Hệ thống mô hình CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của Mỹ và được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung. Nó được áp dụng nhằm nâng cao độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Với dựa trên 6 tiêu chí đánh giá như: Mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy); Chất lượng tài sản (Asset Quality); Năng lực quản lý (Management); Lợi nhuận (Earnings); Khả năng thanh khoản (Liquidity) và mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk). Vào năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành khung xếp hạng ngân hàng dựa trên các thành phần CAMELS.
Đối với mỗi thành phần CAMELS cho thấy tiêu chuẩn đề ra của ngân hàng, cần phải tập trung vào cải thiện hiệu quả và năng lực, trong đó tăng trưởng cho vay là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Về yếu tố vốn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, theo tác giả Coval và Thakor (2005) cho rằng khi các cổ đông đầu tư nhiều tiền vào ngân hàng dẫn tới việc ngân hàng nắm giữ một bộ đệm vốn lớn. Điều đó, sẽ cải thiện khả năng chịu rủi ro và bảo vệ các ngân hàng trước bất kỳ tổn thất tiềm ẩn nào. Cho nên, các ngân hàng sẽ có được nhiều động lực hơn để áp dụng chiến lược tăng trưởng cho vay nhanh hơn.
Về yếu tố chất lượng tài sản ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, theo tác giả Heid và Cộng sự (2011) cho rằng sự sụt giảm hoạt động cho vay là do các ngân
hàng không sẵn sàng giải ngân các khoản vay có chất lượng đánh giá không đạt yêu cầu của hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, theo tác giả Ben Naceu và Cộng sự (2018) cũng cho rằng sự giảm thiểu các hoạt động cho vay có khả năng gây ra nhiều áp lực đối với vốn ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng.
Về yếu tố năng lực quản lý ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, theo tác giả Jeitschko và Cộng sự (2005) cho rằng khi các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả thì các nhà quản lý ngân hàng có thể nhận được động lực để theo đuổi các khoản đầu tư rủi ro. Vì vậy, các ngân hàng có năng lực quản lý kém sẽ xảy ra nhiều rủi ro đạo đức. Cho nên, các ngân hàng cần nâng cao nguồn lực quản lý để thúc đẩy hoạt động cho vay và cải thiện nguồn thu của ngân hàng.
Về yếu tố lợi nhuận ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, theo tác giả Laidroo (2010) cho rằng việc cạnh tranh của các ngân hàng cao sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận thu về của ngân hàng giảm xuống, từ đó các ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động cho vay. Theo tác giả Dell’Ariccia và Cộng sự (2006) cho rằng để mở rộng phân khúc cho vay thì các ngân hàng cần nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay hoặc thậm chí phải giảm lãi suất cho vay.
Về yếu tố khả năng thanh khoản ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, theo tác giả Gennaioli (2014) cho rằng tối ưu việc lưu trữ thanh khoản bằng cách mua các tài sản có tính thanh khoản cao để mở rộng tài trợ cho các khoản đầu tư trong tương lai. Bên cạnh đó, theo tác giả Berrospide và Cộng sự (2010) cũng cho rằng việc tích trữ nhiều thanh khoản là động lực lớn để các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay.
Về yếu tố ảnh hưởng của mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường đến hoạt động cho vay của ngân hàng, theo tác giả Beutler và Cộng sự (2020) cho rằng trước những thay đổi khó lường của thị trường làm ảnh hưởng đến lãi suất. Từ đó có thể gây ra những tổn thất tiềm tàng cho ngân hàn. Khi lãi suất tài trợ của ngân hàng cao thì ngân hàng có thể chọn cắt giảm cho vay để tuân thủ các nghĩa vụ an toàn của cơ quan quản lý. Hay nói một cách
khác thì rủi ro lãi suất sẽ gây ra sự sụt giảm trong hoạt động tăng trưởng cho vay của ngân hàng.
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tăng trưởng tín dụng của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố: nhóm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và nhóm yếu tố