Lỗi phát âm tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 66 - 70)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2.6. Lỗi phát âm tổng hợp

2.2.6.1. Nhận xét chung

Lỗi phát âm tổng hợp là kiểu phát âm mắc lỗi đồng thời từ hai thành tố âm tiết trở lên, kiểu như vừa phát âm sai phụ âm đầu, vừa phát âm sai âm chính hay âm cuối … trong một âm tiết.

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung quốc phát âm tiếng Việt mắc kiểu lỗi này chiếm tỉ lệ khá cao, xấp xỉ 57% (57/ 100 sinh viên).

Hình thức mắc lỗi phát âm tổng hợp cũng tương đối đa dạng. Sự đa dạng này không chỉ thể hiện ở kiểu dạng lỗi mà còn thể hiện ở số lượng sinh viên mắc lỗi ở từng dạng.

Kiểu lỗi phát âm tổng hợp không theo qui luật. Thể hiện ở chỗ, cùng một âm tiết nhưng các sinh viên phát âm mắc lỗi khác nhau.

2.2.6.2. Các kiểu lỗi phát âm tổng hợp của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung quốc

Căn cứ vào các thành tố âm tiết tiếng Việt mà sinh viên Học viện Sư phạm uảng Tây phát âm mắc lỗi, có thể chia kiểu lỗi phát âm tổng hợp thành một số kiểu chính sau đây:

a) Lỗi phát âm phụ âm đầu và âm chính:

Đây là kiểu lỗi mà sinh viên Trung Quốc phát âm sai cả âm đầu lẫn âm chính của âm tiết.

Ví dụ 21:

“Ngày xưa có một nhà làm nghề pôn pán, gian tham chế ra một cái cân rỗng cán,…”.

(Trần Thu Hoài) Âm tiết „pôn

o/ đã bị phát âm sai thành phụ âm đơn /o/.

b) Lỗi phát âm phụ âm đầu và âm cuối:

Đây là kiểu lỗi mà sinh viên Trung Quốc phát âm sai cả âm đầu lẫn âm cuối của âm tiết.

Ví dụ 22:

Kh‟ôn bao lâu, nhà ấy trở nên giàu có, vì pôn pán lọc lừa”.

(Hà Tử Hảo) Âm tiết không đã bị sinh viên Trung Quốc phát âm sai phụ âm đầu và phụ âm cuối. Âm đầu /x/ là phụ âm gốc lưỡi, xát, vô thanh. Trong âm tiết không,

sinh viên Trung Quốc đã phát âm thành phụ âm /x‟/. Còn âm cuối /ŋ/ sinh viên Trung Quốc phát âm thành âm cuối /n/.

c) Lỗi phát âm âm chính và âm cuối

Đây là kiểu lỗi sinh viên Trung Quốc phát âm sai cả âm chính lẫn âm cuối của âm tiết tiếng Việt.

Ví dụ 23:

“Khi chẻ ra thì thấy tron cái cân có đọng môộc cục máu đỏ”.

(Lưu quỳnh)

Tron‟ là âm tiết mắc lỗi của âm tiết „trong‟. Âm chính của âm tiết „trong‟

là nguyên âm / / (o ngắn), còn âm chính trong âm tiết „tron‟ là nguyên âm /ɔ/(o dài). Âm cuối của âm tiết „trong‟ là phụ âm /ŋ/ còn âm cuối trong âm tiết „tron‟ là phụ âm /n/.

Tương tự, „môộc‟ là âm tiết mắc lỗi của âm tiết „một‟. Âm chính của âm tiết „một‟ là biến thể rút ngắn của nguyên âm /o/, còn âm chính của âm tiết „môộc‟ lại là tiêu thể nên có trường độ dài. Âm cuối của âm tiết „một‟ là phụ âm /t/, còn âm cuối trong âm tiết „môộc‟ là phụ âm /k/.

d) Lỗi phát âm âm đầu, âm chính và âm cuối:

Đây là kiểu lỗi phát âm có ba thành tố của âm tiết đều phát âm sai. Ví dụ 24:

“Đến Sa Pa, du kh‟éc đừng quên lên thăm khu danh thắng – khu du lịnh

Hàm Rồng…”.

