CƠ HỘI (O) THÁCH THỨC (T) MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ Văn hóa - xã hội:
Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn do đại dịch covid 19
Chính trị - Pháp luật:
Các chính sách ưu đãi của chính phủ về ngành sữa (phê duyeejht 2000 tỷ cho các dự án phát triển ngành sữa đến 2020)
Công nghệ:
Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu do các vấn đề liên quan đến chất lượng và
Văn hóa - xã hội:
Thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của KH trước sự xuất hiện của các công ty sữa lớn trên thế giới.
Chính trị - Pháp luật:
Lộ trình cam kết giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO là giảm thuế cho sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25%
Công nghệ:
Nguyên liệu đầu vào không ổn định (Ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam
khi lại bị các nhà mua nguyên liệu ép giá...)
Việt Nam tin tưởng sự dụng hơn 34 năm qua. Thương hiệu Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được người tiêu dùng tín nhiệm. Thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 - 2009. Vinamilk sở hữu những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam như: sữa đặc Ông Thọ, Ngôi sao, Dielac, Yogurt Vinamilk.
Marketing có hiệu quả cao: Các chương trình quảng cáo, PR, Marketing mang lại hiệu quả cao.
Lãnh đạo và quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: Vinamilk có một đội ngũ lãnh đạo giỏi, nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh doanh bền vững.
Danh mục sản phẩm đa dạng: sản phẩm của Vinamilk có chất lượng cao nhưng giá thấp hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và thị phần lớn nhất Việt Nam trong số các
nhà cung cấp sản phẩm cùng loại. Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng., chất lượng sản phẩm không thua kém hàng ngoại nhập tỏng khi giá cả lại rất cạnh tranh. Đặc biệt dòng sản phẩm sữa đặc “Ông Thọ và Ngôi sao” là sản phẩm giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của đa số người dân hiện nay. Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần 37%, trong đó chiếm 45% thị phần trong thị trường sữa nước, 85% thị phần về sữa đặc và sữa chua → Vinamilk có khả năng định giá bán trên thị trường.
Mạng lưới phân phối rộng khắp: kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền thống: Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk chiếm lĩnh được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng khắp 64 tỉnh thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc. Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Sản phẩm được phân phối thông qua hệ thống Metro, siêu thị → người tiêu dùng (kênh hiện đại); nhà phân phối → điểm bán lẻ → người tiêu dùng (kênh truyền thống).
Quan hệ bền vững với nhà cung cấp: chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư việc cung cấp sữa bò: Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Điều này giúp bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất. Công ty đã ký kết hợp đồng hàng năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ thị trường trong nước. Các nhà máy sản xuất của Vinamilk được đặt tại các vị trí chiến lược gần nông trại, cho phép Vinamilk ngoài việc duy trì và đẩy mạnh quan hệ với nhà cung cấp còn đảm bảo thu mua được sữa tươi với chất lượng tốt. Công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài tra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa, nhằm chủ động hơn về nguyên liệu đầu vào. Bên
cạnh đó, công ty đã có dự án nuôi bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu nhiều nhất vào thị trường Việt Nam) nhằm chủ động hơn về nguồn nguyên liệu. Vinamilk tiêu thụ hơn 1/2 sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước , điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phí về giá sữa tươi nguyên liệu trên thị trường.
Tài chính mạnh: Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn.
Nghiên cứu và phát triển hướng theo thị trường: Năng lực nghiên cứu và phát triển theo đinh hướng thị trường. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như phương tiện truyền thông về các vấn đề thực phẩm và đồ uống → cung cấp các sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng.
Thiết bị và công nghệ hiện đại: Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun đo Niro của Đan Mạch. Ngoài ra, công ty còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác.
Điểm yếu (W) trong mô hình ma trận SWOT của Vinamilk
Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu (60%) vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến động tỷ giá.
Thị phần sữa bột chưa cao: chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập khẩu từ Mỹ, Ucs, Hà Lan. Theo báo cáo mới nhất của BVSC thị trường sữa bột trong nước do sản phẩm sữa nhập khẩu chiếm 65%, Dutchlady chiếm 20%, Vinamilk chiếm 16%.
