THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598472-2313-011555.htm (Trang 99 - 106)

Biến tốc độ TTTD kỳ trước (LGR(t-1)) có tác động cùng chiều với biến tốc độ TTTD

(LGR) phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Thị Hiền (2017), Trần Thị Ngọc Liễu (2019). Các NHTM hoạt động kinh doanh với tiêu chí ngày càng tăng trưởng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, do đó chỉ tiêu hằng năm của ngân hàng thường sẽ cao hơn chỉ tiêu năm trước. Trụ sở chính của ngân hàng sẽ dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh năm trước của từng chi nhánh ngân hàng để giao chỉ tiêu

năm sau cho mỗi chi nhánh. Chỉ tiêu TTTD là một trong những chỉ tiêu vô cùng quan trọng của ngân hàng, vì ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, thu nhập từ tín dụng là một trong những nguồn thu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lợi nhuận ngân hàng. Do đó, tốc độ TTTD năm trước có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD năm hiện tại của các NHTM Việt Nam.

Biến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) có tác động cùng chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Riadi, Sugeng (2018), Sari, Febi Novita & Endri (2019), Rose & Hudgin (2008), Laivi (2012), Kai & Stepanyan (2011), Rivard & Thomas (1997), Sheeba (2011), Hussain & Junaid (2012), Tomak (2013), Tamirisa & Igan (2008), Aydin (2008), Phan Thanh Phú (2020), Phan Quỳnh Linh (2017). Khi các NHTM sử dụng hiệu quả tài sản của mình tạo ra được nhiều lợi nhuận thì khi đó nguồn vốn sẽ được gia tăng và ngân hàng sẽ dễ dàng thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy hoạt động cho vay, đẩy mạnh TTTD của ngân hàng. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) có tác động ngược chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) và trái ngược với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả nghiên cứu này cũng không tương đồng với nghiên cứu của Sufian (2011), Hussain và Junaid (2012), Aydin, B. (2008), Ngô Thị Mai Trinh (2019), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn Thép (2014), Tôn Nữ Trang Đài (2015), Lê Tấn Phước (2016), Huỳnh Thị Hiền (2017). Lý giải cho kết quả nghiên cứu trên có thể là trong giai đoạn nghiên cứu, các NHTM không quản lý tốt hoạt động tín dụng làm gia tăng xác suất xảy ra rủi ro tín dụng, dẫn đến phải tăng trích lập dự phòng hoặc thậm chí là phát sinh tổn thất về vốn, kết quả dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên VCSH có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động ngược chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) và trái ngược với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả nghiên cứu này cũng không tương đồng với nghiên cứu của Tamurisa và Ign (2007), Cherykh và Theodossiou (2011), Sharma và Gounder (2012), Aydin (2008), Singhn,A. và Sharma,A. (2016), Vithessonthi và Chaiporn. (2016), Nguyễn Xuân Hoan (2019), Lê Tấn Phước (2017), Nguyễn Thị Thảo (2020) nhưng lại tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Phú (2020). Điều này cũng có thể giải thích rằng khi các ngân hàng mở rộng mạng lưới quy mô ngân hàng tăng số lượng nhân sự tăng để có thể phát triển mạng lưới lớn mạnh và dày đặc hơn nhằm cạnh tranh với các đối thủ trên địa bàn. Để có thể cạnh tranh hiệu quả hơn các ngân hàng thường tăng lãi suất tiền gửi, tạo ra các chương trình khuyến mãi quà tặng nhằm thu hút tiền gửi từ đó quy mô tài sản của các ngân hàng cũng tăng theo. Tuy nhiên, việc đó gây ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận ngân hàng, các chi phí vận hàng thì lại tăng và song song đó NHNN giới hạn room TTTD dẫn đến các NHTM không thể cho vay được nhiều hơn. Cho nên các NHTM phải tăng lãi suất cho vay, điều đó khiến cho người đi vay khó tiếp cận nguồn vốn hơn và sẽ sử dụng các nguồn vốn khác với chi phí rẻ hơn là đi vay ngân hàng, từ đó TTTD sẽ bị thu hẹp. Như vậy, quy mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tác động ngược chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) và phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả, tuy nhiên vẫn chưa tìm được ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2008), Aydin (2008), Kai và Stepanyan (2011), Nguyễn Thủy Dương và Trần Hải Yến (2011), Huỳnh Thị Hiền (2017). Điều này cũng có thể giải thích rằng khi các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng dẫn đến các ngân hàng phải lên kế hoạch trích lập dự phòng và hạn chế cho vay. Đồng thời, các ngân hàng sẽ tập trung nâng cao chất lượng thẩm định và giám sát kỹ các khoản vay trước khi giải ngân. Do đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng sẽ dẫn đến tốc độ TTTD của các NHTM bị hạn chế.

