7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Nguyên nhân thứ hai: Do sự khác biệt giữa ngôn ngữ nguồn (L1) và
sang L2 (ở đây là tiếng Việt)
Đây là nguyên nhân cơ bản và không kém phần quan trọng gây nên những lỗi phát âm tiếng Việt của các em sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt.
Dễ dàng tìm thấy một số sự khác biệt giữa tiếng Hán và tiếng Việt về phương diện ngữ âm, từ ngữ hay ngữ pháp, v.v…
Từ góc độ ngữ âm, sự khác biệt về hệ thống âm vị giữa tiếng Hán và tiếng Việt đã gây ra một số lỗi về phát âm và lỗi chính tả tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt, ví dụ lỗi phát âm và viết âm „t‟ thay cho âm „đ‟ là do nguyên nhân chuyển di từ chữ viết đến lỗi phát âm. Cụ thể: Tiếng Hán có một âm vị được viết là con chữ „d‟, ví dụ từ „de‟ (của). Âm vị này được phát âm là phụ âm đầu lưỡi – bẹt giống như cách phát âm phụ âm „t‟ trong tiếng Việt. Khi sinh viên Trung Quốc gặp những âm tiết tiếng Việt có con chữ này như „da‟, dài‟ thì lập tức phát âm thành „ta‟, „tài‟ vì đã chuyển di phát âm „d‟ tiếng Hán sang phát „t‟ tiếng Việt.
Tương tự, sự chuyển di tiêu cực về biến thanh điệu từ tiếng Hán sang tiếng Việt cũng là một kiểu lỗi chuyển di. Trong tiếng Hán, khi hai âm tiết hoặc hai từ đi liền nhau mang thanh thứ ba thì thanh điệu trong âm tiết hay từ đứng đầu sẽ biến đổi thành thanh thứ hai, ví dụ: „等 我‟ (đợi tôi), „老 虎‟ (con hổ), „展 览‟ (triển lãm) sẽ đọc thành „déng wǒ‟, „láo hǔ‟, „zhán lǎn‟. Thanh thứ ba của tiếng Hán gần với thanh hỏi của tiếng Việt. Do đó, nếu 2 âm tiết tiếng Việt mang thanh hỏi đi liền nhau cũng sẽ bị người Trung Quốc phát âm biến đổi thanh điệu trong âm tiết đứng trước thành thanh sắc.
Ví dụ 1 :
“Rồi hai vợ chồng rầu rĩ, khố sở, cứ ngồi than dài thở vắn không muốn làm gì nữa”.
Trong ví dụ vừa dẫn, từ „khổ sở‟ có hai âm tiết đều mang thanh điệu giống nhau (thanh hỏi) do đó theo thói quen phát âm tiếng mẹ đẻ, sinh viên Trung Quốc đã phát âm thành „khố sở‟ (âm tiết „khổ‟ đã bị biến âm thanh điệu thành thanh „sắc”. Trong thực tế giao tiếp, những từ có 2 âm tiết mang thanh „hỏi‟, kiểu như: „đảm bảo‟, „tổng thể‟, „đủng đỉnh‟ phần lớn sinh viên phát âm thành „đám bảo‟, „tống thể‟, „đúng đỉnh‟.
Hiện tượng lỗi biến âm thanh điệu tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc vừa dẫn do chuyển di không chỉ xảy ra đối với những âm tiết mang thanh hỏi mà đôi khi còn xảy ra đối với những cặp âm tiết cùng mang thanh không dấu. Nghĩa là, khi hai âm tiết đứng cạnh nhau cùng mang thanh không dấu, thanh điệu của âm tiết đứng đầu sẽ bị phát âm thành thanh sắc.
Ví dụ 2 :
“Từ đó, hai vợ chồng bảo nhau ăn ở tú nhân tích đức, tránh điều dữ, làm điều lành”.
(Hạ Lan Lan) Âm tiết tú trong ví dụ trên đã bị phát âm mắc lỗi thanh điệu. Từ thanh ngang (thanh 1), sinh viên đã phát âm thành thanh sắc (thanh 5). Sự phát âm biến thanh này do chuyển di qui luật biến thanh điệu của tiếng Hán đã nói ở trên.
Theo điều tra của chúng tôi, lỗi chuyển di khiến sinh viên Trung Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi không chỉ xảy ra đối với hệ thống thanh điệu hay hệ thống phụ âm đầu. Lỗi phát âm hệ thống âm chính hay hệ thống âm cuối âm tiết tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc do chuyển di từ ngôn ngữ nguồn cũng không phải ít. Ví dụ, trong tiếng Hán, nguyên âm „i‟ trong âm tiết „niu‟ (niu nai
–
phát âm những âm tiết tiếng Việt có vần „iu‟, người Trung Quốc, trong đó có sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, thường phát âm thành nguyên âm „i‟
Ví dụ 3 :
“Hai vợ chồng nằm mơ thấy ông bụt hiện lên bảo: “Vợ chồng hãy nên lo toan,
chiệu khó làm ăn tu tỉnh lại, chớ vội ngồi vậy mà trách ông trời không có mắt”.
