Các cách phân loại lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Các cách phân loại lỗi

Tuỳ theo quan điểm và mục đích nghiên cứu, có thể chia lỗi học L2 theo các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một vài cách phân loại của các nhà nghiên cứu:

1.2.3.1. Phân loại theo nguyên nhân mắc lỗi

Đại biểu của quan điểm phân loại này trước tiên phải kể đến L. Selinker. Theo tác giả này, dựa vào nguyên nhân mắc lỗi và quá trình tâm lí ngôn ngữ của người học, có thể chia lỗi thành 5 loại, đó là:

(1) Lỗi chuyển di ngôn ngữ; (2) Lỗi chuyển di môi trường học;

(3) Lỗi do áp dụng thái quá quy tắc ngôn ngữ đích; (4) Lỗi do chiến lược học ngôn ngữ đích;

Hai tác giả là H.Dulay và M.Burt cũng dựa trên các quá trình tâm lí ngôn ngữ đã chia lỗi thành 4 kiểu, là:

(1) Lỗi có hình dạng chuyển di ngôn ngữ; (2) Lỗi phát triển ngôn ngữ;

(3) Lỗi mơ hồ; (4) Lỗi duy nhất.

Tác giả Abbot lại chia lỗi thành hai nhóm căn cứ vào nguyên nhân mắc lỗi, là: (1) Lỗi năng lực, bao gồm lỗi do chuyển di L1, lỗi do tính phức tạp của L2 và môi trường học;

(2) Lỗi hoạt ngôn, bao gồm lỗi do xử lí các vấn đề ngôn ngữ và lỗi do chiến lược giao tiếp.

Quan điểm của tác giả J.C.Richards phần nào có khác với quan điểm của các tác giả dẫn trên khi ông đã loại trừ yếu tố chuyển di ngôn ngữ, không phân biệt đặc điểm tiếng mẹ đẻ và cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến người học mắc lỗi sử dụng L2 là do cách tiếp cận lệch lạc các qui tắc ngữ pháp L2. Dựa vào nguyên nhân này, tác giả đã chia lỗi thành bốn loại, đó là:

(1) Lỗi do khái quát thái quá qui tắc;

(2) Lỗi do không chú ý đến giới hạn ứng dụng của qui tắc; (3) Lỗi do ứng dụng sai các qui tắc;

(4) Lỗi do nhận định sai qui tắc.

Có thể nói rằng, phân loại lỗi dựa trên các quá trình tâm lí ngôn ngữ là tìm về nguyên nhân mắc lỗi. Cách phân loại này, nhìn từ góc độ tâm lí người dạy L2 là điều hữu ích bởi vì nó giúp cho người dạy hiểu được cơ chế, căn nguyên hình thành lỗi trong hệ ngữ trung gian của người học.

Song, cũng cần phải thấy được rằng phân loại lỗi theo tiêu chí này sẽ không giúp ích được nhiều cho người học bởi vì điều họ quan tâm hàng đầu khi biết mình mắc lỗi không phải là làm thế nào để sửa lỗi.

Tóm lại, việc phân loại lỗi theo nguyên nhân quá trình tâm lí tuy đã có thể tìm ra căn nguyên mắc lỗi nhưng chưa đưa ra được lời giải đáp về biện pháp sửa chữa lỗi một cách thoả đáng. Hơn nữa, các quá trình tâm lí ngôn ngữ là vô hình nên việc phân loại dựa vào đó sẽ không tránh khỏi khiên cưỡng vì không ai có thể thống kê hết toàn bộ quá trình tâm lí ngôn ngữ.

1.2.3.2. Phân loại lỗi theo tính chất của lỗi

Dựa vào tính chất hệ thống của lỗi, nhiều tác giả đã phân lỗi thành các nhóm khác nhau.

- Tác giả M.P.Jain đã phân lỗi thành hai loại là lỗi có hệ thốnglỗi bất hệ thống.

Lỗi có hệ thống phản ánh đặc trưng hệ thống ngôn ngữ của người học ở thời điểm đang xét. Lỗi bất hệ thống là kiểu lỗi chưa đi vào ổn định trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, có lúc thì xuất hiện, có lúc lại không. Đây là cách phân loại có liên quan đến hệ ngữ trung gian của người học.

- Tác giả M.Burt vaf C.Kiparshy lại căn cứ vào tính chất ảnh hưởng của lỗi để chia chúng thành hai loại: lỗi cục bộlỗi tổng thể.

Lỗi cục bộ chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nào đó của câu hay phát ngôn. Loại lỗi này không làm ảnh hưởng nhiều đến việc người nghe, người đọc hiểu nghĩa của toàn câu hay phát ngôn. Chẳng hạn, có một em sinh viên Trung Quốc đã viết như sau:

Ví dụ: Từ núi chân(chân núi) đến núi đỉnh(đỉnh núi) đi mất khoảng nửa giờ. (BTTN, SBD 1031)

Ví dụ: Nếu ngày mai trời mưa chúng ta thì sẽ đi vườn công (công viên).

