Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập (IAC)

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU - NGHIÊNCỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤNĐỘC LẬP (IAC) 10598549-2387-012151.htm (Trang 48)

2.1.1 Đặc điểm hoạt động

Năm 2001: Đơn vị thực tập là Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập (IAC). Được biết đến là một trong những doanh nghiệp tương đối trẻ và giàu tiềm năng phát triển trong lĩnh vực dịch vụ kế toán - kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập (IAC) được thành lập vào ngày 19/11/2001, theo giấy chứng nhận kinh doanh số 4102007369 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp với thông tin sau:

Tên giao dịch Việt Nam: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập Tên giao dịch nước ngoài: Independent auditing consulting CO LTD Tên viết tắt: IAC

Vốn điều lệ: 6 tỷ VNĐ

Trụ sở chính: Tầng 1, tòa nhà Vietphone Building 2, 21 Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

Văn phòng giao dịch của công ty: Tầng trệt Lô E1, Cao ốc Mỹ Đức, 220 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: 08 22200670 Fax: 08 22200671

Website: www.auditiac .com

Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập (IAC) có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập và có con dấu riêng hợp pháp.

Năm 2003: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập (IAC) đã được Bộ Tài chính niêm yết vào danh sách các công ty kiểm toán đủ điều kiện kiểm toán BCTC.

Năm 2004: Công ty là một trong số những tổ chức được cung cấp dịch vụ định giá doanh nghiệp theo danh sách công bố của Bộ Tài chính.

Năm 2011: Công ty đã mở rộng quy mô hoạt động rộng khắp cả nước với 3 văn phòng đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Năm 2014: Trải qua nhiều năm phấn đấu, mở rộng các loại dịch vụ, công ty đã có thể cung cấp thêm cho KH dịch vụ nhu tu vấn quản trị, tu vấn tài chính doanh nghiệp, tu vấn thuế...

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, hiện nay công ty đã có một trụ sở chính, một văn phòng đại diện tại TP.HCM, một văn phòng đại diện tại TP.Rạch Giá - Kiên Giang và một chi nhánh ở Hà Nội. Do những nổ lực không ngừng, công ty đã đuợc chứng nhận là nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam do NQA-Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất luợng quốc tế - Vuong quốc Anh làm cơ quan giám sát chất luợng.

2.1.2 Đặc điểm tổ chứcSơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập)

(Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập)

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Tổng giám đốc: Ngoài những vai trò chính trong việc điều hành và quản lý công ty, Tổng giám đốc còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm toán.

Trách nhiệm:

- Trực tiếp điều hành, phân công, phân nhiệm các KiTV và kiểm tra toàn bộ các công đoạn kiểm toán phù hợp với các quy định và quy chế hiện hành về kiểm

toán do nhà nuớc ban hành.

- Tổ chức đào tạo, bồi duỡng nghiệp vụ cho các thành viên trong phòng kiểm toán của công ty.

- Lập kế hoạch và thực hiện công tác kiểm toán, chỉ đạo chuyên môn công tác kiểm toán, soạn thảo quy trình kiểm toán chuẩn của công ty.

Quyền hạn:

- Ký kết các hợp đồng kiểm toán và đuợc ủy quyền cho Giám đốc ký hợp đồng

- Trực tiếp điều hành, kiểm tra, đôn đốc, phân công, phân nhiệm cho các KiTV và các tổ kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán của các tổ để lập BCKT.

Giám đốc

Trách nhiệm: Trực tiếp điều hành, phân công trách nhiệm cho các nhân viên, tu vấn đào tạo huấn luyện và bồi duỡng nghiệp vụ kiểm toán duới hình thức hợp đồng dịch vụ hay thực hiện các công đoạn có liên quan đến các hợp đồng kiểm toán.

Quyền hạn: Ký kết các hợp đồng dịch vụ kiểm toán theo sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm truớc Tổng giám đốc về các hoạt động này.

Nhóm trưởng: Là nguời đứng đầu, tổ chức việc kiểm toán. Có nhiệm vụ:

- Tổ chức đợt kiểm toán trực tiếp tại cơ sở của KH.

- Chủ động giao dịch với KH, đề nghị KH cung cấp và giải trình số liệu kiểm toán khi cần thiết.

