2.7Định nghĩa:
Ngành sữa là ngành sản xuất ra những sản phẩm dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe mà nguyên liệu chủ yếu là từ sữa.
$Sặ VietnamCredit
THỊ PHẦN SỮA VIỆT NAM
' 2020 Source: Euromonitor Vinomilk FriesIandCompina TH True Milk Abbott Nutifood Moc Chau Milk Vinasoy Others
Hình 2.2: Thị phần sữa tại Việt Nam
Nguồn: VietnamCredit
Hiện nay, thị phần ngành sữa Việt Nam được chia theo bảng trên với phần lớn do Vinamilk nắm giữ.
Drinkingmik ■ Powder milk ■ Yogurt ■ Cheese ■ Butter BOthers
Cơ cấu doanh thu thị trường sữa cùa Việt Nam - nguồn: Euromonitor.
Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu thị trường sữa của Việt Nam
Nguồn: Euromonitor
Tiêu thụ sữa chiếm 11,9% tiêu thụ FMCG tại Việt Nam, không thay đổi so với năm 2019. Người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chua để tăng khả năng miễn dịch trong thời kỳ dịch bệnh trong khi nhu cầu bị ảnh hưởng bởi các trường học trên toàn quốc phải đóng cửa gần ba tháng (năm 2020). SSI Research dẫn số liệu của
Euromonitor, cho biết, thị trường sữa (gồm sữa uống, sữa bột trẻ em, sữa chua ăn và sữa chua uống, phô mai, bơ và các sản phẩm từ sữa khác) ước tính đạt 135 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 (+8,3% so với cùng kỳ), nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và sữa uống tăng. Trong đó các ngành hàng tăng trưởng cao hơn bao gồm sữa uống (+10%), sữa chua (+12%), phô mai (+11%), bơ (+10%) và các sản phẩm từ sữa khác (+8%) trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị (số liệu của
• Sữa bột công thức (milk formula)
Sữa bột công thức là sản phẩm sữa bột trẻ em được pha chế theo công thức đặc biệt thay thế sữa mẹ hoặc bổ sung những vi chất đặc biệt dành cho các đối tượng đặc biệt, thường là trẻ em dưới 3 tuổi
Sữa bột là mảng sản phẩm đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sản xuất. Canh tranh trong ngành sữa diễn ra mạnh nhất ở mảng sữa bột (bao gồm cả sữa bột công thức và các loại sữa bột khác). Đặc biệt là các loại sữa bột thuộc phân khúc cao cấp sẽ là đối tượng cạnh tranh của các hãng do lợi nhuận của nhà sản xuất/ giá bán lẻ ở mức rất cao, đạt 40%, đây cũng là mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu các mặt hàng sữa. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt bởi có sự tham gia của rất nhiều hãng sữa cả trong nước và nước ngoài. Đây là mảng sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói, năm 2018, doanh thu đạt 48,9 nghìn tỷ, với tốc độ tăng trưởng ổn định 10%. CAGR dự đoán sẽ giảm những vẫn đạt gần 7% để đạt được 66 nghìn tỷ năm 2023. Do nguồn thu nhập cũng như điều kiện phân phối hạn chế, các sản phẩm sữa đang bị lệch về phía dân cư thành thị về doanh số cũng như độ đa đạng các mặt hàng. Các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, mức sống dân cư tăng lên, cha mẹ ở Việt Nam ngày càng có khả năng và muốn loại sản phẩm tốt nhất cho con mình. Đặc biệt ở các thành phố lớn, người mẹ ít có thời gian hơn để chăm sóc con mình, sữa bột trẻ em được sử dụng ngày càng nhiều khi chọn mua sản phẩm này, nhất là khi các cha mẹ cẩn thận hơn với các loại sữa có thể bị nhiễm melamine hoặc có hàm lượng protein thấp. Các loại sữa bột công thức được chia theo lứa tuổi trẻ em, phổ biến nhất là các lứa tuổi 0 - 6 tháng, 6 - 12 tháng, 1-2-3 tuổi và lớn hơn 3 tuổi.
