Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598472-2313-011555.htm (Trang 42 - 49)

2.3.2.2. Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến tốc độ TTTD ngân hàng. Ngân hàng có quy mô lớn thường là các ngân hàng lớn, có uy tín và đã tạo ra được vị thế, danh tiếng trong ngành ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng này sẽ dễ dàng huy động được tiền gửi của khách hàng - những người tiết kiệm trong nền kinh tế. Các ngân hàng lớn thường thiên về cho vay bán buôn hơn là bán lẻ. Bán buôn là việc ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn vay những khoản tiền lớn. Như vậy, cho vay bán buôn có đặc điểm là số món ít, nhưng mỗi món lại có giá trị cao. Các ngân hàng lớn thường có đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn cao, quy trình làm việc hoàn thiện, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn. Khi đó, ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn hơn. Mặt khác, ngân hàng có quy mô nhỏ thường sẽ thiên về bán lẻ. Bán lẻ là ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ, tín dụng chuyên về cho các cá nhân, hộ gia

đình và công ty nhỏ để vay những khoản tiền nhỏ hơn. Như vậy, cho vay bán lẻ có đặc trưng là số món nhiều nhưng giá trị mỗi món lại thấp. Điều này cho thấy, quy mô ngân hàng càng lớn thì sẽ là điều kiện khá thuận lợi giúp cho các ngân hàng trong việc gia tăng mức độ cung cấp tín dụng cho các khách hàng so với các ngân hàng có quy mô nhỏ.

Theo lý thuyết về lợi thế kinh tế vì quy mô (Economies of Scale) thì các NHTM có quy mô càng lớn sẽ dẫn tới chi phí dài hạn của ngân hàng càng giảm, ngân hàng càng có lợi hơn trong việc cạnh trạnh với các ngân hàng nhỏ. Vì với các NHTM có quy mô lớn số lượng nhân sự dồi dào được đào tại chuyên nghiệp mạng lưới kinh doanh của ngân hàng được phủ rộng rãi với các chi nhánh và các phòng giao dịch, chiến lược marketing cũng được phổ biến mạnh mẽ hiệu quả hơn tiếp cận được các chủ thể trong nền kinh tế nhiều hơn từ đó dễ dàng cho vay hơn. Quy mô ngân hàng càng lớn thì tạo nên được sự tin tưởng an tâm cho người gửi tiết kiệm cũng như các chủ thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng hơn.

2.3.2.3. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013. Nợ xấu có thể bị quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn. Nợ xấu là một trong những vấn đề tất yếu quan trọng trong hoạt động tín dụng cho vay của hệ thống ngân hàng. Nợ xấu tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn hoặc lãi của ngân hàng không thu hồi được, dẫn đến các khoản trích lập dự phòng cũng sẽ tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến việc TTTD cũng như là ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Trần Thị Ngọc Liễu (2019) cho rằng tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu đò lường chất lượng tài sản có của ngân hàng. Một khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng, làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng buộc phải thu hẹp việc cấp tín dụng và nâng cao tập trung xử lý thu hồi nợ. Cho nên, khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng sẽ làm giảm khả năng TTTD của ngân hàng, hay nói cách khác tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến TTTD của các NHTM.

2.3.2.4. Tỷ lệ thanh khoản

Phan Thanh Phú (2020) nhận thấy thanh khoản là khả năng đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng như nhu cầu rút tiền gửi khách hàng, tiền giải ngân cho các khoản vay. Một ngân hàng được xem là có tính thanh khoản tốt nếu có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền mặt và giải ngân như cam kết với khách hàng với nguồn vốn khả dụng sẳn có của NHTM. Nếu ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản đang yếu kém thì cho thấy ngân hàng đó đang gặp vấn đề về tài chính.

Rose (2011) cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Một ngân hàng được xem là có khả năng thanh khoản tốt nếu như nó có thể có được những khoản vẫn khả dụng với chi phi tháp dùng tại thời điểm ngân hàng có nhu cầu. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong tỉnh trạng có vấn đề về tài chính Lượng tiền gửi của ngân hàng có vấn đề thường giảm dẫn, làm giảm nguồn cung tiền và buộc ngân hàng phải bán dẫn tài sản có tính thanh khoản cao. Đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý là một vấn đề không bao giờ kết thúc đối với hoạt động quản lý và mang ý nghĩa to lớn với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Do đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên và đầy đủ. Việc đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý sẽ mang ý nghĩa to lớn đến hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời và góp phần tăng trưởng thúc đẩy phát triển tín dụng của các NHTM.