Ngược lại, lỗi tổng thể là lỗi làm cho nghĩa của câu / phát ngôn trở nên mơ hồ. Người nghe / đọc không hiểu nghĩa của câu / phát ngôn, ví dụ:

Ví dụ : Đảo Hải Nam mỗi năm đều có trong ngoại người khách rất nhiều. (BTTN, SBD 1035)

Ví dụ: Anh của tôi con trẻ em là thứ hai cấp 1.

(Trương Tiểu Song, K 2010)

Tóm lại, việc chia lỗi theo hướng lỗi cục bộ hay lỗi tổng thể có vẻ như

đơn giản nhưng thực tế người học đa số là mắc lỗi cục bộ cho nên phân loại theo lỗi tổng thể hay cục bộ không có tác dụng cao.

- Tác giả Phạm Đăng Bình cũng chia lỗi thành hai nhóm: lỗi phổ biến

lỗi đặc trưng.

Lỗi phổ biến là lỗi chung cho tất cả mọi người học L2, không tính đến sự khác biệt về ngôn ngữ và đặc trưng văn hoá dân tộc. Còn lỗi đặc trưng là lỗi riêng cho từng nhóm người học có cùng chung một thứ tiếng mẹ đẻ và có chung một nền văn hoá.

Với cách phân loại này, chúng ta có thể áp dụng cho tất cả mọi đối tượng người học, không kể họ có tiếng mẹ đẻ là gì. Song cũng cần phải thấy hạn chế của cách phân loại này là người nghiên cứu phải nắm được tất cả ngôn ngữ L1 của người học hay các nhóm ngôn ngữ. Bởi nếu không nắm được L1 hay nền văn hoá của người học, người nghiên cứu sẽ không thể tiến hành phân loại lỗi theo đặc điểm của từng ngôn ngữ và nền văn hoá được.

- Tác giả S.P.Corder phân lỗi thành bốn kiểu, đó là: thiếu / bỏ qua, thừa

/ thêm vào, lựa chọn, và sai trật tự.

Lỗi thiếu là lỗi bỏ qua một hay một số yếu tố từ vựng, ngữ pháp bắt buộc

nào đó trong L2, ví dụ như thiếu loại từ. Một sinh viên Trung Quốc học chuyên ngành Tiếng Việt đã viết như sau:

Ví dụ : Hôm qua tôi đã mua được một dao rất tốt.

(Trương Siêu, K 2010)

Trong ví dụ này, cần phải thêm loại từ „con‟ vào giữa số từ và danh từ : “Hôm qua...một con dao rất tốt”.

Lỗi thừa là lỗi thêm vào một yếu tố không cần thiết hoặc không được

chấp nhận trong hệ thống L2, ví dụ thêm loại từ trong trường hợp lẽ ra không cần dùng, kiểu như trường hợp dùng từ ‘quả’ sau đây:

Ví dụ: Hôm nay tôi đã mua hai cân quả đào.

(Lỗ Hưng Phân, K 2010)

Lỗi lựa chọn (có người gọi là lỗi thế) là kiểu lỗi lấy yếu tố từ vựng, ngữ pháp này thay vào chỗ yếu tố khác không đúng hoặc sai vị trí, chẳng hạn:

Ví dụ : a- Dạo này nhiệt độ bên ngoài cao ra.

(Lỗ Hưng Phân, K 2010)

b - Phía đông Trung Quốc là hải.

(Hồ Hồng Thái, K 2010).

Trong ví dụ 16a, cần thay từ ra bằng từ lên, còn trong ví dụ 16b cần thay từ hải bằng từ biển.

Lỗi sai trật tự là kiểu lỗi dùng sai trật tự yếu tố nào đó trong cấu trúc của

L2 như ví dụ dưới đây:

Ví dụ: Tôi đã có mới tài khoản ở ngân hàng.

(La Quang Lan, K2010)

Vị trí của từ mới và từ tài khoản đã không đúng, cần phải đổi vị trí cho nhau. (Xin xem thêm kiểu lỗi này ở ví dụ 10). Bốn kiểu lỗi mà S.P.Corder đề xuất được luận văn vận dụng để phân loại các câu mắc lỗi đã khảo sát. Ưu điểm của cách phân loại lỗi này là nó có thể ứng dụng cho các dạng lỗi, bất kể lỗi đó là gì và cho mọi đối tượng người học.

