Các nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu 2432_012530 (Trang 33 - 37)

2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước

2.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Aydin (2008) nghiên cứu một số các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu (gồm: Estonia, Slovakia, Czech Republic, Lithuania, Poland, Hungary, Latvia, Slovenia) giai đoạn 1988 - 2005. Nghiên cứu của tác giả tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tăng trưởng tín dụng nhanh chóng tại các nước Trung và Đơng Âu. Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các ngân hàng nước ngoài trong mơ hình tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung, Đông Âu và đưa ra một vài gợi ý về chính sách. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và tác động cố định (FEM) để xem xét các nhân tố. Mức độ tăng trưởng tín dụng theo các cấp ngân hàng là biến phụ thuộc trong mơ hình; các yếu tố ảnh hưởng là phần trăm thay đổi các khoản vay ròng của ngân hàng (Loan Growth), tổng tài sản so với GDP, tiền gửi trên tổng tài sản, nợ phải trả trên tổng tài sản, khả năng sinh lời (ROA, ROE), lãi biên rồng, chi phí trên thu nhập, nợ xấu, tốc độ tăng trưởng thực của GDP, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay.

Guo và Stepanyan (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng có tác động cùng chiều có ý nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng với các biến nghiên cứu bao gồm: tín dụng ngân hàng, nợ ngân hàng nước ngoài, tiền gửi ngân hàng, GDP thực tế, lạm phát, lãi suất huy động, tỷ giá hối đoái, lãi suất FED, cung tiền M2 của Mỹ và tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy

tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng và khiến lạm phát cao hơn, các điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ trên phạm vi toàn cầu khiến tăng trưởng tín dụng tăng, nhân tố tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia hạn nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng có ý nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chỉ ra nhân tố có mối quan hệ chặt chẽ và ngược chiều tới tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.

Tracey (2011) xem xét đến xu hướng và mức độ tác động của nợ xấu đến tín dụng ngân hàng. Ngân hàng sẽ có những quyết định cấp tín dụng khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ nợ xấu trên hay dưới ngưỡng, với tỷ lệ nợ xấu vượt ngưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến việc cho vay. Nghiên cứu được thực hiện riêng biệt cho hai quốc gia thuộc vùng Ca-ri-bê là Jamaica và Trinidad - Tobago thông qua việc thu thập số liệu tài chính nội tại của các ngân hàng thương mại của hai nước này tương ứng từ quý I năm 1996 đến quý II năm 2011 và từ quý III năm 1995 đến quý IV năm 2010. Mơ hình hồi quy tuyến tính được ước lượng bởi phương pháp OLS. Biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng tín dụng được đặt trong mối quan hệ với các biến độc lập gồm tỷ lệ nợ xấu, tiền gửi, thu nhập khác và vốn chủ sở hữu, nhóm biến tác động ngược chiều gồm tỷ lệ nợ xấu và thu nhập khác. Tác giả đã rút ra được một kết luận rằng khi chất lượng tín dụng kém (tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng cao) sẽ kéo theo mức độ rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng vì thế mà cao theo. Xu hướng này dễ dàng thấy được không chỉ ở các quốc gia này, mà gần như đúng cho phần lớn các quốc gia. Ngoài ra, nghiên cứu cịn ước tính được ngưỡng tỷ lệ nợ xấu của từng quốc gia nhằm chỉ ra rằng mỗi quốc gia có mức độ phản ứng với rủi ro khác nhau.

Amador và cộng sự (2013) nghiên cứu tăng trưởng cho vay và rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính ở Colombia. Kết quả gợi ý rằng sự tăng trưởng liên tục trong các khoản vay bất thường dẫn đến một sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu đáng chú ý. Tương tự như vậy, Messai và Jouini (2013) nghiên cứu ảnh hưởng nợ xấu đến tăng trưởng tín dụng tại Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp trong năm 2004

- 2008, thấy rằng NPL tăng khi ngân hàng tăng trưởng nóng hoạt động cho vay

và tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận trên tài sản ngân hàng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng. Foos và cộng sự (2010) được sử dụng dữ liệu phạm vi ngân hàng trên 16.000 ngân hàng tại 16 quốc gia lớn cho 1997 - 2007. Kết quả nghiên cứu cho rằng sự tăng trưởng cho vay quá mức làm gia tăng rủi ro tín dụng và ảnh hưởng xấu đến thu nhập ngân hàng hay làm giảm lợi nhuận. Trên sự tăng trưởng cao trong các khoản cho vay làm giảm tỷ lệ vốn của các ngân hàng thương mại.