2.3.2.5. Tỷ lệ huy động

Trần Thị Ngọc Liễu (2019) nhận thấy ngân hàng là tổ chức tín dụng hoạt động trên nguyên tắc đi vay để cho vay lại, do đó giữa nguồn vốn huy động và hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để tiến hành cho vay và đầu tư, vì vậy khi nguồn vốn huy động được càng nhiều

thì ngân hàng sẽ phải tích cực đẩy mạnh cho vay để bù đắp lại được chi phí huy động vốn đồng thời gia tăng lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra.

Ngô Thị Mai Trinh (2019) cho rằng ngân hàng là định chế tài chính đặc biệt sử dụng nguồn vốn chủ yếu để cho vay là từ nguồn vốn huy động. Với vai trò là là đầu vào cho hoạt động cấp tín dụng, nguồn vốn huy động tăng sẽ thúc đẩy khả năng tăng trưởng của hoạt động cấp tín dụng.

Sharma và Gounder (2012) cho rằng sự tăng trưởng tiền gửi tác động tích cực đến TTTD ở khu vực tư nhân. Việc tăng trưởng tiền gửi sẽ cung cấp ngân hàng nhiều nguồn vốn để cho vay sẽ khuyến khích các ngân hàng tăng trưởng dư nợ.

Schnabel và Garcia-Luna’s (2006) cho rằng những thay đổi trong nguồn vốn có thể làm thay đổi khả năng cho vay của ngân hàng. Việc mở rộng tín dụng suy giảm bởi ít hơn một phần ba giảm nguồn vốn vay.

Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) cho rằng khi huy động vốn trong nền kinh tế tăng khiến cho dư nợ tín dụng cũng tăng, vì huy động vào nhiều thì các ngân hàng tăng trưởng vốn để cho vay và tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

2.3.2.6. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. ROA được thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận trên tài sản thể hiện mức sinh lợi của một ngân hàng so với tài sản của chính nó. Chỉ số ROA càng cao cho thấy được mức độ sử dụng hiệu quả tài sản của ngân hàng càng tốt. Theo thông lệ quốc tế, hệ thống CAMEL chỉ tiêu ROA ≥ 1% thể hiện ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tổng tài sản. Nói cách khác, ROA là chỉ tiêu cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản, nó được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho tổng tài sản bình quân:

ROA = T ng tài s n bình quânổL i nhu n sau thuợ ậả ế

Rose và Hudgin (2008) cho rằng ROA không những là chỉ tiêu quan trọng và rất phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của NHTM mà còn sử dụng để đo lường khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp nói chung. ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng.

Trần Thọ Đạt và Lê Thanh Tâm (2016) nhận thấy ROA càng cao cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản ngân hàng càng tốt, hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. Chỉ số ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hoặc cho vay không hợp lý làm thu nhập của ngân hàng giảm hoặc cũng có thể do chi phí hoạt động của ngân hàng ở mức cao.

Hassan và cộng sự (2003) cho rằng ROA thể hiện hiệu quả của từng đồng vốn đầu tư vào tài sản và quan trọng hơn, thể hiện khả năng của nhà quản trị trong việc sử dụng các nguồn tài chính và đầu tư để sinh lời. Với mỗi ngân hàng, ROA phụ thuộc vào các quyết định chính sách của ngân hàng, cũng như các yếu tố khách quan liên quan tới nền kinh tế và các quy định của Chính phủ.

Do đó, khi tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản gia tăng, ngân hàng sẽ có thêm nguồn vốn để thực hiện mở rộng hoạt động kinh doanh. Và đó sẽ góp phần thúc đẩy đến TTTD của ngân hàng. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến đến TTTD của các NHTM.

2.3.2.7. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh một đồng vốn bỏ ra có thể mang lại cho chủ sở hữu, nhà đầu tư bao nhiều đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan trọng và phổ biến để đo lường khả năng sinh lời của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm phản ánh hiệu

quả sử dụng VCSH. Mức sinh lời trên VCSH cao được đánh giá là tốt, thể hiện khả năng của ngân hàng tạo ra nhiều lợi nhuận trên VCSH, hay nói cách khác, thể hiện sự tối ưu hóa trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Theo thông lệ quốc tế (MIS-39 Moody’s Investors Service), ROE ≥ 12%-15% được coi là tốt. Theo tiêu chuẩn của hệ thống CAMEL, ngân hàng đạt hiệu quả nhất khi chỉ tiêu ROE ≥ 15%.

Lê Tấn Phước (2016) nhận thấy chỉ tiêu ROE càng cao phản ánh lợi nhuận ròng các cổ đông của ngân hàng nhận được càng cao. ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả của VCSH, đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu, phản ánh được khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tư vào ngân hàng và luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư.

