Tổng quan về công ty cổ phần Sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu 2362_011953 (Trang 69)

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007.

Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.

Tuy nhiên giá sữa ở Việt Nam đang ở mức cao và liên tục tăng trong khi thu nhập của phần đông dân cư còn thấp.

Thời bao cấp (1976-1986)

Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa

ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle).

Năm 1982, công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I. Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:

• Nhà máy bánh kẹo Lubico.

• Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp) Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)

- 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM. Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP. Hồ Chí Minh

- 2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.

- 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.

- Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.

- Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.

- 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.

STT Đơn vị Sản phẩm chính

Nhà máy Sữa Thống

Nhất Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữachua

- 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang

- 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD.

- 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nang với vốn đầu tư 30 triệu USD. Các sản phẩm: Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát

- Cơ cấu tổ chức:

Hình 3.1: Mô hình tổ chức của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

^3 Nhà máy Sữa Sài Gòn Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, sữa đậu nành, nhựa và thiếc in

^4 Nhà máy Sữa Dielac Sữa bột, bột dinh dưỡng dành cho trẻ em và người lớn, trà và cà phê

~5 Nhà máy Sữa Cần Thơ Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, bánh

~6 Nhà máy Sữa Bình Định Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, sữa chua uống, kem

Nhà máy Sữa Nghệ An Sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, nước ép trái cây

Nhà máy Sữa Hà Nội Sữa đặc có đường, sữa tươi tiệt trùng, sữa chua, kem, bánh flan

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty:

TdNG DOANH THl

(tỳ đóng)

Hình 3.2: Tổng doanh thu Vinamilk từ năm 2015 đến 2020

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinamilk

Tổng doanh thu của Vinamilk trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 tăng từ 40.223 tỷ đồng lên đến 59.723 tỷ đồng. Riêng năm 2018, doanh thu tăng trưởng 3% chậm hơn mức tăng trưởng bình quân là 5% trong các năm khác. Nguyên nhân làm cho sự tăng trưởng chậm lại được biết là do sự suy giảm nhu cầu bất ngờ của toàn ngành sữa Việt Nam, thậm chí cả với các nước ASEAN.

EBITDA

Hình 3.3: Lợi nhuận của Vinamilk từ năm 2015 đến 2020

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vinamilk

Lợi nhuận của Vinamilk trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 tăng trưởng đều với mức 10% hàng năm. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 10.495 tỉ đồng lên 15.871 tỉ đồng

2.2 Sản phẩm của Vinamilk:

Công ty sữa Vinamilk có một danh mục sản phẩm lớn với nhiều chủng loại và mùi vị khác nhau như sữa bột có hương liệu và ngũ cốc trẻ em, sữa nước UHT, sữa chua uống, sữa chua ăn, sữa đặc có đường và phô-mai. Trong năm 2020, Vinamilk đã tung và tái tung hơn 15 sản phẩm đáp ứng nhu cầu bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng của người tiêu dùng. Nổi bật Vinamilk đã cho ra mắt nhiều sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp như Sữa tươi tiệt trùng có chứa Tổ Yến, Sữa bột trẻ em Grow Plus có chứa Tổ Yến, dòng sản phẩm Sữa chua ăn Love Yogurt, Nước trái cây cao cấp Love Fruit...

Công ty sản xuất, phân phối và bán sữa nước tại Việt Nam dưới thương hiệu Vinamilk. Trong danh mục của mình, Vinamilk đang có gần 250 sản phẩm, riêng ngành hàng sữa nước đã sở hữu gần 50 loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trong bối cảnh toàn ngành sữa tăng trưởng chậm sau một năm chịu tác động của đại dịch, Vinamilk vẫn duy trì kết quả kinh doanh ổn định. Theo thống kê mới được công bố, doanh nghiệp này đã tăng liền 6 bậc, giữ vị trí thứ 36 trong danh sách 50 công ty sữa hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy sức mạnh nội tại đang được Vinamilk phát huy, tạo động lực cho việc vươn ra các thị trường quốc tế. Tính đến 31 tháng 12 năm 2020, Vinamilk nắm 55% thị phần sữa nước tại Việt Nam theo số liệu tổng hợp từ nguồn truy tích nội bộ và thống kê từ các báo cáo thực hiện tại 36/64 tỉnh thành (bao gồm cả 5 thành phố trực thuộc trung ương) mua của ẠC Nielsen. Dòng sản phẩm sữa nước bao gồm 3 loại sau đây:

• Sữa không đường • Sữa có hương vị

• Sữa dành cho nhu cầu đặc biệt như sữa Caxi Calcium, sữa dinh dưỡng cao bổ sung DHA.