- Phân công công việc cụ thể cho các trợ lý trong nhóm kiểm toán, hỗ trợ cho các trợ lý về mặt nghiệp vụ.

- Kiểm soát chất luợng các thành phần công việc do các trợ lý thực hiện, đánh giá đề xuất truớc khi trình lên cấp trên.

- Tổng hợp hoàn thiện hồ sơ kiểm toán, lập dự thảo điều chỉnh kiểm toán, trình duyệt điều chỉnh dự thảo và gửi KH.

- Điều chỉnh lại dự thảo sau khi nhận đuợc phúc đáp từ KH để phát hành báo cáo chính thức.

- Căn cứ vào hồ sơ kiểm toán, lập thu quản lý (nếu cần).

Trợ lý kiểm toán: Chủ yếu thực hiện các công việc chuyên môn theo chỉ đạo của nhóm truởng. Hỗ trợ nhóm truởng hoàn thiện hồ sơ kiểm toán.

2.1.3 Các dịch vụ do công ty cung cấp

> Đại lý thuế:

+ Đơn vị trực tiếp soạn thảo văn bản giao dịch với Cơ quan Thuế. + Giao dịch với Cơ quan Thuế.

+ Tiếp nhận hồ sơ từ KH để gửi Cơ quan Thuế.

+ Thay đổi, cung cấp thêm thông tin đăng ký thuế của nguời nộp thuế.

+ Thực hiện các thủ tục pháp lý để nguời nộp thuế có thể xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh truớc ngày 01/7/2007.

+ Khai thuế, xác định số thuế phải nộp cho nguời nộp thuế theo tháng - quý - năm theo từng sắc thuế, phuơng pháp thuế khoán.

+ Tiến hành thực hiện thủ tục để Cơ quan Thuế có thể xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trong các truờng hợp: Xuất cảnh, giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động,...của nguời nộp thuế.

+ Tiến hành thủ tục hoàn thuế hoặc bù trừ thuế.

+ Kiểm tra, soát xét, chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho việc thanh tra của Cơ quan Thuế đối với nguời nộp thuế.

> Đào tạo - Dạy nghề:

+ Cung cấp dịch vụ kế toán, kế toán truởng để đáp ứng nhu cầu của KH.

+ Xây dựng tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp; Huấn luyện đào tạo kế toán và KiTV nội bộ.

+ Giới thiệu, tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn khối ngành tài chính- kế toán và kiểm toán cho các doanh nghiệp.

+ Tu vấn lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán và quản trị.

+ Tu vấn việc lựa chọn thiết bị tin học và các dịch vụ khác có liên quan.

> Tu vấn định giá, quản trị, tài chính, kế toán, thuế, tin học:

+ Xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cổ phần hóa và các mục đích khác. + Định giá tài sản, thẩm định tình hình tài chính cho các doanh nghiệp.

+ Tu vấn phuơng pháp quản trị doanh nghiệp, thẩm định giá trị tài sản và dự án đầu tu.

+ Tu vấn thuế, tu vấn áp dụng Chế độ kế toán - tài chính.

> Kiểm toán:

+ Kiểm toán BCTC (theo luật định, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản,...).

+ Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tu để hoàn thành dự án. + Kiểm toán nội bộ, kiểm toán tuân thủ và các mục đích đặc biệt. + Kiểm toán soát xét BCTC, báo cáo quyết toán thuế.

2.2 Quy trình kiểm toán chung được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán

vấn Độc lập (IAC)

Hiện công ty đang áp dụng “Chuơng trình kiểm toán mẫu” do Hội KiTV hành nghề Việt Nam (VACPA) xây dựng. Chuơng trình đuợc thiết kế phù hợp với các công ty kiểm toán có quy mô vừa và nhỏ nhằm giúp tăng cuờng năng lực, nâng cao chất luợng kiểm toán.

Quy trình kiểm toán chung tại Công ty TNHH Kiểm toán Tu vấn Độc lập

chương trình kiểm toán mẫu của VACPA (Độc lập - Trung thực - Minh bạch). Tuy nhiên, công ty đã áp dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng hợp đồng kiểm toán cũng như quy mô của công ty KH. Quy trình bao gồm:

2.2.1 Tiền kế hoạch

Trong giai đoạn tiền kế hoạch, tiếp nhận KH là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán. Tiếp nhận KH là công việc thu thập thông tin về công ty KH để biết được các nhu cầu của họ nhằm tính toán mức phí cũng như thời gian thực hiện. Nếu như đồng ý sẽ tiến hành ký hợp đồng.

