Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2.3. Lỗi phát âm âm chính
2.2.3.1. Nhận xét chung
- Trong tổng số 16 âm vị nguyên âm giữ vai trò làm âm chính của âm tiết tiếng Việt, có 10 âm vị bị sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây phát âm không đúng. Cụ thể đó là các âm vị sau:
o/, /ɯ ɤ/; + Bốn nguyên âm đơn ngắn: / /, /ɤ/, / /, /ă/; + Bốn nguyên âm đơn dài: /ɔ/, /ɯ/, /a/, /e/ .
- Số lượng sinh viên mắc lỗi phát âm các âm vị âm chính chiếm số lượng khá cao, có những âm vị tới 82% (82/100) các em phát âm mắc lỗi, như nguyên âm /ɔ/. - Nếu từ góc độ các nhóm nguyên âm tiếng Việt mà xét, thấy có những nhóm nguyên âm 100% âm vị bị sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây phát âm sai, nhưng cũng có những nhóm nguyên âm chỉ một số âm vị bị phát âm sai. Cụ thể, tất cả nhóm nguyên âm đôi và nhóm nguyên âm đơn ngắn trong tiếng Việt đều bị một số sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây phát âm không đúng. Trong khi đó, số nguyên âm đơn dài bị phát âm sai chiếm tỉ lệ thấp hơn khá nhiều, chỉ chiếm 30% (3/9 âm vị).
Về kết quả khảo sát và phân loại lỗi phát âm âm chính của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, TQ, xin xem nội dung miêu tả và các bảng tổng kết ở mục 2.2.3.2 dưới đây:
2.2.3.2. Lỗi phát âm hệ thống âm chính trong âm tiết tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc
a) Lỗi phát âm nhóm nguyên âm đôi
o/ và /ɯ ɤ/. Theo tư liệu điều tra của chúng tôi, cả ba nguyên âm đôi này trong tiếng Việt đều bị sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây phát âm sai. Hình thức lỗi phát âm đều cùng một kiểu, đó là lỗi lược bớt âm.
Điều đáng bàn là sự lược bớ
o/ phát âm lược bớt yếu tố /u/ thành nguyên âm đơn /o/ và nguyên âm đôi /ɯ ɤ/ phát âm lược bớt yếu tố /ɯ/ thành nguyên âm đơn /ɤ /.
Ví dụ 2:
. “Đừng thơng tếc nó làm chi nữa”.
(Lý Xảo Nguyện) . “Ngày xưa có một nhà làm nghề bôn bán, gian tham…”.
(Lâm Hạo)
Số lượng và tỉ lệ % sinh viên phát âm mắc lỗi nhóm nguyên âm đôi xin xem bảng tổng kết 2. dưới đây:
Bảng 2.5: Bảng tổng kết lỗi phát âm các nguyên âm đôi STT Âm vị T. Việt Lỗi phát âm của SV TQ Số lượng, tỉ lệ % Ví dụ SL TL% Tiếng Việt SVTQ phát âm 1 e/ /e/ 70 70 Điều, hiền, việc Đều, hền, vệc 2 /ɯ ɤ/ /ɤ// 38 38 Lừa, xưa, ngưỡng Lờ, xơ, ngỡng 3 o/ /o/ 33 33 buôn, nuôi, bôn, nôi b) Lỗi phát âm nhóm nguyên âm đơn ngắn
Tiếng Việt có 4 nguyên âm đơn ngắn, là các nguyên âm: / /, /ɤ/, / /, /ă/. Cũng như nhóm nguyên âm đôi, tất cả nhóm nguyên âm đơn ngắn trong tiếng Việt đều bị một số sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây phát âm sai. Khác với kiểu lỗi phát âm nhóm nguyên âm đôi (lỗi lược bỏ âm), lỗi phát âm các nguyên âm đơn ngắn đều là kiểu lỗi biến âm.
Sự biến âm ở đây cũng có qui luật chung là các nguyên âm đơn ngắn được phát âm thành các nguyên âm đơn dài tương ứng hoặc phát âm thành các nguyên âm dài cùng hàng hay cùng độ mở của miệng. Chẳng hạn:
-Nguyên âm /ă/ sinh viên phát âm thành nguyên âm /a/. Ví dụ 3:
“Nhưng cách đó hai tháng, bỗng một hôm một đứa con lan ra chết, rồi không bao lâu, đứa con còn lại cũng lan ra chết nốt…”.
