2.4. Lược khảo các nghiên cứu trước
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011) phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu chứng minh có sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đến tăng trưởng tín dụng: huy động vốn, thanh khoản, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Thép (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo thường niên của 121 QTDND trong giai đoạn 2010 - 2012. Sử dụng mơ hình hồi quy hiệu ứng cố định, kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động, quy mô của QTDND và tốc độ tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có mối tương quan tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND. Ngược lại, tỷ lệ nợ xấu
Nhân tố Chiều
tác động Nguồn
Tỷ lệ nợ xấu - Guo và Stepanyan (2011), Laidroo (2015), Lê Tấn Phước (2017), Đinh Huỳnh Thị Liêm (2017)___________________
của các QTDND và tỷ lệ lạm phát lại có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng của các QTDND ở khu vực ĐBSCL.
Nguyễn Văn Lê (2014) đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Nghiên cứu đã tiến hành từ việc đánh giá định tính thực trạng tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNNVV tại Việt Nam đến đánh giá định lượng thông qua mơ hình thực nghiệm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ trọng vay ngân hàng của DNNVV. Trên cơ sở đó, đưa ra một số đánh giá khách quan về những thành công, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại của tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV của Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Nghiên cứu xây dựng một hệ thống bao gồm nhóm giải pháp chiến lược bao gồm hai giải pháp và nhóm giải pháp cụ thể bao gồm chín giải pháp và các kiến nghị đi kèm cần thực thi để tăng trưởng tín dụng cho DNNVV.
Tơn Nữ Trang Đài (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu kết luận có sự tác động của các nhân tố tăng trưởng tiền gửi, suất sinh lời ROE và thanh khoản ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
Đinh Huỳnh Thị Liêm (2017) tìm hiểu mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và các khoản nợ xấu ngân các ngân hàng thương mại Việt Nam và chiều hướng biến động của tác động này theo thời gian. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thống kê dựa trên phân tích dữ liệu để kiểm định mối quan hệ của các yếu tố đặc biệt là tăng trưởng tín dụng ngân hàng đến nợ xấu thông qua phương pháp hồi quy OLS và phân tích dữ liệu bảng động GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng.
Lê Tấn Phước (2017) nghiên cứu các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng Ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2008 - 2015. Các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu này gồm hai nhóm chính là các biến kinh tế vĩ mơ và các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu có
mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Vấn đề tăng trưởng tín dụng cần phải xem xét khi các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu cao, nếu không các khoản tín dụng sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận. Bài nghiên cứu còn chỉ ra được mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lãi suất danh nghĩa và GDP tăng sẽ khiến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng tăng lên.
Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung (2018) đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của 21 NHTM tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2015. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, dự trữ thanh khoản và tỷ lệ lạm phát CPI có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng tín dụng. Ngồi ra hệ số an tồn vốn khơng có ý nghĩa thống kê với tăng trưởng tín dụng.
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng
ROE và Xiong (2017)____________________________________ + Aydin (2008), Tôn Nữ Trang Đài (2015)_________________ ROA - Messai và Jouini (2013)______________________________ Hiệu quả chi phí + Aydin (2008), Barajas và cộng sự (2010); Hou và cộng sự
(2014), Lahuddin và Viverita (2017)____________________ Dự phòng rủi ro + Osei-Assibey và Asenso (2015), Lahuddin và Viverita(2017), Goyal và Verma (2018)________________________ Tỷ lệ an toàn vốn - Messai và Jouini (2013), Osei-Assibey và Asenso (2015),Kashif và cộng sự (2016), Goyal và Verma (2018)_________ Quy mô ngân hàng + Chen và Wu (2014)___________________________________ Tăng trưởng tiền gửi + Guo và Stepanyan (2011), Tôn Nữ Trang Đài (2015)_______ Thanh khoản________ + Imran và Nishat (2013), Laidroo (2015), Chen và Wu
GDP + Tan (2012), Imran và Nishat (2013), Chen và Wu (2014),Lê Tấn Phước (2017), Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung (2018)________________________________
Lạm phát +
Baum và cộng sự (2006, 2009); Talavera và cộng sự (2012); Huang và cộng sự (2010), Guo và Stepanyan
(2011)__________________ __________________________ Lãi suất____________ + Lê Tấn Phước (2017)________________________________ Tỷ giá hối đối______ + Lahuddin và Viverita (2017)__________________________
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 •
Trong chương này, nghiên cứu trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại, tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại (khái niệm, đo lường tăng trưởng tín dụng, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng). Tiến hành lược khảo các nghiên cứu ngoài nước và trong nước làm nền tảng xây dựng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU