quân mỗi năm TP. HCM tăng thêm khoảng 200.000 dân có đăng ký chính thức (từ năm 2012-2016 tăng 850.000 dân), trong đó số lượng tăng thêm có 2/3 là dân nhập cư từ nơi khác đến. Điều này là do các khu công nghiệp, đô thị và thị trường việc làm rộng mở ở TP. HCM đã thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh khác đến tìm việc làm. Bên cạnh đó là sự góp mặt của đông đảo học sinh, sinh viên học tập tại đây hàng năm. Mặt khác, TP. HCM có đầy đủ tất cả các điều kiện cho đa dạng nhu cầu trong cuộc sống và phát triển của con người nên hầu hết người dân di cư đến đây đều có xu hướng sẽ sinh sống lâu dài. Họ mang theo các thói quen và văn hóa ở địa phương rồi hòa vào lối sống của người dân thành phố.

Đối với sự đa dạng trong văn hóa, tập quán, thói quen của người dân, hoạt động chiêu thị của ngân hàng là cần thiết để tác động lên đặc điểm yếu tố văn hóa này nhằm tạo ấn tượng và yêu thích cho phần lớn khách hàng, đồng thời tránh đi các điều tối kị ở văn hóa của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, Vneconomy (2021) cho biết TP. HCM đã không thể đáp ứng mục tiêu thu nhập 9800 USD/người/năm theo như kế hoạch 2016-2020 của TP. HCM và thu nhập ước tính vào năm 2020 ở thành phố này là 6328 USD/ người/ năm, quy đổi theo giá ngoại tệ sang VND thì thu nhập trung bình xoay quanh 12 triệu đồng/ người/ tháng. Đồng thời theo Tổng cục thống kê (2020) thu nhập trung bình cả nước là 4,2 triệu đồng/ người/ tháng nên có thể thấy so với con số này thì thu nhập bình quân của người dân ở TP. HCM là khá cao. Tuy nhiên, dãi lương hay thu nhập của người lao động trên địa bàn phân bố rộng gây nên sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt ở thành phố này, mặc dù UBND TP đã ban hành Chương trình Giảm nghèo bền vững ở các giai đoạn như 2014 - 2015, 2016 - 2020 và tiếp tục ban hành quyết định phê duyệt chương trình này ở giai đoạn 2021 - 2025. Sự khác biệt sâu sắc trong thu nhập của người dân có thể làm cho quyết định lựa chọn ngân hàng trong các NHTM để vay vốn của các người dân có thể khác nhau. Đồng thời, TP. HCM có nhiều quận, huyện và mỗi đơn vị hành chính này lại mang các đặc điểm kinh tế khác nhau, chẳng hạn quận 1 có nhiều trung tâm tài chính, thương mại, hay quận 9, Bình Tân tập trung nhiều khu công nghiệp,... Từ đó, có thể thấy các ngành nghề hoạt động của người dân vô cùng phong phú. Chính vì đa dạng về trình độ văn hóa, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp mà mỗi khách hàng có những đặc điểm khác nhau về khả năng, sở thích, mong muốn, định hướng và kỳ vọng, từ đó có các yêu cầu khác nhau về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, khi quyết định lựa chọn một NHTM nào đó để vay vốn khách hàng sẽ lựa chọn các sản phẩm cho vay có chính sách phù hợp với bản thân.

Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM (2020) cho biết dân số trung bình trên địa bàn TP. HCM có 9.038.566 người năm 2019 và con số này ít biến động trong năm 2020. Theo đó, dân số ở TP. HCM là đông nhất nhì cả nước và tổng số dân trong độ tuổi lao động cao, thị trường tín dụng TP. HCM chính là thị trường đầy tiềm năng phát triển mảng cho vay cá nhân. Các chỉ tiêu đánh giá lực lượng lao động được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Lực lượng lao động và tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trên địa bàn TP. HCM năm 2019 - 2020

