Lỗi phát âm thanh điệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 58 - 66)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2.5. Lỗi phát âm thanh điệu

. Trong khi đó nhiều ngôn ngữ trên thế giới không có thanh điệu. Có một số ngôn ngữ có thanh điệu nhưng số lượng và tính chất các thanh không hoàn toàn tương ứng với số lượng và tính chất các thanh điệu trong tiếng Việt. Bởi vậy, hiện tượng phát âm không đúng các thanh tiếng Việt cũng khá phổ biến ở học sinh Trung Quốc.

Cần phải nói ngay rằng, miêu tả lỗi phát âm thanh điệu là việc làm rất khó vì thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính, nó trải dài trên toàn bộ âm tiết do đó không thể tách ra để phát âm một mình như các âm vị đoạn tính khác. Nghe bằng trực quan để nhận xét lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc quả là một việc khó khăn, mặc dù khi nghe bằng tai thì ai cũng có thể thấy lỗi. Bởi lẽ đó, luận văn này chỉ đưa ra những kết quả ghi âm sinh viên Trung Quốc phát âm thanh điệu tiếng Việt trong sự đối chiếu với kết quả ghi âm người Việt Nam phát âm để bước đầu thấy sự mắc lỗi phát âm thanh điệu của sinh viên Trung Quốc.

Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, trong số 6 thanh điệu của tiếng Việt thì có 4 thanh sinh viên Trung Quốc thường phát âm mắc lỗi, đó là các thanh:

thanh ngã, thanh hỏi, thanh sắc và thanh nặng.

Lỗi phát âm của các thanh điệu không hoàn toàn giống như kiểu lỗi phát âm các âm vị đoạn tính như đã miêu tả ở trên là lỗi phát âm từ âm này sang âm kia. Sự mắc phát âm thanh điệu có thể là sự phát âm không đúng độ cao của thanh điệu, cũng có khi là phát âm chuyển từ thanh này sang thanh điệu khác. Chẳng hạn, thanh ngã phát âm thành thanh nặng hoặc thành thanh sắc; hay thanh sắc phát âm giảm độ cao như đúng đặc điểm cấu âm vốn có của nó, v.v… Bảng tổng kết 2.10 dưới đây cho biết số lượng sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây Trung quốc phát âm mắc lỗi thanh điệu mà chúng tôi đã điều tra được.

Bảng 2.10: Bảng tổng kết lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên HVSP Quarnt Tây, Trung Quốc

STT Thanh điệu TV Kiểu lỗi thanh điệu

Số lƣợng sinh viên mắc lỗi

thanh điệu

Tỷ lệ %

1 Thanh không dấu 0 0%

2 Thanh huyền 0 0%

3 Thanh ngã Thanh sắc 15 15% Thanh nặng 27 27%

4 Thanh hỏi Thanh thứ ba

của tiếng Trung 36 36%

5 Thanh sắc Thanh thứ tư

của tiếng Trung 27 7% 6 Thanh nặng Thanh huyền 22 22% 2.2.5.2. Miêu tả lỗi phát âm thanh điệu của sinh viên HVSP Quảng Tây, Trung Quốc

Dưới đây là một số hình ảnh phát âm các thanh điệu tiếng Việt có so sánh với hình ảnh phát âm thanh điệu tiếng Trung Quốc để có thể thấy được lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc.

- Thanh không dấu

So với các thanh điệu khác, thanh không dấu là một thanh cao. Đường nét âm điệu bằng phẳng hầu như không lên xuống gì từ đầu đến cuối. Thanh không dấu trong tiếng Việt giống như thanh thứ nhất trong tiếng Trung. Cho nên học sinh Trung Quốc có thể phát âm thanh không dấu rất chuẩn. Âm cao của thanh không dấu và thanh thứ nhất của tiếng Trung đều là "55". Chúng ta có thể quan sát hai hình ảnh phát âm thanh thứ nhất của tiếng Hán và thanh không dấu của tiếng Việt mà chúng tôi đã làm thực nghiệm ở dưới để thấy được tình hình phát âm thanh không dấu tiếng Việt của học sinh HVSP Quảng Tây, Trung Quốc

H.2.1b: Hình ảnh phát âm thanh không dấu của tiếng Việt

- Thanh huyền

Đây là một thanh thuộc âm vực thấp. So với thanh không dấu, nó thấp hơn một quãng bốn đúng. Đường nét âm điệu bằng phẳng hơi đi xuống. Các âm tiết như "nhà", "ngoài" đều được phát âm với thanh điệu như vậy. Thanh điệu này cũng không phải là thanh điệu khó phát âm đối với người Trung Quốc nên nhìn chung sinh viên cũng phát âm rất chuẩn. Dưới đây là hình ảnh phát âm thanh huyền của người Việt và hình ảnh phát âm thanh huyền của sinh viên Trung Quốc mà chúng tôi đã làm thực nghiệm.

