Nguyên tắc sửa lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 79 - 80)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.2. Về vấn đề sửa câu mắc lỗi cho người học L2

3.2.1. Nguyên tắc sửa lỗi

Tác giả Nguyễn Linh Chi đã đưa ra ba nguyên tắc khi sửa lỗi cho người học L2, đó là: “Chữa một cách hiệu quả”, “Chữa lỗi nên cẩn thận, thông cảm” và “Chọn những cách chữa lỗi phù hợp với sở thích của người học”.

Tiếp thu có chọn lọc và bổ sung nguyên tắc chữa lỗi của tác giả Nguyễn Linh Chi, luận văn này đặt ra một số nguyên tắc chữa lỗi sau đây:

- Thứ nhất: Đảm bảo tính hiệu quả chữa lỗi. Tính hiệu quả ở đây trước hết thể hiện ở sự thay đổi của đối tượng mắc lỗi. Chẳng hạn, từ một âm tiết mắc lỗi phát âm A, sau khi sửa sẽ trở thành một âm tiết được phát âm đúng chứ

không phải là sau khi sửa thì lại chuyển sang âm tiết mắc lỗi B (tức là sửa được lỗi này lại bị mắc lỗi khác). Tính hiệu quả ở đây còn thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của người học. Tức là, sau khi sửa một âm tiết mắc lỗi phát âm nào đó, người nói viết sẽ không bị vi phạm kiểu lỗi này trong những hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ tương tự.

- Thứ hai: Đảm bảo sự trung thành với nội dung của từ hay câu. Sự trung thành ở đây được hiểu theo nghĩa là khi sửa một âm tiết hay từ mắc lỗi phát âm nào đó, người sửa lỗi phải cố gắng giữ được nội dung cần diễn đạt của người viết. Tránh tình trạng sửa lỗi xong, chữ hay từ được sửa lại hoàn toàn thay đổi về nội dung, không đúng với ý đồ của người viết. Xin nói thêm, trong tiếng Việt, âm tiết phần lớn là mang nghĩa, chỉ có số ít âm tiết không mang nghĩa.

- Thứ ba: Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu trong quá trình sửa lỗi. Một hiện tượng mắc lỗi có thể có nhiều cách sửa. Chọn cách sửa nào nhanh, đơn giản và dễ hiểu là công việc đặt ra cho người sửa lỗi.

- Thứ tư: Đảm bảo phù hợp với đối tượng phát âm mắc lỗi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người nào đó phát âm mắc lỗi không giống nhau cho nên chọn phương pháp sửa lỗi nào cũng cần phải chú ý tới việc xem nó có phù hợp hay không phù hợp với người phát âm tiếng Việt mắc lỗi.

- Thứ năm: Đảm bảo hiệu quả diễn đạt. Sửa một âm tiết hay từ nào đó phát âm mắc lỗi thành âm tiết / từ phát âm không mắc lỗi, đó là cái đích. Nhưng chọn cách sửa nào để cuối cùng âm tiết / từ đã sửa đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)