Tôi xin mời gọi những người trẻ tuổi của Giáo Hội học hỏi và cảm nhận Tinh Thần của Ê Li.

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 26 - 30)

Thánh thư chép rằng tiên tri Ê Li đứng trước mặt Joseph và Oliver và nói:

“Này, thời gian ấy đã đến, đó là thời gian do miệng Ma La Chi nói ra—ông làm chứng rằng ông [Ê Li] sẽ được sai xuống trước ngày trọng đại và khủng khiếp của Chúa xảy đến—

“Để làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, bằng không thì cả thế gian này sẽ bị đánh bằng sự rủa sả—

“Vậy nên, các chìa khóa của gian kỳ này được trao tận tay các ngươi; và nhờ đó, các ngươi có thể biết được rằng ngày trọng đại và khủng khiếp của Chúa đã gần kề, ngay cả ở trước cửa rồi” (GLGƯ 110:14–16).

Sự phục hồi thẩm quyền gắn bó do Ê Li thực hiện vào năm 1836 là cần thiết để chuẩn bị thế gian cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi và khởi

đầu một mối quan tâm gia tăng nhanh chóng và trên toàn thế giới trong việc sưu tầm lịch sử gia đình.

Tinh Thần và Công Việc của Ê Li

Tiên Tri Joseph Smith nói: “Trách nhiệm nặng nề nhất trên thế gian này mà Thượng Đế đã giao phó cho chúng ta là tìm kiếm những người thân đã qua đời của mình. . . . Vì điều cần thiết là để cho quyền năng gắn bó được nằm trong tay chúng ta để làm lễ gắn bó con cái của mình và những người thân đã qua đời của mình cho gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn—một gian kỳ để làm tròn những lời hứa do Chúa Giê Su Ky Tô lập ra trước khi sáng thế vì sự cứu rỗi của loài người. . . . Do đó, Thượng Đế đã phán: ‘Ta sẽ sai đấng tiên tri Ê Li đến cùng các

ngươi’” (Teachings: Joseph Smith, 475).

Joseph giải thích thêm:

“Nhưng mục đích của [việc Ê Li hiện đến] là gì? hoặc là mục đích đó được làm tròn như thế nào? Các chìa khóa phải được truyền giao, tinh thần của Ê Li phải đến, Phúc Âm phải được thiết lập, Các Thánh Hữu của Thượng Đế được quy tụ, Si Ôn được xây cất lên, và Các Thánh Hữu phải lên trên Núi Si Ôn với tư cách là các vị cứu tinh [xin xem Áp Đia 1:21].

“Nhưng họ trở thành các vị cứu tinh trên Núi Si Ôn bằng cách nào? Bằng cách xây cất đền thờ của họ . . . và đi tiếp nhận tất cả các giáo lễ . . . thay cho tất cả các tổ tiên đã qua đời của họ . . . ; và đây là sợi dây ràng buộc lòng cha cùng với con cái, và con cái cùng với cha, là điều làm ứng

nghiệm sứ mệnh của Ê Li” (Teachings:

Joseph Smith, 472–73).

Anh Cả Russell M. Nelson đã dạy rằng Tinh Thần của Ê Li là “sự biểu hiện của Đức Thánh Linh làm chứng về đặc tính thiêng liêng của gia đình”

(“A New Harvest Time,” Ensign, tháng

Năm năm 1998, 34). Ảnh hưởng đặc biệt này của Đức Thánh Linh khuyến khích người ta nhận ra, tìm kiếm dữ kiện và quý trọng các tổ tiên cùng những người trong gia đình của họ— những người sống từ thời trước lẫn thời nay.

Tinh Thần của Ê Li ảnh hưởng đến những người là tín hữu của Giáo Hội lẫn những người ngoại đạo. Tuy nhiên, với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội phục hồi của Đấng Ky Tô, chúng ta đã lập giao ước và có trách nhiệm sưu tầm các tổ tiên của mình và cung ứng cho họ các giáo lễ cứu rỗi của phúc âm. “Ngoại chúng ta ra họ không đạt đến sự trọn vẹn được” (Hê

Bơ Rơ 11:40; xin xem thêm Teachings:

Joseph Smith, 475). Và “chúng ta cũng

không thể đạt đến sự trọn vẹn được nếu không có những người chết của chúng ta” (GLGƯ 128:15).

Vì những lý do này nên chúng ta sưu tầm lịch sử gia đình, xây cất đền thờ, và thực hiện các giáo lễ thay cho người chết. Vì những lý do này nên Ê Li được gửi đến để phục hồi thẩm quyền gắn bó ràng buộc trên thế gian lẫn trên trời. Chúng ta là những người đại diện của Chúa trong công việc cứu rỗi và tôn cao mà sẽ ngăn chặn “cả thế

gian này . . . bị đánh bằng sự rủa sả” (GLGƯ 110:15) khi Ngài tái lâm. Đây là bổn phận và phước lành lớn lao của chúng ta.

Lời Mời Gọi cho Thế Hệ đang Vươn Lên

Giờ đây tôi có lời mời gọi sự chú ý của các thanh niên thiếu nữ và trẻ em của thế hệ đang vươn lên trong khi tôi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Tinh Thần Ê Li trong cuộc sống của các em ngày nay. Sứ điệp của tôi nhắm vào toàn thể Giáo Hội nói chung—nhưng đặc biệt là dành cho các em.

Nhiều em có thể nghĩ rằng công việc lịch sử gia đình chủ yếu do những người lớn tuổi hơn thực hiện. Nhưng tôi biết rằng không có giới hạn tuổi tác nào đã được mô tả trong thánh thư hay trong các chỉ dẫn do các vị lãnh đạo Giáo Hội loan báo lại giới hạn sự phục vụ quan trọng này chỉ dành cho những người thành niên lớn tuổi hơn cả. Các em là các con trai và con gái của Thượng Đế, con cái của giao ước, và là những người xây đắp vương quốc. Các em đừng chờ cho đến khi đến một cái tuổi nào đó để làm tròn trách nhiệm của mình

nhằm phụ giúp trong công việc cứu rỗi gia đình nhân loại.

Chúa đã làm cho các nguồn phương tiện được có sẵn trong thời kỳ chúng ta để các em có thể học hỏi và ưa thích công việc này là công việc đã được khuyến khích bởi Tinh Thần của Ê Li. Ví dụ, FamilySearch là một hệ thống sưu tầm các hồ sơ, tài liệu và dịch vụ dễ truy cập với máy vi tính cá nhân và nhiều loại thiết bị cầm tay, nhằm giúp mọi người khám phá và lưu giữ lịch sử gia đình của họ. Các nguồn tài liệu này cũng có sẵn trong các trung tâm lịch sử gia đình nằm trong nhiều tòa nhà Giáo Hội của chúng ta trên khắp thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà FamilySearch và các công cụ khác đều ra đời vào lúc những người trẻ tuổi rất quen thuộc với một loạt công nghệ thông tin và truyền thông. Các em đã biết cách gửi lời nhắn trên điện thoại di động cũng như máy vi tính của mình để làm tăng nhanh và nâng cao công việc của Chúa—chứ không phải chỉ để liên lạc nhanh chóng với bạn bè. Kỹ năng và năng khiếu của nhiều người trẻ tuổi ngày nay là một sự chuẩn bị để góp phần vào công việc cứu rỗi.

Tôi xin mời gọi những người trẻ tuổi của Giáo Hội học hỏi và cảm nhận Tinh Thần của Ê Li. Tôi khuyến khích các em hãy nghiên cứu, tìm kiếm các tổ tiên của mình, và tự chuẩn bị để thực hiện các phép báp têm trong nhà của Chúa thay cho những

người thân và tổ tiên đã qua đời của

mình (xin xem GLGƯ 124:28–36).

Và tôi khuyến khích các em hãy giúp những người khác nhận ra lịch sử gia đình của họ.

Khi các em đáp ứng trong đức tin lời mời gọi này, lòng của các em sẽ trở lại cùng tổ phụ của mình. Những lời hứa lập với Áp Ra ham, Y Sác và Gia Cốp sẽ được gieo vào lòng của các em. Phước lành tộc trưởng của các em, với phần cho biết về dòng dõi, sẽ liên kết các em với các tổ phụ này và có ý nghĩa nhiều hơn đối với các em. Tình yêu thương và lòng biết ơn đối với các tổ tiên của các em sẽ gia tăng. Chứng ngôn của các em về Đấng Cứu Rỗi cũng như sự cải đạo đến với Ngài sẽ trở nên sâu sắc và tồn tại mãi mãi. Và tôi hứa rằng các em sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng dữ dội của kẻ nghịch thù. Khi tham gia và yêu thích công việc thiêng liêng này, các em sẽ được giữ gìn trong tuổi trẻ và trong suốt cuộc sống của mình.