• Sữa uống (drinking milk):
Bao gồm: Sữa nước, sữa bột khác (không bao gồm sữa bột công thức trẻ em) và sữa đậu nành. Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel, sữa nước có tính cạnh tranh ít hơn so với sữa bột vì các doanh nghiệp trong nước có lợi thế về nguồn
cung. Phân khúc này có tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm khoảng 14,6% trong 5 năm qua và tăng trưởng 13% trong năm 2018.
Vinamilk:
Trong đó, Vinamilk tiếp tục dẫn đầu, chiếm 55% thị phần. Tuy nhiên, với các dự báo đầy tiềm năng của thị trường sữa nước, đặc biệt là sữa tươi chỉ mới đáp ứng 35%, phần còn lại phục thuộc nhập khẩu khiến những doanh nghiệp khác tìm cách xâm nhập phân khúc này.
TH True Milk
Ngay từ khi thành lập, TH true Milk đã đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường sữa tươi vào 2020. Tập đoàn rút “hầu bao” 1,2 tỉ USD cũng như nhiều nhân lực nhằm xây dựng dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á. Việc tập trung vào dòng sản phẩm mới đã giúp TH true Milk có những bước phát triển. Chỉ 5 năm sau ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên, đến năm 2015, TH true Milk là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung ở Nghệ An.
Nutifood
Ngoài tập trung vào phân khúc sữa bột, theo xu hướng của người tiêu dùng cùng với bệ đỡ thương hiệu, Nutifood cũng đang nhắm tới phân khúc sữa nước với những kế hoạch táo bạo, trong đó có việc hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi với gần 120.000 con bò sữa, có khả năng cung cấp 1,2 triệu lít sữa/ngày. Tuy nhiên đến hiện tại thì chương trình hợp tác trên không như mong đợi nên lượng sữa tươi của Nutifood bán ra khá hạn chế, vì vùng nuôi bò của công ty chỉ mới đạt vài nghìn con, thấp so với các công ty khác.
Ngoài ra, phân khúc sữa nước cũng hấp dẫn các doanh nghiệp như Nestle, CTCP Sữa Quốc tế (IDP) và Mộc Châu. Được quỹ VinaCapital đầu tư cùng với sự dẫn dắt của “phù thủy marketing” là Tổng giám đốc Trần Bảo Minh, IDP đang tập trung xây dựng thương hiệu lớn ở trong nước và tầm nhìn hướng tới thị trường quốc tế. Công ty mạnh tay chi tiền vào việc quảng bá sữa tươi các loại trên các kênh truyền hình, đặc biêt là kênh dành cho trẻ em.
• Sữa bột khác:
Đây là các loại sữa bột dành riêng cho từng đối tượng, thường là người lớn với các sản phẩm như: Dielac Mama (Vinamilk), Enfamama (Abott), Frisomum (Dutch Lady - nhập khẩu trực tiếp từ Hà Lan) - hướng tới đối tượng là phụ nữ mang thai; Anlene (Fonterra Brands) hay Ensure (Abbott) dành cho người có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thị trường chuyên biệt trong ngành sữa thường là dinh dưỡng cho người lớn tuổi và dinh dưỡng dành cho theo bệnh lý như Vượt trội trong cung cấp calcium cho người lớn tuổi, nhãn hàng Anlene của công ty Fonterra đã chiếm đến 80% thị phần trong ngành hàng chuyên biệt này. Ở mảng sản phẩm này, các mặt hàng sữa nhập khẩu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế về thương hiệu và thị phần
• Sữa đậu nành:
Sản phẩm này có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm qua. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước trong Q1/2020 đạt 369 triệu lít, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu sữa nước trong Q1/2020 đạt 15.3 nghìn tỷ đồng. Thị trường sữa nước Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 14% trong giai đoạn 2014 - 2019. Dự báo, sản lượng sữa nước tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới do nguồn vốn đầu tư vào các nông trại sản xuất sữa ngày càng nhiều nhằm giảm sự lệ thuộc vào sữa nhập khẩu.