Đặc biệt, cách phân loại này sẽ định hướng cho người học biết cách sửa lỗi: Nếu là thừa thì bỏ đi, nếu là thiếu thì thêm vào, thế sai thì chọn yếu tố khác

thay thế, và đặt sai vị trí thì đổi lại cho đúng…

1.3. Sơ lƣợc về lỗi phát âm ngôn ngữ

1.3.1. Khái niệm mắc lỗi phát âm ngôn ngữ

Có thể nói, đến nay chưa thấy có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu lỗi phát âm ngôn ngữ nói chung. Mới thấy một số công trình bàn về lỗi phát âm một ngôn ngữ cụ thể, chẳng hạn như công trình nghiên cứu về lỗi phát âm tiếng Anh của các tác giả Trung tâm đào tạo tiếng Anh „Oxford English UK Vietnam.

Các tác giả Trung tâm này đã đưa ra một số lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt như sau:

- Lỗi không phát âm âm đuôi;

- Lỗi Việt hóa khi phát âm tiếng Anh, kiểu như: /ei/ phát âm thành „ê‟ hoặc đọc thành „ây‟, „road‟ phát âm thành „rốt‟.

- Lỗi không nhấn trọng âm;

- Lỗi phát âm âm /s/ không đúng chỗ hoặc bỏ qua /s/ khi đọc văn bản tiếng Anh;

- Lỗi quên âm nối;

- Lỗi không có ngữ điệu.

Như vậy, các lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt được các tác giả căn cứ vào những đặc trưng ngữ âm của tiếng Anh mà người Việt phát âm không đúng.

1.3.2. Quan điểm của luận văn về phát âm tiếng Việt mắc lỗi

Chúng tôi quan niệm phát âm tiếng Việt mắc lỗi là kiểu phát âm không đúng đặc trưng ngữ âm của các âm vị trong hệ thống âm vị tiếng Việt.

Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, một bán âm làm âm đệm, 16 nguyên âm làm âm chính, 8 âm vị (6 phụ âm và 2 bán âm) làm âm cuối, 6 âm vị thanh điệu.

Ví dụ, người Trung Quốc phát âm phụ âm /m/ tiếng Việt thành phụ âm /n/, phụ âm /b/ phát âm thành phụ âm /p/, v.v… là một kiểu lỗi phát âm tiếng Việt. Đây là kiểu lỗi phát âm do biến âm. Ngoài ra, khi đọc một âm tiết nào đó của tiếng Việt, người đọc không phát âm một/ một số âm vị nào đó cũng là một kiểu lỗi phát âm tiếng Việt.

Tóm lại, có hai kiểu lỗi phát âm tiếng Việt cơ bản được chúng tôi xác định và miêu tả trong luận văn là lỗi biến âmlỗi lược bỏ âm vị trong âm tiết. Ví dụ: âm tiết „buôn‟ phát âm thành âm tiết „puôn‟ là lỗi biến âm phụ âm đầu (/b/ phát âm thành /p/), hay âm tiết „gà‟ phát âm thành âm tiết „à‟ là kiểu lỗi lược bỏ âm.

Theo quan niệm này về lỗi phát âm tiếng Việt, chúng tôi sẽ phân loại và miêu tả các kiểu lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.

1.4. Tiểu kết

Chương này đã trình bày một số lí thuyết làm căn cứ lí luận cho việc sử lí đề tài, đó là lí thuyết về ngữ âm và âm vị học, lí thuyết về âm tiết và âm tiết tiếng việt, lí thuyết về lỗi sử dụng ngoại ngữ nói chung và lỗi về phát âm tiếng Việt nói riêng.

(1) Về ngữ âm và âm tiết tiếng Việt, chúng tôi theo quan điểm của tác giả Đoàn Thiện Thuật về khái niệm „ngữ âm‟: Ngữ âm là toàn bộ các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và ngôn điệu nằm ở trong từ, trong câu, v.v… tức trong các đơn vị của ngôn ngữ.

Hệ thống ngữ âm bao gồm hệ thống các âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính. Hệ thống các âm vị đoạn tính chính là các phụ âm, nguyên âm hay bán âm tạo nên âm tiết của một ngôn ngữ. Hệ thống âm vị siêu đoạn tính là thanh điệu của một ngôn ngữ. Có ngôn ngữ có thanh điệu và có ngôn ngữ không có thanh điệu.

Âm tiết tiếng Việt được cấu tạo bởi 5 thành tố. Ở vị trí mỗi thành tố là một hệ thống âm vị với đặc trưng ngữ âm và chức năng riêng.

(2) Về lí thuyết lỗi sử dụng ngôn ngữ, luận văn đã trình bày một số quan điểm về lỗi và nguyên nhân mắc lỗi của người học ngoại ngữ (L2).

