Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay công ty sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, đi kèm với khó khăn thách thức này lại là những cơ hội. Căn cứ vào tình
hình kinh doanh, căn cứ vào định hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như những thực trạng hoạt động marketing đã được phân tích ở chương 2, tác giả xin đưa ra một số giải pháp cho các chiến lược marketing nhằm hoàn thiện hoạt động marketing của công ty Vinamilk.
Đề xuất hoàn thiện chiến lược về sản phẩm
Qua tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk, ta có thể thấy trong những năm qua với các chiến lược về sản phẩm hiện tại thì công ty đã tạo ra được những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nhưng các sản phẩm đó chưa thật sự ấn tượng, chưa đủ sức cạnh tranh với các đối thủ mới như TH True milk. Với một thị trường sữa như một miếng bánh béo bở, nhiều sự cạnh tranh gay gắt đến từ cả các công ty trong nước và quốc tế thì việc xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch như thế thì chưa thể hiện đủ. Bởi vậy công ty cần đầu tư hơn nữa để có những chiến lược sản phẩm hoàn thiện hơn, độc đáo hơn nữa để đáp ứng nhu cầu ngày một nâng cao của khách hàng hiện tại cũng như các khách hàng tiềm năng trong tương lai.
Nhằm hoàn thiện hơn chiến lược về sản phẩm, tác giả xin đưa ra một số giải pháp như sau cho sản phẩm của Công ty:
- Cùng với việc giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm mới, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, Công ty có thể thiết kế những sản phẩm tặng kèm mang dấu ấn của công ty như voucher, móc khóa hay các cơ hội bốc thăm trúng thưởng...
- Công ty cần linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm trung tâm tại các đại lý bán hàng, ví dụ như các sản phẩm sữa chua uống trong thời điểm dịch covid hiện tại với nhu cầu nâng cao sức khỏe của khách hàng. Hay sản phẩm sữa đặc nhằm bổ sung chất dinh dưỡng tức thời dành cho các bệnh nhân cũng thu hút sức tiêu thụ của khách hàng hơn.
- Ngoài các sản phẩm hiện có, công ty có thể nghiên cứu và khai thác các sản phẩm môi giới trung gian. Đây là một loại hình khá mới mẻ nhưng lại rất hữu ích cho công ty. Nó bao gồm các dịch vụ giao hàng tận nhà, bán hàng độc quyền trên các sàn thương mại điện tử, hợp tác với các dịch vụ ship hàng trên toàn quốc ... Với cường độ xuất hiện dày đặc, Vinamilk có thể đánh mạnh vào tâm lý tiêu dùng sản phẩm quen thuộc của khách hàng hơn.
- Bên cạnh đó, công ty còn cần có những cập nhật kịp thời về các chính sách ưu đãi của chính phủ, các hiệp định nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu sữa sang các nước khác.
Với những giải pháp được đề cập trên, tác giả xin đưa ra một số hiệu quả có thể đạt được với những giải pháp đó như sau:
- Giải pháp tặng các gói quà đi kèm các chương trình sản phẩm chính là một giải pháp rất hữu ích cho công ty bởi chính những sản phẩm đó làm cho sản phẩm của công ty trở nên hấp dẫn và phong phú hơn.
- Khi lựa chọn sản phẩm trung tâm theo mùa bán sẽ giúp cho công ty tạo dựng sự liên kết với khách hàng đều đặn, nắm bắt được nhu cầu thực tế của khách hàng nhanh hơn và có thể đáp ứng tốt hơn. Từ đó khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của công ty nhiều hơn.
- Thông qua các đối tác về nhiều loại hình các dịch vụ trung gian, công ty có thể phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng một cách tối ưu và sau đó sẽ có thể hưởng hoa hồng từ các đối tác.
- Việc cập nhật kịp thời về các chính sách xuất khẩu có thể giúp công ty đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu tại các nước khác trên thế giới, đem lại một dấu ấn Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Khi những sản phẩm dịch vụ của công ty có thể được hoàn thiện hơn, nâng cao chất lượng hơn thì chắc chắn sẽ có thể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như đưa được thương hiệu phổ biến hơn, rộng rãi hơn.
Đề xuất hoàn thiện chiến lược về giá:
Giá là một trong những yếu tố rất nhạy cảm đối với khách hàng vì giá quyết định chất lượng của mỗi sản phẩm. Giá bán một sản phẩm sẽ phụ thuộc vào các nhà cung ứng và phân khúc sản phẩm nhắm đếm nên chỉ cần có những biến động nhỏ trong thị trường cũng có thể gây ra những ảnh hưởng về giá của các sản phẩm. Như vậy, ta có thể thấy giá là công cụ có tác động rất nhanh và mạnh tới nhu cầu của người tiêu dùng. Bởi vậy công ty cần có những chiến lược giá sao cho phù hợp với thị trường và nhu cầu chung của khách hàng. Với công ty Vinamilk, các nhược điểm như chưa chủ động được chi phí nguyên liệu đầu vào, chưa hiểu rõ tâm lý của khách hàng hay chưa có sự điều chỉnh giá theo những biến động kinh tế khiến cho những chiến lược về giá còn khó khăn và kém hiệu quả. Do đó, dựa vào những thực trạng đã nêu, công ty cần có những giải pháp nhằm cải thiện giá các sản phẩm thu hút thêm khách hàng.
Tác giả đề xuất một số giải pháp sau nhằm khắc phục nhược điểm:
- Với nguồn sữa đầu vào, cần liên kết chặt chẽ với các hộ chăn nuôi bò sữa mở rộng phạm vi trên cả nước. Cần có chiến lược cân bằng giá một cách hợp lí để giảm thiểu chi phí đầu vào của sản phẩm.