Tỷ lệ tham gia lực lượng

lệ

Chưa qua đào tạo 62,9 613

Đã qua đào tạo Dạy nghề 50 4-6

Trung cấp 4-9 40

Cao đẳng 57 61

Đại học trở lên 215 239

Tổng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo 37,1 387

(Nguồn: Tổng cục thống kê - Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2019, 2020)

Theo tổng cục thống kê, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của TP. HCM năm 2019 và 2020 lần lượt là 65,9% và 63,9%, thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ chung của cả nước. Thực tế vì đây là thành phố lớn tập trung nhiều trường cao đẳng, đại học, trung tâm dạy nghề nên thu hút một lực lượng lớn dân số trong độ tuổi lao động tới cư trú với mục đích học tập hơn là tham gia thị trường lao động. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ dân số từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống tại thành phố này thuộc đối tượng nghỉ hưu hoặc có xu hướng ở nhà làm công việc nội trợ thay vì tham gia làm việc tạo thu nhập.

Một đặc điểm nữa khi nói về dân số của một khu vực chính là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động. Đặc điểm này được xem xét thông qua phương diện người lao động chưa qua đào tạo và đã qua đào tạo, được trình bày ở Bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động TP. HCM năm 2019 - 2020

Trình độ của người lao động hiện nay tại địa bàn TP. HCM là trình độ phổ thông chưa qua đào tạo. Đối tượng có trình độ phổ thông chỉ quan tâm để việc thỏa mãn nhu cầu vay vốn và thông tin trả nợ khoản vay. Do đó, các sản phẩm cho vay cá nhân của NHTM nhắm vào các đối tượng tiềm năng lớn này cần chú ý đơn giản hóa thủ tục, dễ hiểu trong việc cung cấp và trao đổi thông tin khoản vay,... Các NHTM có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu của đối tượng này, tuy nhiên, cũng chính sự dễ dàng này có thể làm cho ngân hàng ít chú tâm tới khách hàng lao động phổ thông. Đối với tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thì TP. HCM có tỉ lệ cao gấp đôi so với toàn quốc, đồng thời là nơi tập trung nhiều lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên.

Số liệu ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2 được lấy trong hai năm gần nhất là 2019 và 2020, để có thể thấy so sánh sự biến động của các chỉ tiêu này trước và trong dịch bệnh. Và với niềm tin dịch bệnh sẽ nhanh chóng kết thúc và nền kinh tế sẽ sớm hồi phục. Cá nhân khách hàng ở TP. HCM sẽ sớm trở lại với công việc ban đầu nên nghiên cứu sẽ không đưa số liệu năm 2021 vào vì số liệu này mang tính biến động nhất thời.

Từ đặc điểm đa dạng của KHCN đi vay vốn tại các NHTM ở TP. HCM, các ngân hàng có thể tập trung vào từng phân khúc khách hàng để đưa ra chính sách cho vay, hoạt động chiêu thị cũng như là giá cả hợp lý,. cho từng đối tượng. Bên cạnh đó, các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM đang có mặt và phân bổ rộng khắp trên mọi đơn vị ở TP. HCM từ trung tâm cho tới các vùng sâu hơn và các tiện ích về bãi gửi xe cũng như là dịch vụ chuyển khoản online hầu như đều được đáp ứng tại các NHTM. Do đó, yếu tố về sự tiện lợi này có thể không còn được khách hàng của các NHTM tại TP. HCM chú ý tới. Tuy nhiên, từ các phân tích các lý thuyết nền tảng về hành vi vay vốn của khách hàng, yếu tố này được đánh giá tác động đáng kể đến quyết định lựa chọn ngân hàng khi đi vay vốn của KHCN. Vì vậy, chưa có cơ sở chắc chắn để loại bỏ yếu tố này ra khỏi các yếu tố tác động được trình bày ở mục 2.3.4 phía trên, nên biến này sẽ được giữ lại để thực hiện kiểm định trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰACHỌN NGÂN HÀNG ĐỂ VAY VỐN CỦA KHÁCH HÀNG CÁNHÂN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598631-2495-013020.htm (Trang 73 - 78)