(Lưu Lê Hoa) Trong ví dụ vừa dẫn, âm tiết „chịu‟ sinh viên đã phát âm thành âm tiết „chiệu‟. Đây là một kiểu lỗi chuyển di như đã phân tích ở trên.
Tương tự, nguyên âm „u‟ trong tiếng Hán là một nguyên âm tròn môi, phát âm gần giống tổ hợp âm đệm và nguyên âm /i/ (uy) trong tiếng Việt, do đó khi gặp âm tiết có con chữ „u‟, người Trung Quốc thường phát âm thành tổ hợp „uy‟.
Ví dụ 4 :
“Vợ chồng hãy nên lo toan làm ăn tuy tỉnh lại, chớ vội ngồi vậy mà trách trời không có mắt”.
(Ngộ Phương) Âm tiết „tuy‟ trong ví dụ vừa dẫn là âm tiết phát âm mắc lỗi của âm tiết „tu‟. Âm tiết này phát âm sai phần vần do chuyển di từ cách phát âm nguyên âm „u‟ của tiếng Hán.
Lỗi phát âm âm cuối tiếng Việt của người Trung Quốc do nguyên nhân chuyển di cũng gặp không ít trong thực tế. Theo điều tra của chúng tôi, sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc phát âm sai một số âm cuối trong âm tiết tiếng Việt cũng bởi do chuyển di từ tiếng Hán. Chảng hạn, trong tiếng Hán không có phụ âm /m/ làm âm cuối của âm tiết nhưng có phụ âm /n/ giống tiếng việt. Hình thức chữ viết của âm vị /n/ gần giống với hình thức chữ viết của âm vị /m/ do đó gặp những âm tiết kết thúc bằng phụ âm /m/, người Trung Quốc thường nhầm và phát âm kết thúc bằng âm vị /n/.
Ví dụ 5 :
“Một đên, hai vợ chồng nằn mơ có ông bụt đến bảo rằng: …”.
Âm tiết „đên‟ và âm tiết „nằn‟ là hai âm tiết phát âm sai âm cuối. Cả hai âm tiết có âm cuối là phụ âm /m/ đều bị phát âm sai thành phụ âm /n/. Đây là một kiểu lỗi chuyển di như vừa phân tích.
Tóm lại, sự đồng nhất và khác biệt giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến lỗi chuyển di trong chiến lược học tiếng. Lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc cũng không tránh khỏi nguyên nhân có tính nhân loại này.
3.1.3. Lỗi do ý thức sử dụng ngôn ngữ của ngƣời học chƣa tốt
Có thể nói, nếu người học có ý thức sử dụng ngôn ngữ (bao gồm cả sử dụng L1 và L2) không tốt thì hiện tượng mắc lỗi sẽ không thể tránh khỏi.
Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy, có những lỗi người học mắc không phải do không nắm được ngôn ngữ đó mà là do „cẩu thả‟, „không có ý thức‟. Lỗi này không chỉ xảy ra đối với người học L2 mà ngay cả người học tiếng mẹ đẻ. Chẳng hạn, chắc không có một người Việt nào lại không biết trong tiếng Việt, âm vị /c/ khác âm vị /ʈ/, âm vị /s/ khác âm vị /ʂ/ hay âm vị /z/ khác âm vị /ʐ/ nhưng vẫn cứ phát âm mắc lỗi các âm vị quặt lưỡi thành phụ âm không quặt lưỡi. Lỗi này là gì nếu không cho đó là lỗi do ý thức không tốt .
Nhiều người Trung Quốc cũng mắc lỗi phát âm cặp phụ âm /l/ và /n/. Hai phụ âm này cũng có trong tiếng Việt và một số người Việt cũng phát âm mắc lỗi tương tự như người Trung quốc, tức là phụ âm /l/ phát âm thành phụ âm /n/ hoặc ngược lại. Có lẽ đó là do ý thức của người phát âm chưa tốt vì người sử dụng ngôn ngữ vẫn biết hai phụ âm này là khác nhau. Chỉ có điều, họ không có ý thức sửa lỗi và phát âm lâu dài thành thói quen. Ở đây ý thức không tốt được đánh giá cả ở khía cạnh người học không quyết tâm sửa lỗi khi biết mình phát âm không đúng.
