Các chiến lược marketing cụ thể của Vinamilk

Một phần của tài liệu 2362_011953 (Trang 100 - 103)

Quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, PR mạnh mẽ, tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng.

Điểm yếu của Vinamilk là công tác Marketing do đó trong nhiều năm trở lại đây ngoài việc sản xuất kinh doanh, Vinamilk là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc hướng về cộng đồng. Vừa qua tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Vinamilk đã tổ chức khánh thành Trường Mau giáo ấp Hòa Lợi do Vinamilk tài trợ xây dựng với số tiền 250 triệu đồng. Trường có 2 phòng học để tiếp nhận khoảng 60 cháu là con của dân địa phương. Ngoài ra, Vinamilk còn góp kinh phí trong việc phụng dưỡng suốt đời các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại 2 xã Lương Quới và Lương Hòa (huyện Giồng Trôm) và thực hiện nhiều chương trình hướng về cộng đồng như chương trình “Sữa học đường” dành cho học sinh ở một số vùng sâu, vùng xa, miền núi; đặc biệt chương trình học bổng “Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ” thực hiện trên toàn quốc, với kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng.

Cùng với Vinamilk, các hãng sữa khác cũng ra sức chạy đua trong việc quảng bá tên tuổi, chất lượng sản phẩm. Điều này đã làm cho thị trường sữa tại Việt Nam trở nên sôi động. Một trong những khó khăn của Vinamilk là tâm lý "sính hàng ngoại" của người Việt Nam. Song với những chương trình của Vinamilk, các sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng đón nhận nhiệt tình. Vinamilk đã chinh phục được trái tim của người tiêu dùng Việt Nam về cả chất lượng, mẫu mã và giá cả.

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Công ty, Vinamilk đã chi 7 tỷ đồng cho quỹ từ thiện “Cùng Vinamilk vươn tới trời cao” - chương trình dành cho trẻ em nghèo, khuyết tật, mồ côi trên toàn quốc, và 100 triệu đồng góp vào quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM phát động.

Ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu tại châu Úc và châu Phi, Vinamilk còn chú trọng đến việc tổ chức lại hệ thống tiêu thụ trong nước, các chương trình chăm sóc khách hàng, tập trung quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.

Để đảm bảo yếu tố cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm, Vinamilk tập trung phát triển vùng nguyên liệu trong nước bằng nhiều phương thức hỗ trợ khác nhau như: tổ chức chương trình xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn qua việc phát triển chăn nuôi bò sữa, xây dựng trại bò kiểu mẫu, hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc bò sữa và bảo quản sản phẩm, tăng giá thu mua sữa tươi cho bà con nông dân...

Để đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất, Vinamilk đã xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ, kiểm soát chặt chẽ chất lượng người tiêu dùng.

Công ty sữa Dutch Lady - một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk - cũng có nhiều chiến lược phát triển. Vinamilk có sản phẩm nào thì đồng thời Cô gái Hà Lan Dutch Lady cũng có sản phẩm ấy. Tuy nhiên các sản phẩm của Dutch Lady không đa dạng bằng Vinamilk. Về quảng cáo, Dutch Lady cũng kém xa Vinamilk. Các

chương trình quảng, cáo tài trợ của Vinamilk xuất hiện nhiều, quy mô lớn. Cùng với Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Nutifood cũng đẩy mạnh chương trình quảng bá, hướng tới cộng đồng như chương trình: “Nâng niu cuộc sống mỗi ngày”. Tuy nhiên những hoạt động đó không thể so sánh được với các chương trình của Vinamilk.

Trong chiến lược phát triển Công ty, Vinamilk đã triển khai xây dựng hệ thống kho tại xí nghiệp kho vận, tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 nhà máy bia, Nhà máy sữa Đà Nằng, Nhà máy sữa Tuyên Quang và Nhà máy sữa Tiên Sơn (Bắc Ninh).

Đột phá về công nghệ

Cách đây 5 năm, bà Mai Kiều Liên đã đưa ra chiến lược “Đi tắt đón đầu công nghệ mới”. Đó là việc tranh thủ tối đa các nguồn vốn tín dụng để đầu tư đổi mới thiết bị tiên tiến, máy móc hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới. “Hơn bao giờ hết, trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn phải được đặt lên hàng đầu, vì vậy đầu tư công nghệ hiện đại là một yếu tố để khẳng định chất lượng và thương hiệu". Năm năm qua, công ty đã đầu tư gần 500 tỉ đồng hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan... được lắp đặt cùng với các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ. Hiện Vinamilk có trên 250 chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất lượng cao, được các tổ chức quốc tế kiểm định. Sữa đặc có đường, sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột Dielac của Vinamilk đã được xuất khẩu sang Mỹ, Úc, Nam Phi, Trung Đông và nhiều nước châu Á. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 5.561 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 7.4% so với năm 2019.

Phát huy nội lực

Trong nhiều năm liền, khi phong trào liên doanh với nước ngoài nở rộ, nhiều hãng sữa lớn của thế giới chào mời, nhưng Vinamilk vẫn nói không. Gắn với chiến lược phát huy nội lực, là việc “phủ" các nhà máy và thực hiện cuộc cách mạng trắng” - hình thành các vùng nguyên liệu trên toàn quốc. Từ chỗ chỉ có 3 nhà máy ở phía Nam, dự kiến đến năm 2022-2023, đàn bò tại các trang trại của Vinamilk sẽ tăng thêm 20.000 con, gia tăng nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Biến đối thủ thành đối tác

Đây là chiến lược mới nhất của Vinamilk để tiếp tục vững vàng trước “cơn sóng thần hội nhập”. Với nguyên tắc hai bên cùng có lợi, Vinamilk sẽ hợp tác với các tập đoàn

quốc tế lớn trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, tận dụng kinh nghiệm quản lý, Marketing, công nghệ, khai thác thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. Hiện sản phẩm liên doanh với Campina (Hà Lan) đã cho ra sản phẩm đầu tiên trên thị trường xuất khẩu và nội địa. Không dừng lại ở các tập đoàn quốc tế, Vinamilk còn mở rộng việc thâu tóm thị trường tại các công ty chế biến thực phẩm tại các vùng sản xuất, đặc biệt những công ty cung cấp nguyên liệu cho các tập đoàn lớn. Điển hình là việc mua lại công ty Thành Thành Công, một công ty tự hào là nguồn cung cấp nguyên liệu đường cho các công ty sản xuất bánh kẹo lớn như Bibica, Kinh Đô, ... Từ đó, Vinamilk được xem như là đơn vị có tỉ suất lợi nhuận trên vốn cao nhất ngành công nghiệp (38%). Giá trị gia tăng tính trên đầu người 225 triệu đồng/người/năm, cao gấp 4 lần bình quân của ngành.

Một phần của tài liệu 2362_011953 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w