Biến tỷ lệ thanh khoản (LIQ) có tác động cùng chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2007), ROSE (2011), Goudong Chen & Yi Wu (2014), Lê Tấn Phước (2016), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Phan Thanh Phú (2020), Nguyễn Xuân Hoan (2019). Điều này cũng có thể giải thích rằng khi các ngân hàng có tính thanh khoản cao thì ngân hàng có nguồn tiền nhiều để đáp ứng kịp thời các nhu cầu giao dịch kinh doanh với khách hàng như là rút tiền, cho vay, cấp tín dụng. Như vậy, tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến tỷ lệ huy động (DA) có tác động cùng chiều với biến với tốc độ TTTD (LGR) phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Aydin B. (2008), Kai & Stepanyan (2011), Tracey (2011), Sharma & Gounder (2012), Rabab’ah & Mwafaq (2015), Imran & Nishatm (2013), Olokoyo (2011), Nguyễn Thùy Dương & Trần Hải Yến (2011), Trần Thị Ngọc Liễu (2019), Ngô Thị Mai Trinh (2019). Điều này cũng có thể giải thích rằng khi huy động vốn của các ngân hàng tăng sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để cho vay, từ đó các ngân hàng sẽ đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm khách hàng có nhu cầu vay vốn, thúc đẩy việc TTTD, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Như vậy, tỷ lệ huy động có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (ETA) có tác động ngược chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Foos, D., Norden & Cộng sự (2010), Olokoyo (2011), Lê Tấn Phước (2017), Phan Thanh Phú (2020), Nguyễn Xuân Hoan (2019). Điều này cũng có thể giải thích rằng khi tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản càng cao cho thấy ngân hàng đang sử dụng VCSH nhiều. Cho nên, việc sử dụng VCSH nhiều dẫn đến chi phí sử dụng vốn của ngân hàng cao, làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh hoạt động kinh doanh và tiếp cận khách hàng, dẫn đến tốc độ TTTD

của ngân hàng bị hạn chế. Như vậy, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến tốc độ tăng trưởng hằng năm (GDP) có tác động ngược chiều với biến tốc độ TTTD (LGR) và trái ngược với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả nghiên cứu này cũng không tương đồng với nghiên cứu của Aydin B. (2008), Kai Guo & Stepanyan (2011), Laivi (2012), Pouw & Kakes (2013), Imran và Nishatm (2013), Hussain & Junaid (2012), Lê Tấn Phước (2017), Nguyễn Xuân Hoan (2019) nhưng lại tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tâm (2016), Phan Quỳnh Linh (2017), Phan Thanh Phú (2020). Điều này cũng có thể giải thích rằng với sự đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa một cách hiệu quả nhất trong mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng ổn định tài chính và ổn định nền kinh tế của Chính phủ nước ta. Do đó, hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế được thuận lợi, lạm phát cũng được kiềm chế cho nên nhu cầu vay của bị suy giảm, dẫn đến TTTD của bị hạn chế. Như vậy, tốc độ tăng trưởng hằng năm có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

Biến tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động ngược chiều với biến với tốc độ TTTD (LGR) phù hợp với giả thuyết nghiên cứ ban đầu của tác giả. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Kai Guo & Stepanyan (2011), Sharma & Gounder (2012), A. Singhn và A. Sharma (2016), Lương Thị Nga & Đào Thị Thu Hiền (2015), Huỳnh Thị Hiền (2017), Lê Tấn Phước (2017), Nguyễn Xuân Hoan (2019), Phan Thanh Phú (2020). Điều này cũng có thể giải thích rằng khi nền kinh tế bị lạm phát cao dẫn đến các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động tiền gửi để lãi suất trở nên hấp dẫn hơn nhằm thu hút tiền mặt từ người dân. Với việc lãi suất huy động tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng bị kéo tăng theo khiến cho các chủ thể vay vốn trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp khó có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, điều này làm việc tăng trưởng tín dụng của các NHTM bị hạn chế. Như vậy, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 tác giả đã thực hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu theo các tiêu chí giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát. Sử dụng phân tích tương quan và chỉ ra tương quan ảnh hưởng giữa các biến ảnh hưởng đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam. Trong mô hình nghiên cứu tác giả có

sử dụng biến trễ LGR(t-1), để giải thích cho biến phụ thuộc LGR và làm xuất hiện hiện

tượng nội sinh, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiệ tượng tự tương quan. Nói cách khác, các khuyết tật tồn tại trong mô hình sẽ làm cho kết quả bài nghiên cứu thu được không còn vững nữa và các kết quả hồi quy cũng không còn đáng tin cậy. Để giải quyết tốt các vấn đề này, tác giả chọn phương pháp ước lượng momen tổng quát - GMM để ước lượng cho mô hình bài nghiên cứu của mình.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tốc độ TTTD kỳ trước, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ huy động có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lời trên VCSH, quy mô ngân hàng, tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, với mô hình nghiên cứu tác giả cũng thấy yếu tố tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến tốc độ TTTD, tuy nhiên tác giả vẫn chưa tìm ra mức ý nghĩa thống kê của yếu tố này.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598472-2313-011555.htm (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w