Trong học tiếng, ý thức không tốt là nguyên nhân mắc lỗi không chỉ ở bình diện phát âm mà còn ở cả bình diện viết chữ và các bình diện khác. Khi
học tiếng Việt, có lẽ ai cũng được học về những qui định chính tả tiếng Việt. Qui tắc chính tả trong tiếng Việt qui định phải viết hoa chữ cái đầu của âm tiết
đứng ngay sau dấu ngắt câu. Qui định này chắc cũng không mấy người không
biết khi học tiếng Việt (bao gồm cả người Việt lẫn người nước ngoài) nhưng hiện tượng vi phạm qui tắc này (không viết hoa sau dấu ngắt câu) lại gặp khá nhiều trên văn bản viết của người sử dụng TV, kể cả đó là người VN. Nguyên nhân này là gì nếu không cho đó là do ý thức của người học chưa tốt? (Biết mà không thực hiện).
3.1.4. Lỗi phát âm tiếng Việt do bộ máy phát âm của ngƣời học có khiếm khuyết
Bộ máy phát âm của con người chính là cơ sở và cũng là một trong những điều kiện quan trọng, không thể thiếu để tạo ra âm thanh ngôn ngữ. Bộ máy phát âm cần hoàn chỉnh mới tạo ra được âm thanh ngôn ngữ chuẩn. Nhiều trường hợp âm thanh ngôn ngữ bị phát âm mắc lỗi là do bộ máy phát âm khiếm khuyết. Chẳng hạn, những người bị hở phần vòm miệng sẽ không phát âm được những phụ âm ngạc, những ai bị sứt môi trên sẽ không phát âm chuẩn phụ âm /m/ hay /b/, những người mất răng hàm trên sẽ không phát âm được những phụ âm môi – răng, như phụ âm /t/, /n/, v.v… một cách chuẩn xác.
Theo điều tra của chúng tôi, trong số 100 sinh viên Học viện Sư phạm, Quảng Tây, Trung Quốc chưa thấy trường hợp nào phát âm tiếng Việt không chuẩn do khiếm khuyết của bộ mấy phát âm, song ở đây vẫn chỉ ra nguyên nhân này bởi trong thực tế, lỗi phát âm tiếng Việt do bộ máy phát âm khiếm khuyết không phải là ít. Số người trên thế giới mắc lỗi phát âm một ngôn ngữ nào đó do nguyên nhân này tuy chưa được thống kê đầy đủ nhưng ta phải thừa nhận đây không phải là hiện tượng hiếm gặp.
Đối với tiếng Việt, những người bị khiếm khuyết bộ máy phát âm kiểu như hở phần vòm miệng, hở môi trên, ngắn lưỡi hay đầy lưỡi, v.v… đều dẫn đến lỗi phát âm một số âm vị.
Lỗi phát âm ngôn ngữ do bộ máy phát âm khiếm khuyết là lỗi bất khả kháng. Việc sửa lỗi do nguyên nhân này không thuộc trách nhiệm của người thầy giáo mà là thuộc trách nhiệm của người thầy thuốc.
3.1.5. Sinh viên Trung Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi do thói quen phát âm không đúng âm không đúng
Rất nhiều trường hợp, người Việt Nam và người nước ngoài nói chung, người Trung Quốc nói riêng, trong đó có sinh viên Trung Quốc phát âm tiếng Việt sai và đã trở thành thói quen rất khó sửa. Ví dụ: phụ âm /ʂ/ phát âm thành phụ âm /s/ là lỗi trước hết do ý thức chưa tốt và sau đó lỗi này trở thành thói quen phát âm không chuẩn. Tức phát âm mắc lỗi lâu ngày thành quen, thậm chí trở thành cố tật rất khó sửa.
Khá nhiều người Việt phát âm một số âm vị tiếng Việt cũng mắc lỗi do thói quen chứ không chỉ có người nước ngoài học tiếng Việt mắc lỗi do nguyên nhân này. Trong số những người phát âm „ngọng‟ (như ta thường nói) thấy có nhiều người trong số họ mắc lỗi phát âm là do thói quen chứ không phải do nguyên nhân nào khác. Thậm chí, bản thân họ cũng biết mình mắc lỗi nhưng không sửa được do lỗi đã trở thành „cố tật‟ như vừa nói ở trên.
Vì thế, ngay từ đầu dạy tiếng cho ai đó, cần phát hiện lỗi và sửa ngay, sửa càng sớm càng tốt để tránh những lỗi này trở thành thói quen không sửa được hoặc khó sửa.
3.1.6. Do ngƣời dạy tiếng Việt cho sinh viên phát âm chƣa chuẩn
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp giáo viên dạy tiếng Việt nhưng phát âm chưa chuẩn. Điều này dễ làm cho người học mắc lỗi theo.