Thưa các bậc cha mẹ và các vị lãnh đạo giới trẻ, xin hãy giúp cho

con cái và giới trẻ của các anh chị em học hỏi và cảm nhận Tinh Thần của Ê Li. Nhưng xin đừng làm cho nỗ lực này trở nên quá cứng nhắc hoặc mang lại quá nhiều chi tiết hoặc huấn luyện. Hãy mời những người trẻ tuổi khám phá, thử nghiệm, và tự học hỏi (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:20). Bất cứ người trẻ tuổi nào cũng có thể làm điều tôi đang đề nghị bằng cách sử dụng những sinh hoạt học hỏi có sẵn tại lds.org/familysearch

.org/ ldsyouth. Các chủ tịch đoàn

nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn và lớp Hội Thiếu Nữ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tất cả giới trẻ trở nên quen thuộc với những nguồn tài liệu cơ bản này. Những người trẻ tuổi càng ngày càng cần phải là những người học cách hành động và do đó nhận được thêm ánh sáng cùng sự hiểu biết qua quyền năng của Đức Thánh Linh—mà không phải chỉ là những học viên thụ động và bị tác động (xin xem 2 Nê Phi 2:26).

Thưa các bậc cha mẹ và các vị lãnh đạo giới trẻ, các anh chị em sẽ sửng sốt trước việc con cái của mình và giới trẻ của Giáo Hội trở nên vô cùng khéo léo và nhanh chóng như thế nào với những phương tiện này. Thật vậy, các anh chị em sẽ học được những bài học quý báu từ những người trẻ tuổi này về việc sử dụng hữu hiệu những nguồn phương tiện đó. Giới trẻ có thể giúp đỡ rất nhiều cho những người lớn tuổi hơn, là những người lo lắng hoặc sợ hãi đối với công nghệ mới hay xa lạ với FamilySearch. Các anh chị em cũng sẽ đếm nhiều phước lành của mình khi những người trẻ tuổi dành ra nhiều thời giờ hơn cho công việc lịch sử gia đình và sự phục vụ trong đền thờ cũng như dành ra ít thời giờ hơn cho những trò chơi video, tìm kiếm trên mạng Internet và sử dụng Facebook.

Troy Jackson, Jaren Hope, và Andrew Allan là những người mang Chức Tư Tế A Rôn được một vị giám trợ đầy cảm ứng kêu gọi để cùng nhau giảng dạy một lớp lịch sử gia đình trong tiểu giáo khu của họ. Các thiếu niên này tượng trưng cho rất nhiều người trong các em đã sốt sắng

học hỏi và mong muốn phục vụ. Troy nói: “Em thường đến nhà thờ và chỉ ngồi đó không làm gì cả, nhưng bây giờ em nhận thấy rằng em cần phải về nhà và làm một điều gì đó. Chúng ta đều có thể làm công việc lịch sử gia đình.”

Jaren báo cáo rằng khi em học hỏi nhiều hơn về lịch sử gia đình thì em nhận thấy rằng “đây không phải chỉ là cái tên mà là con người thật sự. Em trở nên càng ngày càng phấn khởi hơn về việc mang những cái tên đó vào đền thờ.”

Và Andrew nói: “Em đã trở nên thích thú với lịch sử gia đình với một tình yêu thương và hăng hái mà em đã không biết là em có thể có được. Mỗi tuần khi chuẩn bị giảng dạy, em thường được Đức Thánh Linh thúc giục để hành động và thử một số phương pháp giảng dạy trong bài học. Trước đây, lịch sử gia đình là một điều dễ sợ. Nhưng khi được Thánh Linh

giúp đỡ, em đã có thể làm tròn sự kêu gọi của mình và giúp đỡ nhiều người trong tiểu giáo khu của em.”

Các em thanh niên và thiếu nữ, lịch sử gia đình không phải chỉ là một chương trình hay sinh hoạt thích thú do Giáo Hội bảo trợ; thay vì thế, đó là một phần thiết yếu của công việc cứu rỗi và tôn cao. Các em đã được chuẩn bị để sống trong thời điểm này và xây đắp vương quốc của Thượng Đế. Các em hiện có mặt trên thế gian để phụ giúp trong công việc vinh quang này.