(Lý sơn) Âm tiết „khách‟ sinh viên Trung Quốc phát âm thành âm tiết „khéc‟. Âm tiết „kh‟éc‟ vừa mắc lỗi phát âm phụ âm đầu, vừa mắc lỗi phát âm âm chính và âm cuối. Cụ thể:

- Âm đầu của âm tiết „khách‟ là phụ âm /x/. Đây là phụ âm gốc lưỡi, vô thanh, không bật hơi còn âm đầu của âm tiết „khéc‟ là phụ âm /x/ bật hơi.

- Âm chính của âm tiết „khách‟ là / / (nguyên âm e ngắn), trong khi đó, âm chính của âm tiết „khéc‟ là nguyên âm e dài (/ɛ/).

- Âm cuối của âm tiết „khách‟ là biến thể ngạc hóa của phụ âm /k/, còn âm cuối của âm tiết „khéc‟ là phụ âm /k/ ở dạng tiêu thể.

Bảng tổng kết 2.11 cho biết số lượng sinh viên phát âm mắc lỗi phát âm tổng hợp.

Bảng 2.11

STT Kiểu lỗi tổng hợp Số lƣợng Tỉ lệ %

1 Âm đầu, âm chính 57 57 2 Âm đầu, âm cuối 43 43 3 Âm chính, âm cuối 41 41 4 Âm đầu, âm chính, âm cuối 36 36

2.3. Tiểu kết

Như đã trình bày ở mục 2.1 và 2.2, có thể kết luận về thực trạng lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Học Viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc như sau:

1) Sinh viên Học Viện Sư phạm Quảng Tây mắc lỗi phát âm tiếng Việt khá nhiều. Căn cứ vào số lỗi khi phát âm tiếng Việt, theo điều tra của chúng tôi, sinh viên xếp loại trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất. Sinh viên loại xuất sắc chỉ có 10%. Tất cả 100 sinh viên được làm thực nghiệm khảo sát đều mắc lỗi phát âm âm vị này hay âm vị kia của tiếng Việt.

2) Lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc khá đa dạng. Căn cứ vào thành tố cấu tạo âm tiết, có thể chia lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc thành 6 kiểu, đó là: Lỗi phát âm âm đầu, lỗi phát âm âm đệm, lỗi phát âm âm chính, lỗi phát âm thanh điệu và loại lỗi tổng hợp, tức là sinh viên phát âm mắc lỗi đồng thời từ hai thành tố trong một âm tiết trở lên.

3) Lỗi phát âm tiếng Việt gồm hai kiểu: lỗi biến âm và lỗi lược bỏ thành tố trong âm tiết. Lỗi đầu là chủ yếu. Sự biến âm các thành tố âm tiết về cơ bản là không theo qui luật.

4) Những lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc có khi là lỗi mang tính đặc thù (chỉ người Trung Quốc mới mắc) nhưng cũng có khi là kiểu lỗi mà cả người Việt Nam cũng mắc. Chẳng hạn như phụ âm /ʈ/ phát âm thành /c/ hay phụ âm /l/ phát âm thành /n/ không chỉ sinh viên Trung Quốc mà ngay cả người Việt cũng mắc. Nhưng kiểu lỗi phát âm phụ âm /b/ thành phụ âm /p/ thì chỉ có sinh viên Trung Quốc mới mắc.

Chƣơng 3

NGUYÊN NHÂN SINH VIÊN TRUNG QUỐC PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT MẮC LỖI, HƢỚNG SỬA LỖI

Chương này trình bày hai nội dung lớn:

1) Nguyên nhân sinh viên Trung Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi; 2) Hướng sửa lỗi phát âm tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)