2.3. Tổng quan về tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại
2.3.4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng
thương mại
2.3.4.1. Nhân tố thuộc về ngân hàng
• Rủi ro tín dụng
Keeton (1999) cho thấy tổn thất cho vay cao hơn có thể được quy cho sự gia tăng tăng trưởng cho vay, với điều kiện tăng trưởng cho vay nhanh hơn chủ yếu là do sự thay đổi trong cung tín dụng ngân hàng. Salas và Saurina (2002) cho thấy quản lý rủi ro tín dụng kém là một yếu tố quan trọng quyết định đến các khoản vay có vấn đề. Dell1Ariccia và Garibaldi (2005) đưa ra lời giải thích lý thuyết rằng việc mở rộng tín dụng càng mạnh thì càng có nhiều khó khăn tài chính chủ yếu do tiêu chuẩn tín dụng thấp hơn. Jimenez, Salas và Saurina (2006) cung cấp hỗ trợ theo kinh nghiệm cho mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng nhanh và tổn thất cho vay. Theo Bouvatier and Lepetit (2008), Laidroo và Mannasoo (2013), tăng trưởng cho vay của ngân hàng càng nhanh, các khoản rủi ro tín dụng phát sinh càng lớn, buộc các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Fama and French (2015) cho rằng các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cao trích lập dự phịng cao hơn những ngân hàng tăng trưởng thấp.
• Tỷ lệ an toàn vốn
Mối liên hệ giữa vốn và cho vay dường như khơng tuyến tính theo nghiên cứu thực nghiệm gần đây. Jimenez và cộng sự (2012) thấy các ngân hàng có vốn hóa cao thường ít cho vay đối với người vay mới nhưng dấu hiệu bị đảo ngược nếu tương tác với các biến kinh tế vĩ mô được xem xét trong hồi quy. Carlson và cộng sự (2013) cho thấy tỷ lệ vốn có tác động đáng kể hơn đối với việc cho vay
khi nó đã thấp hơn so với khi nó ở mức cao. Tầm quan trọng cũng phụ thuộc vào phân loại các khoản cho vay. Những kết quả được tìm thấy bởi Albertazzi và Marchetti (2010) trong trường hợp của Ý trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Chỉ các ngân hàng có vốn hóa rất thấp (dưới 10% RWA) mới cắt giảm cho vay bên cạnh đó các yếu tố đặc thù của ngân hàng, các đặc điểm cụ thể của ngân hàng (như quy mô, rủi ro) cũng rất cần thiết. Độ co giãn của giá trị các khoản cho vay phụ thuộc vào chi phí vốn so với các nguồn tài trợ khác cũng như kỳ vọng đối với rủi ro và lợi nhuận của các nhà đầu tư (Admati và Hellwig, 2013). Kashif và cộng sự (2016); Goyal và Verma (2018) cho rằng tỷ lệ an tồn vốn có mối quan hệ tiêu cực với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.
• Tăng trưởng tiền gửi
Tăng trưởng tiền gửi đại diện cho một nguồn tài trợ đối với các hoạt động của NHTM. Tăng trưởng tiền gửi cao hơn dẫn đến tăng trưởng tín dụng cao hơn vì ngân hàng có nguồn lực tài chính dồi dào hơn (Guo và Stepanyan, 2011). Do đó, về phía cung, tăng trưởng tiền gửi phải là động lực đáng kể cho tăng trưởng tín dụng. Barajas và cộng sự (2010) cho rằng các ngân hàng có nhiều nguồn tài trợ hơn có thể thực hiện chức năng trung gian tài chính tốt hơn và nên có sự tăng trưởng cho vay sẽ mạnh mẽ hơn.
• Hiệu quả sinh lời của ngân hàng
Hoạt động cốt lõi của các ngân hàng là huy động tiền gửi và sau đó cho người vay vay, điều này tạo ra thu nhập lãi thuần. Nguồn thu nhập này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng (Foos và cộng sự, 2010). Thúc đẩy hoạt động cho vay có thể giúp các ngân hàng mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận và do đó cải thiện hiệu quả kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, tăng trưởng cho vay cao có xu hướng đi kèm với các quyết định cho vay kém và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng (Cooper và cộng sự, 2008; Hou và cộng sự, 2014). Theo Baron và Xiong (2017), nếu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng nhanh chóng họ sẽ đối mặt với rủi ro tín dụng, các ngân hàng sẽ bị lỗ sau một thời gian tăng trưởng cao.
• Hiệu quả chi phí
Tăng trưởng cao là kết quả của các khoản vay rủi ro, do đó có thể dự đoán hiệu quả thấp hơn. Tín dụng tăng trưởng cao tạo ra những cú sốc lớn như làm giảm chất lượng tài sản, tăng chi phí trích lập dự phòng và giảm lợi nhuận của ngân hàng (Rau và Vermaelen, 1998; Loughran và Vijh 1997; Moeller, Schlingemann và Stulz 2005; Fama và French, 2015). Theo Barajas và cộng sự (2010); Hou và cộng sự (2014), các ngân hàng có chi phí so với thu nhập cao hơn, có thể do mức lương cao hơn, nhiều nhân viên hơn hoặc mạng lưới chi nhánh lớn hơn, có thể mức tăng trưởng cho vay cao hơn.
2.3.4.2. Nhân tố vĩ mô
Catão (1997) phân tích cả hai chỉ số cung và cầu của tín dụng khu vực tư nhân ở Argentina từ năm 1991 - 1996. Về phía cầu, nghiên cứu cho rằng những thay đổi về lãi suất, mức độ nợ của khu vực tư nhân cùng với những thay đổi dự kiến trong nền kinh tế và mức độ thất nghiệp có thể đã góp phần làm suy yếu tín dụng khu vực tư nhân. Về phía cung, tín dụng khu vực tư nhân bị hạn chế do các cơ chế lựa chọn bất lợi và bị làm trầm trọng thêm bởi các cuộc khủng hoảng.
Calza và cộng sự (2001) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng trong khu vực đồng euro. Nghiên cứu cho rằng trong dài hạn, tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ tích cực đến tăng trưởng GDP thực tế và tiêu cực đối với lãi suất thực trong ngắn hạn và dài hạn. Shijaku và Kalluci (2013) đánh giá các yếu tố quyết định đến tín dụng ngân hàng đối với khu vực tư nhân trong trường hợp của Albania. Phát hiện thực nghiệm của họ cho thấy rằng tăng trưởng cho vay có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát cao dẫn đến sự suy giảm hoạt động kinh tế (Huybens và Smith
1999), vì lạm phát làm sai lệch quá trình phân bổ tín dụng và làm giảm chất lượng tín dụng (De Gregorio và Sturzenegger 1994). Baum và cộng sự (2006, 2009); Talavera và cộng sự (2012) chứng minh rằng khi lạm phát cao và không ổn định, các doanh nghiệp thể hiện hành vi đồng nhất theo nghĩa giảm cung và cầu cho các khoản vay, tương ứng.
Mendoza and Terrones (2008) cũng cho thấy mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô như GDP, lãi suất, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Iossifov và Khamis (2009) cho rằng tăng trưởng tín dụng ngân hàng khu vực tư nhân bị ảnh hưởng bởi GDP, lãi suất và cung tiền.