Tôi làm chứng rằng Ê Li đã trở lại thế gian và phục hồi thẩm quyền gắn bó thiêng liêng. Tôi làm chứng rằng điều gì ràng buộc trên thế gian thì có thể ràng buộc trên thiên thượng. Và tôi biết giới trẻ của thế hệ đang vươn lên đều có một vai trò quan trọng trong nỗ lực lớn lao này. Tôi làm chứng như vậy trong thánh danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men. ◼

Khi nhìn vào mắt của một đứa trẻ, chúng ta thấy đó cũng là một đứa con trai hay con gái của Thượng Đế, là người cùng sống với chúng ta trong cuộc sống tiền dương thế.

Thật là một đặc ân tột bực đối với một cặp vợ chồng để có thể sinh con cái nhằm cung ứng thể xác hữu diệt cho các con cái linh hồn này của Thượng Đế. Chúng ta tin vào gia đình và tin vào con cái.

Khi một đứa con được một cặp vợ chồng sinh ra, thì họ đã làm tròn phần vụ trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng để mang con cái đến thế gian. Chúa phán: “Đây là công việc của ta và sự vinh quang của ta—là để mang lại sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người.” 1 Trước khi có sự bất diệt, phải có sự hữu diệt.

Gia đình là do Thượng Đế quy định. Gia đình là trọng tâm kế hoạch của Cha Thiên Thượng ở nơi thế gian này và suốt thời vĩnh cửu. Sau khi kết hợp A Đam và Ê Va trong hôn nhân, thánh thư ghi rằng: “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.” 2 Trong thời kỳ của chúng ta, các vị tiên tri và sứ đồ đã nói: “Lệnh truyền đầu tiên mà Thượng Đế ban cho A Đam và Ê Va liên quan

của mình và nói cho vợ tôi nghe tin mới đó. Quả thật tôi đã chọn không đúng lúc.” 5 Năm này qua năm khác, gia đình Mason trông chờ sự ra đời của đứa con thứ bảy của họ. Ba, bốn, năm, sáu, rồi bảy năm trôi qua. Cuối cùng, tám năm sau, đứa con thứ bảy được sinh ra—một đứa con trai.

Tháng Tư vừa qua, Chủ Tịch Thomas S. Monson đã nói:

“Có lúc, các tiêu chuẩn đạo đức của Giáo Hội và các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội gần như tương hợp, nhưng giờ đây đã có một khoảng cách lớn và khoảng cách này sẽ càng ngày càng lớn hơn. . . .

“Đấng Cứu Rỗi của nhân loại tự mô tả Ngài là sống trong thế gian nhưng không thuộc thế gian. Chúng ta cũng có thể sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian khi chúng ta bác bỏ những quan niệm và điều giảng dạy sai lầm, và luôn luôn trung tín với điều Thượng Đế đã truyền lệnh.” 6

Trên thế giới ngày nay có nhiều tiếng nói xem thường tầm quan trọng của việc có con cái hoặc đề nghị trì hoãn hay giới hạn số con trong một gia đình. Mới đây, các con gái của tôi nói cho tôi biết về một blog trên mạng của một người mẹ Ky Tô hữu (không thuộc tín ngưỡng của chúng ta) có năm con. Bà mẹ này viết rằng: “[Vì lớn lên] trong văn hóa này nên rất khó để có được một viễn cảnh như Kinh Thánh dạy về vai trò làm mẹ. . . . Việc có con cái bị sắp hạng dưới cả học vấn. Chắc chắn là dưới cả việc đi du lịch khắp thế giới. Dưới cả việc đi chơi ban đêm lúc rảnh rỗi. Dưới cả việc tập thể dục thẩm mỹ cho thân thể tại phòng tập thể thao. Dưới cả bất cứ công ăn việc làm hy vọng là ưng ý nữa.” Rồi người mẹ ấy viết thêm: “Vai trò làm mẹ không phải là một thú tiêu khiển, mà là một sự kêu gọi. Ta không sưu tầm con cái vì ta thấy chúng xinh xắn hơn tem thư. Đó không phải là một điều gì đấy để làm nếu ta có thể nhét việc đó vào trong lịch trình bận rộn của mình. Việc có con cái là điều Thượng Đế ban cho ta thời giờ để làm.” 7

Việc có con còn nhỏ không phải là điều dễ dàng. Nhiều lúc thật là khó khăn. Một người mẹ trẻ đi lên xe buýt với bảy đứa con. Người lái xe buýt đến tiềm năng làm cha mẹ của họ với

tư cách là vợ chồng. Chúng tôi tuyên bố rằng lệnh truyền của Thượng Đế cho con cái của Ngài là phải sinh sôi nẩy nở và làm cho đầy dẫy trái đất, thì

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)