H 2.2a: Hình ảnh phát âm thanh huyền tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc

- Thanh ngã

Thanh này xuất phát gần ngang với cao độ xuất phát của thanh huyền. Thanh này bắt đầu ở âm vực thấp nhưng kết thúc ở âm vực cao. Vị trí của chỗ đường nét đi xuống đột ngột hoặc bị ngắt quãng ở vào khảng đầu của nửa sau phần vần. Nếu âm cuối là âm mũi, nó có thể nằm vào âm cuối, nhất là trong trường hợp âm chính là một nguyên âm ngắn. Thanh ngã là thanh điệu phức tạp của tiếng Việt cho nên một số sinh viên cảm thấy rất ngại đọc thanh điệu này. Phần lớn sinh viên Trung Quốc phát âm không chuẩn, có người phát âm thành thanh sắc, có người phát âm thành thanh nặng. Dưới đây là một hình ảnh phát âm thanh ngã của sinh viên Trung Quốc trong sự đối chiếu với cách phát âm của người Việt:

H2.3b: Hình ảnh phát âm thanh ngã của người Việt

- Thanh hỏi (XEM TỪ ĐÂY)

Thanh này bắt đầu ở mức cao của độ xuất phát của thanh huyền. Nó kết thúc cũng ở cao độ thấp nên phải nói rằng thanh "hỏi" thuộc về loại thanh điệu có âm vực thấp.

Đường nét âm điệu thấp dần từ khi bắt đầu đến một quãng sáu thì chuyển sang một nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu, và kết thúc bằng với cao độ xuất phát. Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét này được gọi là đặc trưng "gãy" của âm điệu.

Các âm tiết "quả" "ổi" "cảm" "tưởng" đều được phát âm với thanh điệu này. Thanh hỏi có đặc điểm cấu âm gần như thanh thứ ba của tiếng Trung, thanh hỏi có thể dụng số chị biểu thị là "231", mà thanh điệu thứ ba của tiếng Trung là "214". Cho nên, học sinh Trung Quốc thường sử dụng thanh thứ ba của tiếng Trung thay thế thanh hỏi. Khi sinh viên phát âm thay thế như vậy cũng có nghĩa là đã phát âm không đúng thanh hỏi. Hình ảnh mô phỏng thanh hỏi tiếng Việt và thanh thứ ba của tiếng Hán dưới đây phần nào cho thấy lỗi phát âm thanh hỏi của sinh viên Trung quốc. Xin nói thêm, vì thanh hỏi cấu âm gần như thanh thứ ba của tiếng Trung cho nên có nhiều sinh viên Trung Quốc luôn luôn không chú ý đến sự khác biệt giữa hai thanh, khi gặp thanh hỏi đều đọc thành thanh thứ ba của tiếng Trung Quốc. Dưới đây là hình ảnh thanh thứ ba của tiếng hán và hình ảnh thanh hỏi của tiếng Việt.

H.2.4a: Hình ảnh phát âm thanh ba của tiếng Hán

H.2.4b: Hình ảnh phát âm thanh hỏi của tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc

H2.4c: Hình ảnh phát âm thanh hỏi của người Việt

- Thanh sắc và thanh nặng

Thanh sắc và thanh nặng đều là thanh điệu phát âm rất ngắn, ngoài ra thanh nặng phát âm mạnh . Bởi trong tiếng Trung không có thanh nào phát âm ngắn và mạnh, cho nên, học sinh Trung Quốc luôn luôn phát âm không chuẩn khi gặp thanh sắc và thanh nặng.

+ Về thanh sắc: Học sinh Trung Quốc phát âm đúng về âm cao của thanh sắc nhưng thường không phát âm đúng về độ dài và cường độ phát âm.

Thanh sắc có độ cao thấp hơn thanh thứ tư của tiếng Trung Quốc không nhiều nhưng thanh sắc có trường độ ngắn hơn. Độ cao của thanh sắc trong tiếng Việt là "35", độ cao của thanh thứ tư trong tiếng Hán là "51".

+ Về thanh nặng: Thanh nặng tiếng Việt là một thanh điệu thuộc âm vực thấp và có đường nét xuống dần. Ở những âm tiết có âm cuối là /p/, /t/, /k/ như

học, tập, một thì thanh nặng phát âm có độ đi xuống đột ngột. Thanh nặng có

hiện tượng tắc thanh hầu trong quá trình phát âm nên người nước ngoài thường khó phát âm thanh này. Sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc mà chúng tôi khảo sát có em đã kéo dài trường độ khi phát âm thanh nặng.

So sánh hình ảnh phát âm thanh thứ tư của tiếng Hán và hình ảnh phát âm thanh nặng của sinh viên Trung Quốc và hình ảnh phát âm thanh nặng của người Việt để thấy được lỗi phát âm thanh nặng của sinh viên Trung Quốc nói chung, của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây nói riêng.

H2.6a: Hình ảnh phát âm thanh thứ tư của tiếng Hán

H2.6c: Hình ảnh thanh nặng của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 58 - 66)