(Hoàng Nghĩa Ngã) -Nguyên âm /ɤ/ sinh viên phát âm thành nguyên âm /ɤ/.
Ví dụ 4:
“Từ đó hai vợ chồng bảo nhau làm an tu nhơn tích đức, tránh điều dữ, làm điều lành,…”.
(Đường Lệ Quỳnh) -Nguyên âm / /sinh viên phát âm thành nguyên âm /ɛ/ hay nguyên âm /a/. Ví dụ 5:
“Nhà nài sinh được hai đứa con, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, học hàng thông thạo”. (Trương Minh Huệ) Trong ví dụ vừa dẫn, ngoài lỗi phát âm nguyên âm /ă/ thành nguyên âm /a/ (này phát âm thành nài), sinh viên còn mắc lỗi phát âm nguyên âm / / thành nguyên âm /ɛ/ (học hành phát âm thành học hàng. Nguyên âm „a‟ trong âm tiết „hành‟ là nguyên âm / /, còn nguyên âm „a‟ trong âm tiết „hàng‟ là nguyên âm /a/).
Ví dụ 6 dưới đây nguyên âm / /lại bị sinh viên phát âm thành nguyên âm /ɛ/. Ví dụ 6:
“Sa Pa là môộc trong những điểm nghỉ mát nổi tiếng về mùa hạ ở Việt Nam từ xưa, hiện đang đợc nhiều du khéc trong nước và quốc tế tìm tới khám phá…”.
(Nghiêm Thúy Lan) Trong ví dụ vừa dẫn, không kể đến những lỗi phát âm các nguyên âm khác khác, sinh viên này còn mắc lỗi phát âm nguyên âm / / thành nguyên
âm /ɛ/ (‘a‟ trong âm tiết „khách‟ là nguyên âm e ngắn, „e‟ trong âm tiết „khéc‟
là nguyên âm e dài).
-Nguyên âm /ɔ/ sinh viên phát âm thành nguyên âm / / hoặc nguyên âm /o/. Ngoài nguyên âm / /, còn một nguyên âm ngắn nữa cũng bị phát âm biến dạng thành 2 kiểu lỗi đó là nguyên âm/ / . Nguyên âm / / (o ngắn) có sinh viên phát âm thành nguyên âm /o/, có sinh viên lại phát âm thành nguyên âm /ɔ/.
Ví dụ 7:
“Nơi đây ẩn chứa nhiều điêu kỳ diệu của tự nhên, phông kẻng thiên nhiên với địa hình của núi đồi, …. Tạo nên bức treng có bố cục hài hòa”.
(Hoàng Tiểu Ninh) Ví dụ 8:
“Hai vợ chồng khoóc loóc thảm thiết, nghĩ rằng mình đã có bụng cải ác mà trời phậc không có mắt”.
(Phùng Thi Ngã) Ở ví dụ vừa dẫn, sinh viên đều mắc lỗi phát âm nguyên âm / /.Song ở ví dụ 7 , nguyên âm / / sinh viên phát âm thành nguyên âm /o/, ở ví dụ 8, sinh viên lại phát âm thành nguyên âm /ɔ/.
Số liệu khảo sát và các ví dụ lỗi phát âm các nguyên âm ngắn tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc, xin xem bảng tổng kết 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: Bảng tổng kết lỗi phát âm các nguyên âm ngắn trong tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc
STT Âm vị T. Việt
Lỗi phát âm của SV TQ
SL, TL % Ví dụ
SL TL% Tiếng Việt SVTQ phát âm 1 / / / ɛ/ 17 17 anh, cảnh eng, kẻng
/a/ 15 15 Xanh, cảnh Xan, cản 2 /ɤ/ /ɤ/ 28 28 Cân, hận Cơn, hợn 3 / /ɔ/ 12 12 Trong, học Troong, hoọc
/o/ 13 13 Móc, lọc Mốc, lộc 4 /ă/ /a/ 21 21 Bằng, chắc Bàng, chác
c) Lỗi phát âm nguyên âm đơn dài
Theo điều tra của chúng tôi, trong số 9 nguyên âm đơn dài của tiếng Việt thì sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, TQ phát âm sai 4 nguyên âm, đó là: /ɔ /, /ɯ/, /a/ và /e/. Các nguyên âm này đều chung kiểu lỗi phát âm là lỗi biến âm.