Carlson và cộng sự (2013) hướng nghiên cứu kiểm tra mối tương quan ý nghĩa giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tín dụng ngân hàng bằng việc so sánh những tỷ lệ vốn chủ sở hữu khác nhau ứng với mức tăng trưởng tín dụng khác nhau tại các nhóm ngân hàng được phân chia dựa trên khu vực địa lý cũng như quy mô và đặc tính. Trên dữ liệu từ năm 2001 đến năm 2011 bởi phương pháp MSA Fixed Effects, kết quả mơ hình hồi quy cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng, đặc biệt chặt chẽ khi các ngân hàng đang thu hẹp tín dụng. Hơn nữa, khi phân tích sâu tăng trưởng tín dụng theo từng loại, tăng trưởng tín dụng cho khu vực bất động sản thương mại và công nghiệp thương mại sẽ nhạy cảm với tỉ lệ vốn chủ sở hữu hơn so với các loại tín dụng khác. Với cách tiếp cận theo từng nhóm ngân hàng được phân chia theo các tiêu chí, nghiên cứu đã có phép so sánh hiệu quả khi cách này giúp kiểm soát nhu cầu vay tại địa phương cũng như những yếu tố môi trường khác. Điểm đặc biệt của nghiên cứu là không những phân tích tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tín dụng nói chung mà cịn nói riêng cho từng loại tín dụng, từ đó cho ta kết quả chi tiết hơn về độ nhạy cảm của từng loại tín dụng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu.

Chen và Wu (2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng của ba vùng Mỹ Latinh, Trung - Đông Âu và châu Á, phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng theo từng vùng trong giai đoạn 2008 - 2011. Nghiên cứu kết

luận các biến có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng tín dụng là biến giả sở hữu ngân hàng, quy mô ngân hàng, thanh khoản, GDP.

Imran và Nishat (2013) nghiên cứu những yếu tố tác động đến tín dụng ngân hàng từ năm 1971 đến 2010 tại Pakistan. Nghiên cứu đã đo lường được xu hướng cũng như mức độ tác động của các biến. Cụ thể, các nhân tố có mối liên kết đáng kể với tín dụng ngân hàng trong khu vực tư nhân tại Pakistan trong dài hạn là: nhân tố vay nợ quốc tế, nguồn tiền huy động trong nước, tăng trưởng kinh tế và tình hình thị trường tiền tệ. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng năng lực tài chính và thanh khoản có tác động lớn đến quyết định cho vay của các ngân hàng.

Laidroo (2015) nghiên cứu có hay khơng sự tương quan giữa hình thức sở hữu ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng được nghiên cứu với những hình thức sở hữu khác nhau khơng có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng cịn quy mơ, rủi ro tín dụng và nguồn tài trợ từ bên ngồi ngân hàng có tác động ngược chiều.

Osei-Assibey và Asenso (2015) điều tra ảnh hưởng của vốn yêu cầu của ngân hàng đến kết quả hoạt động cụ thể của ngân hàng thương mại Ghana giai đoạn 2002 - 2012 như cung tín dụng, chênh lệch lãi suất (như một thước đo hiệu quả) và nợ xấu. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn tối thiểu ròng và tỷ lệ thu nhập lãi ròng. Nghiên cứu tiếp tục tìm thấy bằng chứng để hỗ trợ thực tế là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hạn chế mức tăng trưởng tín dụng quá mức trong lĩnh vực ngân hàng của Ghana. Tuy nhiên, tăng trưởng nóng trong lĩnh vực tín dụng khiến các ngân hàng gia tăng trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản lỗ tín dụng do nợ xấu tăng cao.

Kashif và cộng sự (2016) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng đến rủi ro và an toàn trong hoạt động của ngân hàng tại Pakistan giai đoạn 2006- 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ thuận

chiều với nợ xấu. Trong khi tỷ lệ an tồn vốn có mối quan hệ tiêu cực với tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.

Lahuddin và Viverita (2017) phân tích tác động của tăng trưởng của các ngân hàng đại chúng niêm yết ở Châu Á Thái Bình Dương và rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2005-2015. Sử dụng ước tính tác động ngẫu nhiên, bằng chứng cho thấy khả năng xảy ra giả thuyết rủi ro đạo đức trong lĩnh vực ngân hàng. Hơn nữa, sự kém hiệu quả trong quản lý chi phí của ngân hàng góp phần làm tăng rủi ro tín dụng, ngoại trừ ở các nước có thu nhập trung bình thấp. Có tác động đáng kể của dự phịng rủi ro tín dụng và tỷ giá hối đoái làm tăng rủi ro tín dụng. Ngồi ra, rủi ro tín dụng cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước có thu nhập cao và trung bình cao.

Goyal và Verma (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng ở Àn Độ. Nghiên cứu sử dụng mơ hình GMM để phân tích kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng của ngân hàng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu và dự phòng rủi ro càng cao. Trong khi tỷ lệ an toàn vốn tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng.

Một phần của tài liệu 2432_012530 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w