- Với những đại lý, khách hàng thân thiết, công ty có thể đưa ra những ưu đãi lớn đi kèm quà tặng giá trị. Ví dụ như đại lý bán hàng xuất sắc nhất năm có thể thưởng tiền mặt hoặc các chuyến du lịch quốc tế có giá trị cao. Những hành động như thế giúp các đại lý đẩy mạnh quy trình tiêu thụ hàng một cách mạnh mẽ hơn.
- Công ty có thể đưa ra các cuộc khảo sát, nghiên cứu về giá tại các phân khúc thị trường để có thể thay đổi một cách hợp lí và tốt nhất. Ví dụ như khách hàng nơi thành thị có thể sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn với sản phẩm tốt hơn, khách hàng tại các vùng nông thôn chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản sẽ nhận được sự hài long của họ Các chương trình tích điểm với khách hàng mua hàng dài hạn cũng là một ý tưởng tốt giúp gắn bó với khách hàng hơn, tránh ảnh hưởng của các sản phẩm ngoại nhập đang ngày một phát triển tại Việt Nam.
Với những chính sách như trên, công ty có thể đảm bảo giá cho mình cũng như đảm bảo chất lượng phục vụ cho khách hàng. Nó giúp công ty chủ động về giá ở mọi thời điểm, tránh tình trạng bị chèn ép về giá ở phân khúc sữa bột. Hơn thế, công ty cũng có thể đảm bảo mục tiêu kinh doanh của mình.
Đề xuất hoàn thiện chiến lược về phân phối:
Kênh phân phối trong các công ty nhiều sản phẩm như Vinamilk thường rộng hơn so với kênh phân phối thông thường. Để quản lý các kênh phân phối đa dạng như Vinamilk cần có một chiến lược hợp lý.
Với thực trạng phân phối của công ty, tác giả đưa ra một số giải pháp như sau: - Có hệ thống các đại lý phân phối sản phẩm chi tiết, cần có sự hợp tác chặt chẽ
hơn với các đại lý bán hàng uy tín để tiến hành giao hàng cũng như tạo điều kiện cho công ty có khả năng nhận những nguồn hàng mới.
- Cần tìm kiếm cơ hội hợp tác trung gian thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng, giới thiệu những khách hàng tiềm năng cho công ty. Những đối tác đó là những đơn vị giao hàng, các sàn thương mại điện tử với nhiều lượt truy cập hằng ngày và tiếp cận với khách hàng thường xuyên nên sẽ có lợi cho Vinamilk nếu hợp tác với họ. Khi phát triển một kênh bán hàng rõ ràng và rành mạch như
trên, nó giúp công ty có khả năng kiểm soát hệ thống phân phối tốt nhất và dễ dàng nhất.
- Đầu tư cho các đại lý làm các khảo sát nhu cầu của khách hàng để bao phủ được các đoạn thị trường và khai thác khách hàng tiềm năng.
- Thông qua trung gian có thể bán nhiều sản phẩm trên nhiều kênh phương tiện khác nhau nhằm tăng nguồn thu cho công ty
- Sử dụng hợp lý hệ thống phân phối trong việc đảm bảo nguồn hàng đầy đủ và chất lượng. Điều này giúp cho công ty có thể nâng cao uy tín trong lòng người tiêu dùng khi phải lựa chọn giữa các sản phẩm khác nhau.
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Từ những phân tích ở chương 4, chương 5 phân tích sâu hơn về SWOT của công ty Vinamilk. Từ đó tác giả có thể đưa ra những biện pháp mà công ty có thể xem xét thực hiện nhằm mục đích hoàn thiện chiến lược Marketing của họ trong thời gian sắp tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước:
Anh Hoa (2020), Thị trường sữa Việt cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
https://baodautu.vn/thi-truong-sua-viet-canh-tranh-ngay-cang-khoc-liet-d132094.html ,
truy cập ngày 26/09/2021
HKT Consultant (2020), Khái niệm, ý nghĩa và phân đoạn thị trường của Marketing mục tiêu
Lê Diễm Linh (2015), Giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing tại công ty SVC Việt Nam
Lê Thị Bích Ngọc (2018), Quản trị chiến lược Marketing (chương 7) Lưu Hà Chi (2021), Phân tích mô hình Swot của Vinamilk
Nguyễn Cảnh Thắng (2019), Chiến lược Marketing công ty Vật tư Bưu điện
Nguyễn Thị Diệu Hiền (2016), Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sữa của Việt Nam Nguyễn Thế Hưng (2006), Xây dựng chiến lược Marketing nghiên cứu tình huống tại công ty cổ phần khoáng sản Yên Bái
Trần Minh Thắng (2011), CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI CN CÔNG TY XNK VŨ HOÀNG HẢI
Trần Thị Thu Huyền (2010), Xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch Newstar tour đến năm 2015
Trần Văn Thường (2016), Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty TNHH Novaglory giai đoạn 2016 - 2020
Báo cáo tài chính, báo cáo phát triển bền vững và báo cáo thường niên của công ty cồ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 trên website công ty
Tài liệu tham khảo nước ngoài:
Bekim Marmullaku and Faruk B.Ahmeti (2015), Factors affecting Marketing strategies: Pricing, Channel structure and Advertising strategies. Vol.III, Issue 6 Jordan Whitney Enterprises, The Academy of Marketing Studies Journal. Vol 20 No.1 Lilin Huang, Muhammad Abu-Salih and Younes Megdadi (2013), Factors Influencing the Formulation of Effective Marketing Strategies of Chinese Businesses Operating in Jordan
Margaret Wamaitha (2014),_Factors influencing marketing strategies adopted by nakumatt supermarket retail chain in Nairobi
Pham Van Hong, Thanh Thuy Nguyen (2020), Factors affecting Marketing strategy of logistics business - Case of Vietnam. Page 11