Sữa đặc có đường: Hiện nay thị trường này đã bão hòa, với 79% thị phần thuộc về vinamilk và 21% thị phần thuộc về Dutch Lady. Tuy nhiên, người tiêu dùng, đặc biệt là ở thành phố, bắt đầu nhận thức được sữa đặc có đường không tốt cho sức khỏe, và hiện nay, sữa đặc có đường hiện phổ biến hơn đối với người tiêu dung ở nông thôn.
Sữa chua: Sữa chua được nhiều người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hiện nay phần lớn sữa chua được sản xuất bởi các công ty sữa như Vinamilk, DutchLady, Ba Vì, Mộc Châu. Trong năm 2009, doanh thu sữa chu toàn thị trường tăng 11% so với năm 2008, đạt 2000 tỉ đồng. Sữa chua gồm có 2 loại, sữa chua ăn và sữa chua uống. Vinamilk đứng đầu thị trường về doanh thu sữa chua (khoảng 60% thị phần). chủ yếu ở mảng sữa chua ăn. Tiếp theo sau là
Dutchlady, với ưu thế ở mảng sữa chua uống, còn lại là sữa chua do hộ gia đình và các nhà máy nhỏ sản xuất. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, thị trường sữa chua sẽ dần đến giai đoạn bão hòa sau khi tăng trưởng mạnh trong nhiều năm qua.
2.6.2 Tiềm năng của ngành sữa:
Một phần trong hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 là Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Châu Âu về mức 3,5%-0% so với mức 5-15% như hiện tại trong vòng 3-5 năm tới. Điều này sẽ khiến thị trường sữa cạnh tranh hơn khi sữa nhập khẩu từ Châu Âu được hưởng lợi, nhưng đồng thời là động lực thúc đẩy các công ty sữa nội địa gia tăng năng lực để cung cấp ra thị trường các sản phẩm chất lượng hơn. Bên cạnh đó, một số công ty sữa nội địa đang nhập khẩu nguyên liệu bột sữa từ Châu Âu nên khi mức thuế giảm sẽ giúp các công ty này cải thiện biên lợi nhuận.
TIÊU THỤ SỮA BINH QUĂN ĐẦU NGƯƠI (BQDN) 2019
O BQỠN mõi nước — TB BQDN các Iilfc
Hình 2.4: Tiêu thụ sữa bình quân đầu người năm 2019
Nguồn: Báo cáo tài chính tập đoàn Vinamilk 2019
Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1,2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam luôn được đánh giá là có tiềm năng lớn. Tỉ lệ tăng trưởng GDP 6%-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14,2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Theo số liệu mới nhất của Euromonitor đến hết năm 2019, mức tiêu thụ sữa bình quân theo đầu người tại Việt Nam đạt 21,8kg, thấp hơn 18% so với mức 26,7kg của một số quốc gia lân cận trong khu vực Châu Á. Khoảng cách về thu nhập giữa Việt Nam và các quốc gia được so sánh là một lý do quan trọng giải thích cho sự chênh lệch trong mức tiêu thụ sữa. Theo đó, các dự báo nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,5-7,5%/năm tầm nhìn đến năm 2030 (World Bank), cùng với nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về tầm quan trọng của thực phẩm có lợi cho sức khỏe, sẽ là những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành sữa tiếp tục mở rộng quy mô trong trung và dài hạn. Hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong số các ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng sữa, bao gồm sữa bột và sữa tươi, cũng đang chứng tỏ là một ngành tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu ở mức 2 con số. Và theo xu hướng chung của thị trường thế giới thì ngành sữa Việt Nam vẫn đang trong chu kỳ tăng trưởng. Có thể nói, thị trường sữa đang có những bước phát triển nhanh chưa từng thấy trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nhóm hàng sữa đã đóng góp 13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng. Nhưng, số lợi nhuận khổng lồ từ ngành sữa mang lại hiện đang phải chia thị phần cho các hãng sữa ngoại và các nhà cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài.
2.8Lợi thế cạnh tranh trong ngành sữa
2.7.1 Điều kiện đầu vào
Nguồn nhân lực: Đối với yếu tố này, ngành sữa Việt Nam có được điều kiện phát triển thuận lợi. Thứ nhất, số lượng lao động có trình độ chuyên môn về chế biến thực phẩm không ngừng tăng lên. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2015 Việt Nam có khoảng 10.000 sinh viên tốt nghiệp ở chuyên ngành này. Thứ hai, lực lượng lao động trong nông nghiệp ở nước ta hiện vẫn rất dồi dào, cần thiết cho các doanh nghiệp ngành sữa trong việc mở rộng vùng tự chủ nguyên liệu. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng 37,1 triệu lao động trong nông nghiệp (chiếm 68,7% lực lượng lao động cả nước). Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 7,5 triệu lao động làm việc trong các ngành chế biến, chế tạo (chiếm 17,9% tổng số lao động cả nước).
Chi phí sử dụng nguồn lao động này còn tương đối thấp, cụ thể: thu nhập bình quân/tháng của lao động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 4,58 triệu; lao động nông, lâm, thuỷ sản là 3,13 triệu. Tuy nhiên, năng suất lao động trung bình của lao động trong ngành đạt 70 triệu đồng/người/năm, thấp hơn mức trung bình của cả nước (79,3 triệu) và một số ngành khác. Nhìn chung, năng suất lao động của Việt
Nam vẫn còn thấp tương đối so với các quốc gia trong khu vực. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động ước tính năm 2013 của Việt Nam chỉ bằng 37% của Thái Lan, 55% của Indone- sia, 36% của Trung Quốc, 58,5% của Ản Độ hay chỉ bằng 5,5% của Singapore. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lao động Việt Nam hoàn toàn có thể vận hành các công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến sữa. Tháng 12/2010, Công ty Cổ phần sữa TH đã mua toàn bộ bí quyết công nghệ cùng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel và quy trình chế biến hàng đầu thế giới từ các nước tiên tiến và đã áp dụng thành công. Điều này mở ra một viễn cảnh tươi sáng cho ngành sữa của Việt Nam trong tương lai, bên cạnh đó còn tạo dựng được niềm tin cho các doanh nghiệp khác trong ngành.
Nguồn tài sản vật chất: Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2015 Việt Nam có khoảng 2,5 nghìn ha đất chưa sử dụng và 41,3 nghìn ha đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, gây khó khăn cho việc chăn nuôi bò sữa cũng như bảo quản sữa trong khâu thu gom nhưng ngày nay do trình độ công nghệ đã được cải tiến đáng kể, do đó những điều kiện bất lợi này hoàn toàn có thể được khắc phục. So với thời kỳ trước đây, chi phí cơ bản để vận hành các nhà máy chế biến sữa đã được giảm thiểu đáng kể thông qua việc hàng loạt các nhà máy nước, thuỷ điện được xây dựng. Bên cạnh đó, sản lượng sữa tươi nguyên liệu không ngừng được tăng lên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến sữa. Năm 2015, sản lượng sữa tươi đạt 991,1 triệu lít, tăng 15% so với năm 2014. Tuy nhiên, phần lớn lượng bò sữa của Việt Nam hiện đang phân tán trong các hộ nông dân quy mô nhỏ, kỹ thuật chăn nuôi cũng như cơ sở vật chất kém dẫn đến sản lượng sữa thấp và chi phí sản xuất sữa tươi cao. Theo khảo sát của EMI, chi phí trung bình của sữa ở Việt Nam là 1,4 USD/lít, so với mức 1,3 USD/lít ở New Zealand và Philippines, từ 1,1 - 1,2 USD/lít tại Australia và Trung Quốc, và 0,9 USD/lít ở Anh, Hungary và Brazil.
Nguồn kiến thức: Ở yếu tố này, Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để theo đuổi và ứng dụng các “công nghệ phần cuối” của thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2015, nước ta có 436 trường đại học và cao đẳng, trong đó nhiều trường có đào tạo chuyên ngành chế biến và công nghệ thực phẩm. Bên cạnh đó, vào tháng 11/2009, ra mắt Hiệp hội sữa Việt Nam Việt Nam (VDA). Đây là nơi để các thành viên trao đổi và thảo luận sâu sắc, tập trung vào các vấn đề tồn tại của ngành và tìm ra con