Giao, H. N. K., & Chau, T. K. (2020) Xác định và đo lường các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Smart banking tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Sài Gòn (BIDV BSG). Thông qua việc khảo sát 235 đối tượng là khách hàng cá nhân của Ngân hàng, tác giả phân tích độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA, mô hình hồi quy tuyến tính bội bởi công cụ SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận sự hữu ích, cảm nhận sự tin tưởng tới quyết định sử dụng Smart banking của khách hàng tác động tích cực đến quyết định sự dụng, ngược lại, hai yếu tố cảm nhận về chi phí và rủi ro lại mang tác động tiêu cực.
Le, H.B.H. và cộng sự (2020) Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng dịch vụ ngân hàng di động của khách hàng tại Việt Nam bởi một nghiên cứu điển hình tại tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Tài chính, Kinh tế và Kinh doanh Châu A, 7
(2),
205-212. Dựa trên khung lý thuyết của Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Nghiên cứu được thực hiện với 370
bảng câu hỏi dành cho những đối tượng chưa sử dụng và đã sử dụng dịch vụ Ngân hàng di động tại tỉnh Thanh Hóa. Kết quả chỉ ra rằng, yếu tố ảnh hưởng từ xã hội là mạnh nhất, tiếp theo là tính tương thích và một số yếu tố khác như mức độ dễ sử dụng, sự tin tưởng, vv, tất cả đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng di động tại Thanh Hóa.
Phương, N. T. (2014) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank”. Qua khảo sát các khách hàng cá nhân tại Vietcombank, tác giả đã đựa
vào lý thuyết của mô hình Tam mở rộng để kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Kết quả cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến sự quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của người dân:
17
Nhận thức dễ dàng sử dụng, Nhận thức về hữu ích, Nhận thức sự tin cậy, Chi phí sử dụng và Nhận thức rủi ro (tác động nghịch chiều)
Chi, V. T. K. (2021) tác giả sử dụng bộ dữ liệu thu thập từ việc khảo sát 235
đối tượng khách hàng ở Hà Nội về ý định sử dụng ngân hàng điện tử để nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng E-Banking của khách hàng ở Việt Nam. Phần mềm SPSS và AMOS được tác giả sử dụng và phân tích hồi quy đa biến để ước
lượng mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy ý định sử dụng dịch vụ E-Banking của khách hàng tại Việt Nam chịu tác động tích cực bởi kỳ vọng về tính hiệu quả, hình ảnh thương hiệu, yếu tố pháp luật và chuẩn chủ quan, bên cạnh đó yếu tố rủi ro và phí dịch vụ lại ảnh hưởng tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Đặng, H. T. (2020) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng E-Banking của khách hàng tại BIDV Chi nhánh Vũng Tàu Côn Đảo”. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 200 đối tượng là khách hàng của BIDV chi nhánh Vũng Tàu. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và thảo luận ý kiến chuyên gia, nghiên cứu của tác giả chỉ ra có 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng E-banking: (1) Tính hữu ích;(2) Tính dễ sử dụng;(3) Tính rủi ro;(4) Thương hiệu ngân hàng;(5) Kiểm soát hành vi và (6) Chuẩn chủ quan
Phú, L. C., & Huân, Đ. D. (2019). Trong nghiên cứu “Các nhân tố chính tác
động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Cần Thơ”. Tác giả thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát 340 khách hàng cá nhân đã đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Agribank Cần Thơ. Thông qua phân tích hồi quy bội bằng phần mềm SPSS, tác giả đã chỉ ra 6 yếu tố tác động và mức độ tác động giảm dần đến quyết định sử dụng dịch
vụ ngân hàng điện tử của khách hàng: Hiệu quả mong đợi; Rủi ro trong giao dịch; Cảm nhận dễ sử dụng; Sự ưa thích cảm nhận; Ảnh hưởng xã hội; Thương hiệu ngân hàng.
Tác giả Phương pháp nghiêncứu Nội dung nghiên cứu 18