Sufian (2011) nhận thấy ROE thể hiện khả năng của NHTM trong việc tạo ra khả năng sinh lời và giá trị tăng thêm cho cổ đông. ROE được coi là một trong những chỉ số toàn diện nhất, đánh giá khả năng sinh lời của NHTM, bởi lẽ, xét cho cùng, mục tiêu quan trọng nhất của một NHTM chính là tối đa hóa giá trị ròng của ngân hàng, từ đó, tạo ra giá trị tăng thêm cho các cổ đông.

Huỳnh Thị Hiền (2017) cho rằng ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó ra quyết định danh mục chứng khoán đầu tư. ROE càng cao càng chứng tỏ khả năng sinh lời trên mỗi đồng VCSH có được là càng cao. Với một mức rủi ro xác định, các chứng khoán của ngân hàng có ROE càng cao sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư.

Aydin B. (2008) đã chứng minh chỉ số ROE có tác động cùng chiều đối với tăng trưởng tín dụng. Chỉ số ROE dùng để đo lường suất sinh lời của một đồng vốn mà ngân hàng đã bỏ ra. Như vậy, về mặt trực quan, khi chỉ số ROE càng cao thì kỳ vọng lợi nhuận thu được từ hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng càng cao. Do đó các ngân hàng sẽ có xu hướng tăng mạnh hoạt động tín dụng nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình.

Rose (2002) cho rằng tỷ trọng vốn chủ sở hữu đo lường mức đòn bẫy tài chính của ngân hàng - giá trị tài sản được tạo ra bởi bao nhiêu đồng VCSH và bao nhiêu đồng từ vốn vay. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản phản ánh khả năng bù đắp tổn thất khi ngân hàng gặp thua lỗ. Chi phí cho việc sử dụng VCSH của các ngân hàng sẽ cao hơn rất nhiều so với việc đi vay nợ ngắn và dài hạn với chi phí rẻ hơn. Hệ số này càng cao cho thấy NH đang sử dụng VCSH nhiều.

Do đó, các ngân hàng có VCSH ít để muốn mở rộng cho vay và đầu tư phải dựa vào việc đi vay để cho vay. Vì việc sử dụng VCSH nhiều dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao tác động đến lãi suất cho vay cao khiến cho ngân hàng phải gặp khó khăn trong cạnh tranh với các ngân hàng khác khiến cho TTTD của ngân hàng bị hạn chế hơn. Như vậy, tỷ suất sinh lời trên VCSH có mối quan hệ đồng biến đến TTTD của các NHTM.

2.3.2.8. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) là một phương pháp đo lường trực tiếp mức đòn bẩy tài chính của ngân hàng - có bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở một đồng VCSH và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. ETA càng lớn chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng càng cao. ETA được xác định bằng cách chia VCSH cho tổng tài sản:

. V n ch s h uố ủ ở ữ

ETA = " .'—

T ng tài s nổ ả

Theo Rose (2011) cho rằng VCSH có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ trọng ETA này càng nhỏ thì rủi ro phá sản càng cao. Nhìn chung các ngân hàng đứng đầu về thu nhập thường hạn chế việc sử dụng VCSH với chi phí cao và chủ yếu dựa vào tác động đòn bẩy tài chính của khoản nợ dài hạn và ngắn hạn chi phí thấp. Do đó, nếu dùng nhiều VCSH và làm cho tỷ lệ VCSH / Tổng tài sản cao thì chi phí sử dụng vốn hay tỷ suất sinh lời yêu cầu sẽ cao hơn, đồng nghĩa với mức lãi suất áp dụng cũng sẽ cao hơn. VCSH còn quyết định

quy mô của ngân hàng, cụ thể nó là cơ sở để xác định giới hạn huy động vốn của ngân hàng, và xác định tỷ lệ kinh doanh an toàn của ngân hàng.

Theo Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) nhận thấy khi tỷ lệ vốn tăng, ngân hàng có lớp đệm vốn an toàn nên nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động tín dụng giảm. Đến một điểm tới hạn thì ngân hàng trở nên hoạt động không hiệu quả và phải nới rộng cho vay kéo theo sự tăng của hoạt động tin dụng.

Theo Foos D, và cộng sự (2010) lại chỉ ra một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ VCSH và TTTD. Trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, các ngân hàng tăng dư nợ cấp tin dụng lại là những ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn có khuynh hướng giảm. Vì trong thời kì khủng hoảng, các ngân hàng phải duy trì mức TTTD cao đã thực sự phải hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ các khoản nợ xấu và thậm chí bị thâm hụt vào nguồn vốn.

Lê Tấn Phước (2017) đã chỉ ra các NHTM có được tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao thì sẽ quản lý được tốt các khoản tín dụng, cho vay. Từ đó, làm giảm cho TTTD của các NHTM bị suy giảm.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNGTÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 10598472-2313-011555.htm (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w