5.2.1. Đối với tăng trưởng tiền gửi
Các ngân hàng thương mại luôn luôn phải chủ động cân đối giữa huy động vốn, cho vay, dịch vụ ngân hàng và sử dụng vốn hiệu quả nhằm đảm bảo thanh khoản ổn định, liên tục.
Tối ưu hóa chênh lệch giữa mức lãi suất huy động vốn và cho vay khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng, giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu nâng chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng sự hài lịng, khuyến khích sự tham gia, sự cam kết sử dụng dịch vụ của khách hàng đối với hoạt động cung ứng dịch vụ tiền gửi. Hoàn thiện quy chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ trên toàn hệ thống để đưa vào thực hiện một cách quy cũ, có hệ thống.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật bằng việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mở rộng hệ thống trụ sở các chi nhánh; thường xuyên thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm, đổi mới phong cách giao tiếp, từ đó đã tạo được niềm tin đối với khách hàng.
Để giảm gánh nặng về thanh khoản, các ngân hàng thường không cho phép rút trước hạn tiền gửi có kỳ hạn, trừ trường hợp đặc biệt khi khách hàng có thỏa thuận trước với ngân hàng. Các ngân hàng đã và đang chạy đua cùng với lãi suất nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, cuộc đua dường như không bao giờ chấm dứt. Do vậy để huy động vốn hiệu quả cần phải có chính sách linh hoạt, đồng bộ giữa hoạt động Marketing, lãi suất, đa dạng hóa danh mục dịch vụ và các chính sách thúc đẩy khác liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Cân đối tối ưu giữa hoạt động huy động vốn tiền gửi và hoạt động cho vay tín dụng, giữa chúng phải có sự hài hịa lẫn nhau.
Các chi nhánh trên toàn hệ thống của các ngân hàng cần nắm chắc địa bàn, bám sát tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cần xây dựng mối quan hệ bền chặt với lãnh đạo địa phương, người dân, doanh nghiệp.
Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; đa dạng hóa và hoàn thiện hệ thống danh mục sản phẩm huy động vốn, gia tăng tiện ích cho sản phẩm huy động vốn, bán chéo sản phẩm...
5.2.2. Đối với tỷ lệ an toàn vốn
Chú trọng các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu: các ngân hàng cần gấp rút hoàn thiện khâu hoạch định chính sách cân đối trong quá trình phân phối lợi nhuận của ngân hàng và nghĩa vụ chi trả cổ tức cổ đông phổ thông và cổ đông chiến lược. Đối với lợi nhuận giữ lại của ngân hàng cấp thiết phải bổ sung vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhằm gia tăng quy mô để tái đầu tư, giảm rủi ro và các gánh nặng tài chính đối với các cổ đơng của ngân hàng.
Cần phải chấp nhận hoàn toàn đối với việc pha loãng tỷ lệ cổ phần ngân hàng nhằm mục đích đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa lợi nhuận và thu hút thêm các cổ động chiến lược, cổ đông phổ thông trên thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững lành mạnh tài chính ngân hàng.
Các ngân hàng cần phải định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hóa của các nguồn vốn.
Tiếp tục thực hiện ứng dụng, đổi mới các phương pháp quản trị doanh nghiệp, phân bổ nguồn lực bằng việc tích cực phát triển và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng. Tìm kiếm, đưa ra phương pháp đánh giá về vốn kinh tế và tài sản rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn theo thông lệ quốc tế.
Hoạch định xây dựng các triết lý quản lý vốn cho từng ngân hàng và tích cực hồn thiện bộ chỉ số đo lường và các chỉ tiêu vốn; đánh giá vốn ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel II; chú trọng giảm lãng phí vốn, tăng cường sự ổn định của mơ hình kinh doanh mà các ngân hàng đang theo đuổi. Khi điều chỉnh mơ hình kinh doanh thì cần phải xác định được cấu trúc vốn tối ưu cho từng loại ngân hàng cụ thể.
Lãnh đạo ngân hàng phải có chiến lược cụ thể về cơ cấu tổ chức tinh gọn và thúc đẩy các mơ hình quản lý vốn hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các ph òng ban, chi nhánh một cách linh hoạt và đồng bộ.
5.2.3. Đối với tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu
Các ngân hàng cần đẩy mạnh việc triển khai các phương án kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ; cung ứng sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hoạt động kinh doanh tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững.
Cần sớm triển khai hoạt động kinh doanh theo hướng lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng tâm, phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, thu nợ đã xử lý rủi ro, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro và các chi phí khác; Nâng cao khả năng tài chính và tăng lợi nhuận cho NHTM, đảm bảo ổn định và cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động.