Nhãn hiệu “Vinamilk là một trong các hiệu chủ lực cho sữa nước, sữa chua uống, sữa chua ăn, kem, sữa mem sống và phô mai. Công ty đã tập trung xây dựng hình ảnh sản phẩm gắn liền với sức khỏe và cuộc sống tươi đẹp. Vinamilk UHT đã thống lĩnh thị trường sữa nước ở Việt Nam. Sản phẩm này hướng tới đối tượng tiêu dùng từ 6 tuổi trở lên. Dòng sản phẩm Fino Pack cho các hương vị như có đường, không đường, hương dâu và sô-cô-la được đóng gói trong bao bì thể tích 250ml. Sữa tươi Vinamilk UHT chính thức đưa ra thị trường vào tháng 4 năm 2007 và nhắm đến phân khúc thị trường cao cấp tại Việt Nam.Sản phẩm này được sản xuất 100% nguyên liệu sữa tươi. Công ty tin rằng vị thế cạnh tranh của Công ty trên phân khúc này nằm trong khả năng đảm bảo nguồn cung cấp sữa nguyên liệu ổn định từ nông dân trong nước và mạng lưới thu mua

sữa rộng khắp của Công ty. Sữa tươi Vinamilk UHT được đóng gói với thể tích bao bì là 180ml. và 1lít. Chính thức đưa ra thị trường vào tháng 9 năm 2007, dòng sản phẩm Vinamilk Milk Kid dành cho khách hàng ở lứa tuổi từ 6 đến 12 tuổi. Sản phẩm

Vinamilk Milk Kid có nhiều hương vị như dâu, sô-cô-la, ngọt và bổ sung DHA, được đóng gói trong bao bì 180ml.

Sữa bột

Sữa bột là dòng sản phẩm này được đưa ra thị trường lần đầu vào năm 1988. Hiện đứng đầu phân khúc sữa bột với thị phần 40,6% nhưng Vinamilk vẫn gặp không ít khó khăn do các đối thủ nhỏ hơn như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk tung ra các sản phẩm mới. Mức độ cạnh tranh phân khúc sữa bột ngày càng gay gắt. Cụ thể, dù theo sau Vinamilk ở phân khúc này nhưng nhờ sản phẩm đặc thù, kết hợp với mức giá trung bình thấp hơn 10-15% so với đối thủ, NutiFood đang dần có được thị phần tăng trưởng tốt trên thị trường sữa bột. Hiện sản phẩm GrowPLUS+ của NutiFood chiêm thị phần cao nhất trong phân khúc sữa bột đặc trị dành cho trẻ em (39,3%) và phân khúc sữa bột pha sẵn trên toàn quốc (37,4%), theo khảo sát của Nielsen. Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do vậy những doanh nghiệp này luôn luôn là nguy cơ cạnh tranh với Vinamilk.

Sữa đặc và sữa chua

Theo nghiên cứu Kantar Brand Footprint 2021, thực hiện tại 4 thành phố chính của Việt Nam và nông thôn Việt Nam vào năm 2020, Ông Thọ cùng với Ngôi Sao Phương Nam là 2 nhãn hiệu nằm trong top 5 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất trong ngành hàng sữa và các sản phẩm từ sữa. Cả hai đều là những thương hiệu nổi bật thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Sữa đặc Ông Thọ là một sản phẩm truyền thống của Vinamilk, ra đời cùng với sự hình thành của công ty Vinamilk từ năm 1976. Có bề dày lịch sử và chất lượng được khẳng định qua 45 năm, sữa đặc

Ông Thọ nhiều năm liền được bình chọn là Thương hiệu Quốc gia và được các thế hệ gia đình người Việt Nam tin dùng. Trước kia, sữa đặc Ông Thọ được xem như là một loại "xa xỉ phẩm", hay được dùng để bồi bổ cho những người đau yếu, trẻ em. Lon đựng sữa Ông Thọ còn được dùng như một dụng cụ để định lượng nhiều loại thực phẩm như gạo, thóc, đậu đỗ... Ngày nay, sữa đặc Ông Thọ vẫn giữ vững vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng Việt nhưng với hình ảnh tươi mới hơn nhờ các thiết kế bao bì và trọng lượng khác nhau để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Năm 1998, bắt đầu với 3 thị trường xuất khẩu là Mỹ, Nga, Nhật, những sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã "bôn ba" chinh phục 21 quốc gia tính tới thời điểm hiện tại, bao gồm toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương (APEC), một số nước châu Mỹ và châu Phi. Sau 22 năm, sản phẩm sữa đặc xuất khẩu của Vinamilk đã tăng trưởng 133 lần về sản lượng và 88 lần về giá trị. Cụ thể, năm 1998, Vinamilk xuất khẩu 120 tấn sữa đặc với giá trị 239.000 USD. Đến năm 2020, doanh nghiệp đã xuất khẩu được hơn 16 nghìn tấn sữa đặc, tương đương 21 triệu USD.