+ Đối với KH cũ: Công ty thường xuyên liên lạc với những nhân sự có liên quan và giúp đỡ tư vấn những thông tin mà công ty KH cần để tạo dựng sự tín nhiệm về chất lượng và nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên công ty.

+ Đối với KH mới: Khi tìm kiếm được một KH hoặc KH mới tìm đến công ty, công ty sẽ cử một hoặc một số nhân viên trong công ty để tìm hiểu sơ bộ về công ty KH, tránh kiểm toán cho một công ty thiếu trung thực. Những nhân viên này sẽ đại diện cho công ty trực tiếp trao đổi với KH để tìm hiểu thông tin về quy mô, khối lượng công việc, thời gian thực hiện,...

Sau khi tiếp nhận KH, công ty sẽ tiến hành ký kết hợp đồng khi phía KiTV, BGĐ, Ban quản trị thống nhất các điều khoản trong hợp đồng.

Trong file làm việc của KiTV tại IAC khi kiểm toán một KH, bước này gọi là xem xét chấp nhận KH và đánh giá rủi ro hợp đồng (A100). Trong phần này có hai tiểu mục dành cho KH của công ty:

+ A110 - Chấp nhận KH mới và đánh giá rủi ro hợp đồng

+ A120 - Chấp nhận, duy trì KH cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng.

2.2.2 Lập kế hoạch

BGĐ công ty sẽ họp với các ban chức năng của KH như BGĐ, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng để tìm hiểu kỹ về tình hình hoạt động, chiến lược kinh doanh, môi

trường kiểm soát và các chính sách kế toán của KH. Sau đó, lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, trong đó cần phải tóm tắt các nội dung sau:

> Những thông tin cơ bản về đơn vị KH.

> Những hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và HTKSNB.

> Đánh giá tổng quát về rủi ro và xác định mức trọng yếu.

> Phối hợp chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, chứng kiến kiểm kê tại đơn vị KH.

> Tổ chức nhân sự, thời gian cho cuộc kiểm toán.

Tất cả các tư liệu thu thập được ở giai đoạn này được lưu trong phần Hồ sơ KH. Các tư liệu này thường bao gồm: Lịch sử công ty, giấy phép kinh doanh, tổ chức bộ máy công ty, hợp đồng, những quyết định quan trọng,...

2.2.3 Thực hiện kiểm toán

Sau khi thiết lập kế hoạch kiểm toán, tùy vào quy mô đơn vị KH, công ty sẽ đến đơn vị KH hoặc KH chuyển cho công ty toàn bộ hồ sơ cần thiết để tiến hành kiểm toán.

KiTV chính sẽ phân công công tác kiểm toán cho các trợ lý kiểm toán và thống nhất về phương pháp kiểm toán, lưu ý số liệu. Cuộc kiểm toán được tiến hành thông qua các TNKS, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết trên cơ sở dữ liệu KH cung cấp.

Mỗi phần hành kiểm toán sẽ báo cáo kết quả kèm theo bằng chứng kiểm toán thu thập được cho KiTV chính. KiTV chính sẽ thực hiện những bút toán điều chỉnh (nếu có) rồi đưa ra kết luận chung về BCTC.

2.2.4 Hoàn thành kiểm toán

Sau khi thực hiện kiểm toán, KiTV sẽ tập hợp kết quả kiểm toán, trao đổi với KH về số liệu kiểm toán, từ đó làm cơ sở đưa ra ý kiến trên BCTC của đơn vị. Tùy mức độ và ảnh hưởng của những sai sót (nếu có) KiTV sẽ đưa ra ý kiến: Chấp nhận; Ngoại trừ; Bác bỏ hoặc Không đưa ra ý kiến về BCTC của KH.

GLV, bằng chứng kiểm toán, các tài liệu quan trọng được lưu file để phục vụ

2.3 Quy trình kiểm toán Doanh thu tại Công ty kiểm toán IAC 2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

2.3.1.1 Tim hiểu về môi trường kinh doanh của KH

- Các công việc ở bước này chủ yếu được IAC thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu sơ lược về công ty KH.

- Công ty IAC tiếp nhận yêu cầu kiểm toán của KH (bằng điện thoại, thư, fax...). sau đó hẹn ngày xuống làm việc.