Sự biến âm của các nguyên âm tiếng Việt mà sinh viên Trung Quốc phát âm mắc lỗi ở đây không có qui luật. Cụ thể:
- Nguyên âm /ɔ / sinh viên phát âm thành nguyên âm /o/. Ví dụ 9:
“Nhà ta bây giờ đã giàu cố nhiều, lại được hai đứa côn thông minh học giỏi”. (Tào Văn Phương). Các chữ in nghiêng trong ví dụ vừa dẫn đều mắc lỗi phát âm nguyên âm /ɔ/. Nguyên âm này một số sinh viên đã phát âm thành nguyên âm /o/.
- Nguyên âm /ɯ/ sinh viên phát âm thành nguyên âm /ɤ/.
Ví dụ 10:
“Lên đây có cơ hội thăm vườn lan tiêu với gần trăm loài lan của rờng Sa Pa được nuôi trồng thành công trên khu du lịch này”.
(Trương Vĩ) - Nguyên âm /a/ sinh viên phát âm thành nguyên âm /ă/.
Ví dụ 11:
“Bằn xong, hai vợ chồng thuận tình làm lễ sám hối”.
(Trần Xuân Hà) Tương tự:
“Khi cân hằng bắn cho người khác thì dốc cân về đằng móc, còn khi cân
hằng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả”.
Các âm tiết in nghiêng trong hai ví dụ vừa dẫn vốn có âm chính là nguyên âm /a/ nhưng đều bị phát âm thành nguyên âm /ă/.
-Nguyên âm /e/ sinh viên phát âm thành nguyên âm /ɛ/. Mới thấy một trường hợp sinh viên phát âm nguyên âm /e/ thành nguyên /ɛ/ như trong ví dụ 12 sau đây:
Ví dụ 12:
“Bàn xong hai vợ chồng thuận tình làm lẽ sám hối”.
(Vương Tiểu Nam) Như đã nói ở trên, hiện tượng mắc lỗi phát âm các âm vị nguyên âm đơn nói chung, nguyên âm đơn dài nói riêng của một số sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc chỉ thấy có kiểu lỗi biến âm mà không thấy kiểu lỗi lược bỏ âm. Điều này rất dễ giải thích bởi nguyên âm đóng vai trò làm thành tố chính, thành tố trung tâm của âm tiết. Thành tố này không bao giờ vắng mặt trong âm tiết nên không thể lược bỏ.
Về số lượng và các ví dụ sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây phát âm sai các nguyên âm đơn dài trong tiếng Việt, xin xem bảng tổng kết 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7: Bảng tổng kết các âm vị nguyên âm đơn dài TV mà sinh viên HVSP Quảng Tây phát âm không đúng
STT Âm vị T. Việt Lỗi phát âm của SV TQ SL, TL % Ví dụ
SL TL% Tiếng Việt SVTQ phát âm
1 /ɔ/ /o/ 82 82 Con, có, nó Côn, cố, nố 2 /ɯ/ /ɤ/ 43 43 Đức, như, cứ Đớc, nhơ, cớ 3 /a/ /ă/ 6 6 Bán, bàn, tán Bắn, bằn, tắn 4 /e/ /ɛ/ 1 1 Lễ Lẽ
Tóm lại, như đã miêu tả ở trên, lỗi phát âm hệ thống nguyên âm tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc rất phong phú và hầu như không theo qui luật.
Nếu so sánh với lỗi phát âm phụ âm đầu và nhìn vào các bảng tổng kết từ 2.1 đến 2.7, có thể thấy lỗi phát âm hệ thống phụ âm đầu và lỗi phát âm hệ thống nguyên âm làm âm chính chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Nếu xét từng âm vị trong hệ thống thì mỗi âm vị có số lượng sinh viên phát âm mắc lỗi không giống nhau.