Đặc biệt là người nước ngoài dạy tiếng Việt thì lỗi này lại càng gặp nhiều. Chúng tôi đã từng tiếp xúc với một giáo viên Học viện Văn Sơn, Trung Quốc dạy tiếng Việt ở khoa Ngoại ngữ. Giáo viên này phát âm từ „đu đủ‟ là „tu tủ‟. Lỗi phát âm này trở thành cố tật và sinh viên được giáo viên đó dạy cũng khá nhiều em mắc lỗi kiểu này.
Một số giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam) phát âm không phân biệt nhóm phụ âm quặt lưỡi (/ʈ/, /ʂ/, /ʐ/) và phụ âm không quặt lưỡi tương ứng (/c/, /x/, /z/) đã khiến cho người học cũng mắc lỗi tương tự.
Tóm lại, sáu nguyên nhân dẫn đến lỗi của người học L2 nói chung và sinh viên Trung Quốc học chuyên ngành Tiếng Việt nói riêng trình bày ở trên tuy chưa phải là tất cả nhưng đó là những nguyên nhân cơ bản mà bất cứ người dạy tiếng nào cũng nên biết để khắc phục hoặc tránh lỗi.
3.2. Về vấn đề sửa câu mắc lỗi cho ngƣời học L2
Trong dạy và học ngoại ngữ, cái đích đặt ra cho cả người dạy ngoại ngữ là làm thế nào để người học nắm và sử dụng tốt L2, vì thế, ngoài việc phải cung cấp tri thức L2 cho người học, còn phải biết phát hiện và sửa lỗi sử dụng L2 cho họ.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước và căn cứ vào thực tế mắc lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên Trung Quốc Học viện Sư phạm Quảng Tây, căn cứ vào thực tế giảng dạy TV với tư cách là một ngoại ngữ cho sinh viên, chúng tôi bước đầu đưa ra nguyên tắc và qui trình sửa các câu mắc lỗi sau đây:
3.2.1. Nguyên tắc sửa lỗi
Tác giả Nguyễn Linh Chi đã đưa ra ba nguyên tắc khi sửa lỗi cho người học L2, đó là: “Chữa một cách hiệu quả”, “Chữa lỗi nên cẩn thận, thông cảm” và “Chọn những cách chữa lỗi phù hợp với sở thích của người học”.
Tiếp thu có chọn lọc và bổ sung nguyên tắc chữa lỗi của tác giả Nguyễn Linh Chi, luận văn này đặt ra một số nguyên tắc chữa lỗi sau đây:
- Thứ nhất: Đảm bảo tính hiệu quả chữa lỗi. Tính hiệu quả ở đây trước hết thể hiện ở sự thay đổi của đối tượng mắc lỗi. Chẳng hạn, từ một âm tiết mắc lỗi phát âm A, sau khi sửa sẽ trở thành một âm tiết được phát âm đúng chứ
không phải là sau khi sửa thì lại chuyển sang âm tiết mắc lỗi B (tức là sửa được lỗi này lại bị mắc lỗi khác). Tính hiệu quả ở đây còn thể hiện ở sự thay đổi nhận thức của người học. Tức là, sau khi sửa một âm tiết mắc lỗi phát âm nào đó, người nói viết sẽ không bị vi phạm kiểu lỗi này trong những hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ tương tự.
- Thứ hai: Đảm bảo sự trung thành với nội dung của từ hay câu. Sự trung thành ở đây được hiểu theo nghĩa là khi sửa một âm tiết hay từ mắc lỗi phát âm nào đó, người sửa lỗi phải cố gắng giữ được nội dung cần diễn đạt của người viết. Tránh tình trạng sửa lỗi xong, chữ hay từ được sửa lại hoàn toàn thay đổi về nội dung, không đúng với ý đồ của người viết. Xin nói thêm, trong tiếng Việt, âm tiết phần lớn là mang nghĩa, chỉ có số ít âm tiết không mang nghĩa.
- Thứ ba: Đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu trong quá trình sửa lỗi. Một hiện tượng mắc lỗi có thể có nhiều cách sửa. Chọn cách sửa nào nhanh, đơn giản và dễ hiểu là công việc đặt ra cho người sửa lỗi.
- Thứ tư: Đảm bảo phù hợp với đối tượng phát âm mắc lỗi. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng người nào đó phát âm mắc lỗi không giống nhau cho nên chọn phương pháp sửa lỗi nào cũng cần phải chú ý tới việc xem nó có phù hợp hay không phù hợp với người phát âm tiếng Việt mắc lỗi.
- Thứ năm: Đảm bảo hiệu quả diễn đạt. Sửa một âm tiết hay từ nào đó phát âm mắc lỗi thành âm tiết / từ phát âm không mắc lỗi, đó là cái đích.