PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598472-2313-011555.htm (Trang 88 - 92)

LIQ 0.0897 0.1067 0.0158 -0.0082 -0.2033 0.0545 1 DA - 0.1032 0.2544- -0.1633 -0.0514 0.3709 -0.1029 -0.5623 1 ETA - 0.0465 0.0551 0.2918 -0.1254 -0.6804 0.1821 0.0673 -0.25 1 GDP - 0.0364 0.0289 0.0624 0.1806 0.2394 -0.2344 -0.2281 0.133 -0.2788 1

I INF I -0.0497 I 0.1672 I 0.1912 I 0.0976 I -0.2538 I 0.1489 I 0.4429 I -0.5427 I 0.2505 I -0.3866 I 1 I

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích phần mềm STATA 14

Thông qua bảng 4.2 ma trận tự tương quan của 28 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019 được tác giả phân tích như sau:

Biến LGR(t-1) có tương quan dương với biến LGR cho thấy sự biến động giữa tốc

độ TTTD kỳ trước và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ cùng chiều nhau. Tốc độ TTTD kỳ trước của các ngân hàng là yếu tố khá quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ TTTD của kỳ hiện tại của hệ thống ngân hàng. Vì các ngân hàng thường đều căn cứ vào lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh năm trước để đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh cho năm sau.

Hai biến ROA, ROE có tương quan dương với biến LGR, điều đó cho thấy sự biến động giữa khả năng sinh lời và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ cùng chiều nhau. Khi chính sách TTTD của ngân hàng phù hợp các tiêu chuẩn tín dụng thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay, hạn chế rủi ro tín dụng và gia tăng khả năng sinh lời của các NHTM.

Biến SIZE, DA có tương quan âm với biến LGR, cho thấy sự biến động quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ ngược chiều nhau. Để có thể cạnh tranh tăng hiệu quả hoạt động hơn thì các ngân hàng thường tăng lãi suất tiền gửi, ra các sản phẩm chương trình khuyến mãi quà tặng nhằm thu hút tiền gửi khách hàng từ đó tỷ lệ huy động, quy mô tài sản của các ngân hàng cũng tăng theo. Tuy nhiên, cùng lúc đó các NHTM cũng sẽ tăng lãi suất cho vay để bù đắp các khoảng tăng lãi suất tiền gửi và các khoảng chi phí huy động đầu vào khác. Việc tăng lãi suất cho vay khiến cho người đi vay khó tiếp cận nguồn vốn hơn và sẽ sử dụng các nguồn vốn khác với chi phí rẻ hơn là đi vay ngân hàng. Từ đó, tốc độ TTTD cũng sẽ bị thu hẹp và chậm phát triển.

Biến NPL có tương quan dương với biến LGR cho thấy sự biến động giữa tỷ lệ nợ xấu và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ cùng chiều nhau. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng, sẽ dẫn đến các ngân hàng phải trích lập dự phòng, khi đó lợi nhuận hoạt

Variable VIF 1/VIF

ROA 9.30 0.1075

ROE 9.22 0.1084

ETA 3.36 0.2979

động kinh doanh cũng sẽ giảm. Vì thế để bù đắp cho những khoảng tổn thất giảm lợi nhuận thì các ngân hàng buộc phải thúc đẩy hoạt động cho vay, từ đó tốc độ TTTD của các NHTM sẽ tăng.

Biến LIQ có tương quan dương với biến LGR cho thấy sự biến động giữa tỷ lệ thanh khoản và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ cùng chiều nhau. Tỷ lệ thanh khoản tăng thể hiện các ngân hàng duy trì nhiều lượng tiền mặt tại ngân hàng, nhằm để đáp ứng phục vụ cho nhu cầu hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng như là rút tiền, cho vay cấp tín dụng, vì thể TTTD cũng sẽ tăng theo.

Biến ETA có tương quan âm với biến LGR, cho thấy sự biến động tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ ngược chiều nhau. Các NHTM tăng VCSH để đảm bảo khả năng ứng phó với các rủi ro tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng, bù đắp các tổn thất xảy ra và tạo thêm niềm tin cho người gửi tiền. Tuy nhiên nếu các ngân hàng tiếp tục tăng VCSH mà không sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ khiến cho ngân hàng gặp khó khăn hơn trong việc tăng trưởng tín dụng.

Biến GDP có tương quan âm với biến LGR cho thấy sự biến động giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ cùng ngược chiều nhau. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển mang lại nhiều thuận lợi cho nền kinh tế, làm cho nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động thuận lợi cho nên nhu cầu vay cũng bị suy giảm, dẫn đến TTTD cũng bị hạn chế.

Biến INF có tương quan âm với biến LGR cho thấy sự biến động giữa tỷ lệ lạm phát hằng năm và tốc độ TTTD của các NHTM có quan hệ ngược chiều nhau. Vì khi nền kinh tế bị lạm phát cao dẫn đến lãi suất huy động tiền gửi của các NH tăng. Với việc lãi suất huy động tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng bị kéo tăng theo khiến cho các chủ thể vay vốn trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và khó có thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, điều này làm việc tăng trưởng tín dụng của các NHTM bị hạn chế.

7 4

Từ bảng 4.2 cho thấy các hệ số tương quan giữa các cặp biến trong mô hình tương đối nhỏ, các hệ số dao động từ -0.6804 đến 0.8537. Tuy nhiên, có cặp hệ số tương quan lớn (lớn hơn 0.8) là cặp biến ROA-ROE cho nên tác giả sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm định khác để đưa ra kết luận chắc chắn.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598472-2313-011555.htm (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w