Chú trọng các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu: các ngân hàng cần gấp rút hoàn thiện khâu hoạch định chính sách cân đối trong quá trình phân phối lợi nhuận của ngân hàng và nghĩa vụ chi trả cổ tức cổ đông phổ thông và cổ đông chiến lược. Đối với lợi nhuận giữ lại của ngân hàng cấp thiết phải bổ sung vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhằm gia tăng quy mô để tái đầu tư, giảm rủi ro và các gánh nặng tài chính đối với các cổ đông của ngân hàng.
Cần phải chấp nhận hoàn toàn đối với việc pha loãng tỷ lệ cổ phần ngân hàng nhằm mục đích đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa lợi nhuận và thu hút thêm các cổ động chiến lược, cổ đông phổ thông trên thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững lành mạnh tài chính ngân hàng.
Các ngân hàng cần phải định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hóa của các nguồn vốn.
Tiếp tục thực hiện ứng dụng, đổi mới các phương pháp quản trị doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực bằng việc tích cực phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Tìm kiếm, đưa ra phương pháp đánh giá về vốn kinh tế và tài sản rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo thông lệ quốc tế.
Hoạch định xây dựng các triết lý quản lý vốn cho từng ngân hàng và tích cực hoàn thiện bộ chỉ số đo lường và các chỉ tiêu vốn; đánh giá vốn ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel II; chú trọng giảm lãng phí vốn, tăng cường sự ổn định của mô hình kinh doanh mà các ngân hàng đang theo đuổi. Khi điều chỉnh mô hình kinh doanh thì cần phải xác định được cấu trúc vốn tối ưu cho từng loại ngân hàng cụ thể.
Lãnh đạo ngân hàng phải có chiến lược cụ thể về cơ cấu tổ chức tinh gọn và thúc đẩy các mô hình quản lý vốn hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các ph òng ban, chi nhánh một cách linh hoạt và đồng bộ.