- Tiếp cận KH.

- Căn cứ vào phiếu kiểm soát, Công ty IAC sẽ gửi thư báo giá cho KH.

- Sau khi KH hồi âm và thỏa thuận sơ bộ với Công ty IAC về nội dung thư báo giá đã nêu, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng này thường do Công ty

IAC soạn thảo.

- Tìm hiểu KH: Do trưởng phòng hoặc trưởng nhóm kiểm toán trực tiếp đến công ty KH thu thập các tài liệu cần thiết tìm hiểu tình hình. đặc điểm hoạt động

kinh doanh, HTKSNB và cơ sở pháp lý cho hoạt động của đơn vị KH. Nội

dung tìm

hiểu gồm:

+ Xem xét hồ sơ tài liệu và quan sát hoạt động của KH.

+ Đặt câu hỏi để ghi nhận hoặc nhận được các tài liệu có ngay. - Đánh giá các rủi ro trọng yếu.

- Lập chiến lược kiểm toán.

- Lập kế hoạch và xây dựng chương trình kiểm toán dựa trên những thông tin mà KiTV thu thập được.

2.3.1.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc tìm hiểu về HTKSNB luôn được thực hiện bởi những KiTV có kinh nghiệm và thường là trưởng nhóm trong mỗi cuộc kiểm toán tại công ty KH. KiTV tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục doanh thu thông qua các thủ tục kiểm soát

+ Đối với KH là các doanh nghiệp được kiểm toán lần đầu (KH mới), tùy theo dạng hợp đồng và chi phí kiểm toán mà KiTV sẽ xác định phạm vi, mức độ tìm hiểu như thế nào là hợp lý. KiTV đánh giá HTKSNB chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thông qua việc quan sát, phỏng vấn. KiTV chính sẽ tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng hoặc nhân viên kế toán của đơn vị để biết được việc tăng/giảm các khoản doanh thu như các hợp đồng mua bán, hóa đơn, xét duyệt của cấp trên, thay đổi quy chế trong việc cho KH nợ,...

+ Đối với KH là các doanh nghiệp được kiểm toán từ lần thứ 2 trở đi (KH cũ) thì KiTV sẽ xem xét những yếu kém năm trước đã được doanh nghiệp khắc phục như thế nào trong năm nay, hệ thống cũ có gì thay đổi không để bổ sung thêm nhận xét về HTKSNB.

Thông qua việc xem xét kỹ HTKSNB sẽ giúp cho KiTV có những nhận xét về sự hữu hiệu của HTKSNB, là cơ sở để kiểm toán mở rộng hoặc thu hẹp các TNKS hay lồng các TNKS vào TNCB, nhưng khi đó nó ảnh hưởng rủi ro kiểm toán và chi phí kiểm toán. Một số TNKS thường được KiTV sử dụng là:

+ Soát xét, đánh giá mức độ phân tách nhiệm vụ giữa các bộ phận trong chu trình bán hàng - thu tiền.

+ Kiểm tra hóa đơn bán hàng, hợp đồng, bảng giá, phiếu xuất kho,.

+ So sánh ngày ghi trên hóa đơn với ngày gửi hàng và ngày ghi vào sổ kế toán của đơn vị.

+ Xem xét việc bán chịu, những quy định đối với việc chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại.

+ Xem xét quy trình theo dõi và thu hồi công nợ của đơn vị.

2.3.1.3 Xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu được thiết lập thông qua việc đánh giá rủi ro kiểm toán và hệ thống các phân tích kỹ thuật về số liệu tài chính của KH. Tại IAC, mức trọng yếu được thiết lập cùng với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính. Trong từng trường hợp

riêng biệt, mức trọng yếu này có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với cuộc kiểm toán.

Thông thường mức trọng yếu sẽ được thiết lập tùy thuộc vào từng KH và từng khoản mục nhưng phần lớn chủ yếu dựa vào LN sau thuế. Tuy nhiên, nếu KH là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, LN sau thuế vẫn âm thì KiTV vẫn có thể chọn những chỉ tiêu khác như tổng tài sản, tổng doanh thu hay tổng vốn chủ sở hữu của

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU - NGHIÊNCỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤNĐỘC LẬP (IAC) 10598549-2387-012151.htm (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w