Công ty sản xuất, phân phối và bán sữa chua uống và sữa chua ăn tại Việt Nam dưới nhãn hiệu Vinamilk. Sữa chua là một trong những sản phẩm thuộc khu vực tập trung phát triển của Công ty. Theo số liệu nội bộ và thống kê của AC Nielsen thực hiện tại 36 trên 64 tỉnh thành cả nước bao gồm cả 5 thành phố trực thuộc trung ương, Công ty đã nắm khoảng 26% thị phần sữa chua uống và 97% thị phần sữa chua ăn tại Việt Nam. Sữa chua uống Vinamilk có ba mùi: Trái cây Cam và Dâu được đóng gói 180ml Sữa chua ăn Vinamilk chủ yếu phục vụ các gia đình trung lưu Việt Nam. Giới thiệu với thị trường như là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngon và có vị mới, sữa chua ăn Bên cạnh đó sữa chua uống Probi được ra mắt vào tháng 3 năm 2008, được xem như là đứa con cưng của Vinamilk trong thị trường sữa chua. Sản phẩm hướng tới khách hàng mục tiêu là trẻ con, đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

Công ty giới thiệu nhãn hiệu các sản phẩm kem từ năm 1976, đồng thời sản xuất, phân phối và bán kem tại Việt Nam dưới thương hiệu Vinamilk. Kem Vinamilk hưởng tới thị trường tiêu dùng trung lưu tại Việt Nam. Sản phẩm có nhiều hương như Sô-Cô-la, Dừa, Sầu riêng, Đậu xanh, Dâu, Va-ni và Khoai sọ. Sản phẩm kem của Vinamilk được đóng gói trong hộp kích cỡ 450ml, và 1 lít và một số khác được đóng gói theo ly và kem que.

Phô Mai

Phô mai Vinamilk được tung ra thị trường năm 2000 theo dự đoán về tiềm năng thị trường tại Việt Nam. Sản phẩm hiện tại hướng tới các gia đình trung lưu Việt Nam và được sản xuất theo công nghệ của Pháp, được đóng gói kích cỡ 140gr.

Các sản phẩm không sữa

Cùng với các sản phẩm sữa, Vinamilk còn sản xuất và phân phối các thực phẩm và thức uống khác dưới nhãn hiệu lớn V-Fresh như nước ép và sữa đậu nành. Café Moment và nước đóng chai ICY. Doanh thu từ dòng sản phẩm này chiếm khoảng 2% tổng doanh thu của Công ty. Dòng sản phẩm này được giới thiệu ra thị trường năm 1990. Nước ép VFresh được sản xuất để phục vụ người lớn, cung cấp thức uống thư giãn bổ dưỡng nhằm quảng bá hình ảnh đầy sức sống. V-Fresh được sản xuất từ trái cây tự nhiên, được đóng gói với dung tích 1 lít và có nhiều hương như Táo, Cà rốt. Mãng cầu. Nho Ôi, Cam, Đào, Dứa. Được đóng gói trong các hộp hình chữ nhật, nước ép V-Fresh phần lớn được phân phối theo các kênh phân phối bên ngoài. Sữa đậu nành V-Fresh là một trong những thức uống phổ biến trong số những sản phẩm mới của chúng tôi. Sữa đậu nành V-Fresh hưởng đến thị trường tập trung và được giới thiệu với thị trường như là sản phẩm đáng giá. Chiết xuất từ đậu nành tự nhiên, sữa đậu nành V- Fresh là một sản phẩm ngoài sữa mang đến một lựa chọn mới cho người tiêu dùng. Sản phẩm có hai lựa chọn là sữa không được và có đường được đóng gói trong hộp giấy dung tích 180ml.

Cà phê

Vinamilk sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm cà phê tại Việt Nam dưới nhãn hiệu Cafe Moment. Ra mắt dòng sản phẩm cà phê vào năm 2005. Sản phẩm được sản xuất từ những hạt cà phê hảo hạng nhằm mang đến cho người tiêu dùng vị đắng khác biệt của sản phẩm chúng tôi Sản phẩm cà phê mang đến cho người tiêu dùng giá trị thỏa đáng đồng tiền. Café Moment được phân phối qua hệ mạng lưới phân phối toàn quốc thông qua các kênh bán hàng trực tiếp chủ yếu tại các khu vực đô thị.

2.3 Thị trường của công ty sữa Vinamilk

Với chiến lược đi bằng hai chân của mình Vinamilk đã không ngừng củng cố thị trường trong nước đồng thời mở rộng thị trường quốc tế. Vì thế cho đến nay Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong ngành sữa với thị trường trải dài trên toàn

Một phần của tài liệu 2362_011953 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w