Về quan điểm lỗi sử dụng ngoại ngữ, chương này giới thiệu sáu quan điểm: 1.Lỗi theo quan điểm hành vi luận, 2. Lỗi theo quan điểm phân tích, đối chiếu và 3. Lỗi theo quan điểm giao thoa văn hóa, 4) Lỗi theo quan điểm phương pháp giao tiếp, 5) Lỗi theo quan điểm phân tích lỗi và hệ ngữ trung gian và 6) Lỗi theo quan điểm chiến lược học tiếng. Luận văn đã vận dụng một số lí thuyết về quan điểm lỗi sử dụng ngoại ngữ để phân tích nguyên nhân phát âm tiếng Việt mắc lỗi của người Trung Quốc nói chung, của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây nói riêng.

(3) Ngoài những vấn đề lí thuyết trên, chương này còn trình bày quan điểm về phát âm tiếng Việt mắc lỗi.

Luận văn quan niệm phát âm tiếng Việt mắc lỗi là phát âm không đúng hệ thống âm vị tiếng Việt trên cơ sở 5 thành tố cấu tạo âm tiết. Các âm vị ở vị trí 5 thành tố cấu tạo âm tiết nếu người đọc phát âm không đúng với đặc trưng cấu âm hoặc lược bỏ đều bị coi là phát âm mắc lỗi.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG LỖI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN SƢ PHẠM QUẢNG TÂY, TRUNG QUỐC

Trong giao tiếp với người bản xứ, đôi khi vì phát âm không chuẩn mà chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, làm cho người bản xứ không hiểu hoặc hiểu nhầm những gì chúng ta nói. Vì vậy, khi học tiếng nước ngoài bên cạnh việc học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp... ngay từ đầu người học phải chú ý học ngữ điệu và âm thanh của thứ tiếng đó. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều có ngữ điệu và âm thanh riêng. Thực tế cho thấy nếu hệ thống âm vị của ngôn ngữ đích càng khác với hệ thống âm vị của ngôn ngữ nguồn thì càng gây trở ngại cho người học làm quen và sử dụng ngôn ngữ mới. Tư liệu điều tra của húng tôi cho thấy, trong giai đoạn đầu người Trung Quốc học tiếng Việt thường gặp khó khăn khi phát âm những âm tiếng Việt không có trong tiếng Hán hoặc phát âm Hán hóa các âm vị tiếng Việt gần giống âm vị tiếng Hán.

Chương này trình bày kết quả khảo sát của chúng tôi về lỗi phát âm tiếng Việt của học sinh Trung Quốc ở trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (ĐHSPQT). Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, trước tiên chương này sơ lược phân loại trình độ phát âm tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.

2.1. Trình độ phát âm tiếng Việt của sinh viên Học viện Sƣ phạm Quảng Tây, Trung Quốc

2.1.1. Nhận xét chung

Chúng tôi phân loại trình độ phát âm tiếng Việt của sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây căn cứ vào vào số lượng các âm mắc lỗi khi phát âm tiếng Việt của các sinh viên này. Kết quả điều tra bước đầu cho chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Sinh viên Học viện Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc phát âm tiếng Việt mắc lỗi khá phổ biến. Có thể nói, hầu hết sinh viên Trung Quốc khi học tiếng Việt đều mắc lỗi phát âm. Kể cả những em được xếp vào loại phát âm tiếng Việt tốt cũng vẫn còn phát âm một vài âm vị mắc lỗi. Trong số 100 sinh viên là đối tượng khảo sát thì cả 100 sinh viên đều mắc lỗi phát âm tiếng Việt. Chỉ có điều, số lượng mắc lỗi phát âm TV của từng sinh viên không giống nhau.

- Lỗi phát âm tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc khá đa dạng. Sự đa dạng này thể hiện trước hết ở chỗ những âm vị mà sinh viên Trung Quốc phát âm mắc lỗi không giống nhau. Có sinh viên mắc lỗi phát âm phụ âm hay nguyên âm này, có sinh viên lại mắc lỗi phát âm phụ âm hay nguyên âm kia. Chẳng hạn, có sinh viên mắc lỗi phát âm phụ âm /b/, có sinh viên lại mắc lỗi phát âm phụ âm /n/, v.v...

Sự đa dạng ở đây còn thể hiện ở kiểu lỗi phát âm một âm vị nào đó của sinh viên không giống nhau. Chẳng hạn, cùng là lỗi phát âm phụ âm /ɣ/nhưng có sinh viên phát âm phụ âm này thành phụ âm /ŋ/ (ví dụ, con gà phát âm thành

con ngà); có sinh viên lại không mắc lỗi biến âm như vậy mà lại mắc lỗi bỏ âm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số lỗi phát âm tiếng việt của sinh viên học viện sư phạm quảng tây trung quốc (Trang 29)