Bên cạnh việc duy trì các sản phẩm dịch vụ truyền thống, cần đẩy mạnh khai thác phát triển những sản phẩm mới như: Sản phẩm phái sinh, thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, các ngân hàng đại lý nước ngoài...
Các ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.
Củng cố hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của
NHNN, tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính tốn rủi ro theo Hiệp ước Basel II... Ngoài ra, các ngân hàng nên sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ để phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng.
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các tổ chức tín dụng tuân thủ đúng các quy định về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an tồn hoạt động tín dụng.
Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn: Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, cán bộ ngân hàng cần tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình xử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo. Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi. Còn các khoản nợ khó địi trên 6 tháng có nguy cơ rủi ro cần thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ qua nhiều bước, kiểm tra quy trách nhiệm.
Tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu để thu hồi vốn.
Chủ động nâng cao tính cộng đồng, phối hợp tích cực, nhịp nhàng, giám sát hiệu quả đối với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu có hiệu quả, tránh tình trạng vỡ nợ không kiểm sốt. Bên cạnh đó lãnh đạo các ngân hàng chỉ đạo tích cực cơng ty quản lý mua bán nợ, công ty chứng khốn hay cơng ty quản lý quỹ để tham gia chủ động trong hoạt động quản lý và xử lý rủi ro các khoản nợ của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng tài sản, các ngân hàng cần giảm đáng kể các khoản cho vay có hệ số quy đổi rủi ro cao của ngân hàng (hệ số quy đổi rủi ro nhóm
150% theo Thơng tư 36) như cho vay đối với cơng ty chứng khốn, công ty quản lý quỹ và các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Đẩy nhanh tiến độ chuyển nợ xấu cho VAMC sau khi có sự đơn đốc của cơ quan quản lý. Các khoản nợ xấu bình thường có tỷ lệ quy đổi rủi ro trung bình 50% sau khi chuyển cho VAMC được tính với tỷ lệ 20% trên sổ sách. Việc chuyển nợ cho VAMC giúp các ngân hàng giảm tài sản rủi ro trên sổ sách đi khá nhiều.
5.2.4. Đối với hiệu quả chi phí
Triển khai có chiều sâu, trọng điểm các phần mềm hiện đại với chức năng ngân hàng điện tử (thẻ thanh toán, thanh toán Online). Các NHTM cần nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng, ứng dụng có hiệu quả những phần mềm thế hệ mới được nhiều ngân hàng quốc tế đầu tư sử dụng. Bên cạnh đó cần chủ động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để họ có thể làm chủ được những công nghệ mới và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống, hiệu suất công việc.
Các NHTM nên hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược có uy tín, kinh nghiệm nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng cơ sở hiện có đặc biệt là nâng cao hiệu quả dịch vụ ngân hàng điện tử tiến tới ngân hàng hiện đại trong thời gian sớm nhất.
Chú trọng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích của ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thay đổi của khách hàng. Nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ mới hiện đại như thẻ phi tiếp xúc, thẻ đa năng, QR code, Tokenization.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và tin cậy của ngân hàng đối với các hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; giám sát đối với các hệ thống thanh toán điện tử theo các nguyên tắc giám sát quốc tế, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả.
Tiếp tục xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng, công nghệ thanh toán theo hướng sử dụng các cơng nghệ hiện đại, thân thiện, an tồn và hiệu quả.
5.2.5. Đối với lạm phát
Các NHTM cần phải bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Sẵn sàng các phương án tiếp nhận hỗ trợ thanh khoản từ NHNN. Các nhà quản trị ngân hàng cần xây dựng lộ trình tối ưu, chỉ đạo sát sao, giám sát thường xuyên lộ trình áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung, dài hạn phù hợp, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và giảm áp lực thanh khoản.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, các ngân hàng cần chủ động tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực kinh doanh có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, hỗ trợ đắc lực cho hoạt khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh vì mục đích cộng đồng.
Linh hoạt hơn trong hoạt động điều hành, giám sát và nghiên cứu về các cơng cụ chính sách tiền tệ của NHNN nhằm kinh doanh hiệu quả trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và bước đầu triển khai hiệu quả kinh doanh trên thị trường phái sinh.
Các tổ chức tín dụng cần hoàn thiện khâu hoạch định chiến lược kinh doanh dựa trên đặc điểm, nguồn lực của từng ngân hàng và xây dựng các công cụ trong hệ thống đánh giá khách quan những giải pháp ứng phó đối với lạm phát, diễn biến kinh tế vĩ mô và hoạt động ngân hàng. Phân loại ra phương hướng đầu tư và tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên; hạn chế tập trung với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.