Cơ hội (O) trong mô hình ma trận SWOT của Vinamilk
Nguồn nguyên liệu cung cấp nhận được sự trợ giúp của chính phủ
Quyết định số 10/2008/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra chỉ tiêu phát triển ngành sữa với mục tiêu tới năm 2010 ngành sữa Việt Nam đạt sản lượng 380 ngàn tấn, 2015 đạt 700 ngàn tấn và 2020 là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đê nguyên liệu cho công ty không còn là gánh nặng quá lớn, giúp công ty kiểm soát được chi phí và nguồn nguyên liệu đầu vào. Thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa đang thấp hơn theo cam kết với WTO, đây là cơ hội giảm chi phí sản xuất trong khi nguồn nguyên liệu bột sữa nhập khẩu chiếm 75%.
Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn
Ngành sữa đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nên Vinamilk có nhiều tiềm năng phát triển. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn định. Cùng với sự phát triển của kinh tế, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm sữa. Mức tiêu thụ bình quân của Việt Nam hiện nay là 14l/người/năm, thấp hơn so với Thái Lan (23l/người/năm), Trung Quốc (25l/người/năm).
• Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân
số là trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn.
Đối thủ cạnh tranh đang bị suy yếu: do các vấn đề liên quan đến chất lượng và quan điểm người Việt dùng hàng Việt đang được hưởng ứng.
Sau hàng loạt phát hiện về sản phẩm sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc, các nước lân cận và việc một số sản phẩm sữa bột thành phẩm có hàm lượng đạm thấp hơn nhiều so với hàm lượng công bố trên bao bì tiếp tục được phát hiện trong năm 2009 đã góp phần thúc đẩy xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm của những thương hiệu có uy tín. Đây là cơ hội lớn cho Vinamilk khẳng định chất lượng sản phẩm của mình.
Cùng với cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” (8/2009) mà mặt hàng sữa được vận động đầu tiên đã làm tăng thêm sức cạnh tranh của các công ty sữa trong nước, trong đó có Vinamilk.
Thách thức (T) trong mô hình ma trận SWOT của Vinamilk Sự tham gia thị trường của nhiểu đối thủ cạnh tranh mạnh
Thị trường sữa cạnh tranh quyết liệt khi có rất nhiều công ty tham gia, đặc biệt là các công ty sữa lớn trên thế giới như: Nestle, Dutchlady, Abbott, Enfa, Anline, Mead .Ionlison,...
Lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO là giảm thuế cho sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25% → đây là cơ hội để đối thủ cạnh tranh của Vinamilk dễ dàng hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam.
Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
Ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình (95%) . Tổng sản lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 20 -25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu. Sau một số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi bò
sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là trong vấn đề tổ chức quản ly vĩ mô và tổ chức quản ly sản xuất các cơ sở chăn nuôi → thách thức đối với sự ổn định nguồn nguyên liệu. Vào năm 2010, nếu vòng đàm phán Doha thành công, các nước phát triển sẽ cắt giảm hoặc bỏ trợ cấp nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi bò sữa nói riêng, giá sữa nguyên liệu sẽ tăng. Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà với công việc của mình. Người chăn nuôi bò sữa hầu như không có lợi nhuận, trong khi lại bị các nhà mua nguyên liệu ép giá → có thể làm cho nguồn nguyên liệu sữa tươi trong nước giảm đi, đẩy Vinamilk vào thế cạnh tranh mua với các doanh nghiệp thu mua sữa khác.
Khách hàng: thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của KH
• Hơn 90% lợi nhuận từ xuất khẩu đến từ thị trường Iraq - đây là thị trường có
nhiều rủi ro cả về chính trị và kinh tế. Do vậy, lợi nhuận từ xuất khẩu của Vinamilk vẫn chưa có tĩnh vững chắc.
• Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu
dùng, đòi hỏi doanh nghiệp luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các vấn đề về an toàn thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại và kỹ càng hơn khi sử dụng các sản phả sữa.
• Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người Việt Nam là thử thách lớn đối
với Vinamilk và các doanh nghiệp trong ngành.
S-O: Tận dụng tài chính mở rộng thị trường S-O: Nâng cao chất lượng sản phẩm
S-O: Đầu tư cho truyền thông, nâng cao độ tin cậy của người tiêu dùng S-O: Nâng cao chất lượng sản phẩm, phân phối marketing để cạnh tranh S-O: Cung cấp dịch vụ tốt hơn, sản phẩm tốt hơn đến khách hàng
S-T: Chủ động nguồn tài chính, hạn chế ảnh hưởng của lãi W-O: Đầu tư Marketing để nâng cao thị phần sữa bột W-O: Đầu tư cho vận tải, công nghệ bảo quản
W-T: Áp lực chi phí nguyên liệu đầu vào cao W-T: Nguy cơ giảm thị phần