Phan Quỳnh Linh (2017) cho rằng các chỉ tiêu TTTD cho vay của các NHTM được kiểm soát theo từng giai đoạn cụ thể, chịu sự chi phối trong chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kì nhất định. Trong thời kì nền kinh tế có tốc độ gia tăng giá cả hàng hóa (lạm phát) cao, khi NHNN chủ động thực hiện một chính sách TTTD thấp có nghĩa là đang hạn chế các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, kéo theo việc giảm sút trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp kìm hãm sự gia tăng nhanh của giá cả. Đây chính là chức năng điều tiết thị trường của NHNN. Nếu mức TTTD quá cao so với nhu cầu của nền kinh tế (tăng trưởng nóng), đó sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn đối với chất
lượng tín dụng, tạo nên bong bóng tín dụng và sẽ dẫn tới nguy cơ phát sinh các khoản nợ xấu, trực tiếp gây ra tác động đến nền kinh tế. Đây chính là bước tiến đầu tiên trong quá trình xảy ra khủng hoảng của nền kinh tế.
Phan Thanh Phú (2020) nhận thấy rằng TTTD phản ánh nguồn vốn ngân hàng đã cho vay trong một khoản thời gian xác định. Tùy theo mục đích phân loại chọn lọc thông tin theo từng nhóm đối tượng khác nhau mà các chỉ tiêu được chia ra thành từng nhóm đối tượng ngành nghề sản xuất mục đích cho vay phương pháp bảo đảm tiền vay. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của một NHTM phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn cho chính NHTM. Tăng trưởng tín dụng là một trong những tiêu chí đo lường sức khỏe của một NHTM phản ánh tình hình cho vay trong điều kiện nền kinh tế ổn định, các NHTM luôn cố gắng đẩy mạnh phát triển tăng trưởng tín dụng dựa trên nguồn vốn huy động từ khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận từ việc cho vay. Để có thể tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả các NHTM thường đưa ra các gói kích cầu ưu đãi lãi suất tạo nên sự hấp dẫn về mặt lãi suất rút ngắn quy trình cho vay đơn giản hóa thủ tục vay vốn để thu hút khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng TCTD khác.
Imran và Nishatm (2013) nhận thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay: được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay đổi giữa giá trị khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh, phản ứng tốc độ gia tăng dư nợ của các NHTM.
rτ,A ʌʌ , , ,, 1 D n cho vay kỳ này-D n cho vay kỳ trư ợ ư ợ ước
Tốc độ tăng trưởng tín dụng =---——-———,ʌ '— ---
D n cho vay kỳ trư ợ ước
Schularick và Taylor (2011) cho rằng chỉ tiêu TTTD sẽ cho chúng ta khả năng dự đoán được cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Họ chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng và tiền bị phá vỡ sau cuộc khủng hoảng và chiến tranh thế giới thứ 2, xu hướng này tiếp tục đến hiện nay.
Trần Thị Ngọc Liễu (2019) cho rằng chỉ tiêu TTTD dùng để đo lường mức độ thay đổi của các khoản cấp tín dụng gồm các khoản cho vay và chiết khấu của kỳ hiện tại so với kỳ gốc. Tín dụng ngân hàng tăng trưởng tốt khi tổng dư nợ cấp tín dụng thời điểm t cao hơn so với thời điểm t-1. Ngược lại, nếu tổng dư nợ cấp tín dụng thời điểm t thấp hơn so với thời điểm t-1 thì TTTD của ngân hàng sẽ mang số âm, điều này cho thấy trong năm ngân hàng không thể gia tăng các khoản cấp tín dụng, hay nói cách khác các khoản cho vay ra của ngân hàng không đủ để bù đắp các khoản nợ đến hạn, nên làm cho TTTD của ngân hàng sụt giảm.
Võ Thị Diễm Phúc (2017) nhận rằng chỉ tiêu TTTD dùng dể so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch TTTD của ngân hàng.
Phan Quỳnh Linh (2017) cho rằng chỉ tiêu TTTD phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay của các NHTM. Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước thì cho thấy ngân hàng có tín dụng tăng trưởng tốt. Và ngân hàng đã giải quyết được nhu cầu vốn gia tăng trong nền kinh tế, phù hợp với xu hướng trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi dư nợ cho vay giảm có nghĩa là nền kinh tế có dấu hiệu ở trong giai đoạn suy thoái.
Võ Trí Thành (2015) cho rằng TTTD tích cực là tín hiệu tốt đối với nền kinh tế. TTTD tốt và kiểm soát ở mức độ nhất định sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tốt.
Nguyễn Thị Thảo (2020) cho rằng để đo lường TTTD, các NHTM cần quan tâm đến tăng trưởng doanh số tín dụng và tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng, cả về quy mô lẫn tỷ lệ.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cho ban hành ra đời hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, đã phần nào kìm hãm sự bùng nổ về tăng trưởng doanh số và tăng trưởng dư nợ tín dụng nhưng điều đó lại làm tăng thêm tính an toàn, đảm bảo sự bền vững trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Tốc độ TTTD kỳ trước là yếu tố vô cùng đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ TTTD của kỳ hiện tại của các ngân hàng. Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch của các ngân hàng.
Dư n cho vay kỳ (t-l)-D n cho vay kỳ (t-2)ợ ư ợ
Tốc độ TTTD kỳ trước =---'1. " —-
D n cho vay kỳ (t-2)ư ợ
Trần Thị Ngọc Liễu (2019) nhận thấy với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo quỹ thu nhập, đủ chi lương cho người lao động. Hằng năm, các ngân hàng đều căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh năm trước để đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh phù hợp cho năm sau. Trong các chỉ tiêu ngân hàng đưa ra thì trong đó có chỉ tiêu TTTD được ngân hàng đặc biệt quan tâm vì trong cơ cấu lợi nhuận ngân hàng thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ rất cao. Vì vậy phải xây dựng và thực thi một chính sách tín dụng hợp lý, trên cơ sở phát huy tối đa vai trò tích cực của tín dụng và hạn chế.