Chúa Giê Su KyTô là Con Độc Sinh và Yêu Dấu của Thượng Đế Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta khỏi tội lỗi và cá

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 92 - 95)

Đế. . . . Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta khỏi tội lỗi và cái chết. Đây là sự hiểu biết quan trọng nhất trên thế gian.

Sự Sống của Thế Gian

Kinh Thánh chép lại lời giảng dạy của Chúa Giê Su: “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.” (Giăng 10:10). Về sau, trong Tân Thế Giới, Ngài phán: “Ta là sự sáng và sự sống của thế gian (3 Nê Phi 11:11). Ngài là sự sống của thế gian vì Ngài là Đấng sáng tạo chúng ta và vì chúng ta đều được bảo đảm sẽ sống lại, qua Sự Phục Sinh của Ngài. Và sự sống Ngài ban cho chúng ta không phải chỉ là cuộc sống trần thế. Ngài dạy: “Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta.” (Giăng 10:28; xin xem thêm Giăng 17:2).

Sự Sáng của Thế Gian

Chúa Giê Su cũng dạy: “Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm” (Giăng 8:12). Ngài cũng phán: “Ta là đường

đi, lẽ thật, và sự sống” (Giăng 14:6). Ngài là đường đi và Ngài là sự sáng vì những lời giảng dạy của Ngài soi sáng con đường của chúng ta trong cuộc sống trần thế và cho chúng ta thấy con đường trở lại cùng Đức Chúa Cha.

Làm theo Ý Muốn của Đức Chúa Cha

Chúa Giê Su luôn luôn tôn kính và tuân theo Đức Chúa Cha. Ngay khi còn nhỏ, Ngài cũng nói với cha mẹ trần thế của Ngài: “Há chẳng biết tôi phải lo việc Cha tôi sao?” Lu Ca 2:49). Về sau Ngài dạy: “Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến.” (Giăng 6:38; xin xem thêm Giăng 5:19). Và Đấng Cứu Rỗi dạy: “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.” (Giăng 14:6; xin xem thêm Ma Thi Ơ 11:27).

Chúng ta trở lại với Đức Chúa Cha bằng cách làm theo ý Ngài. Chúa Giê

Su dạy: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.” (Ma Thi Ơ 7:21). Ngài giải thích:

“Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao?

“Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta” (Ma Thi Ơ 7:22–23).

Vậy thì người nào sẽ vào vương quốc thiên thượng? Không phải là những người chỉ đơn thuần làm những công việc kỳ diệu bằng cách dùng danh của Chúa, mà Chúa Giê Su dạy là chỉ “kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi”

Đấng Gương Mẫu Vĩ Đại

Chúa Giê Su cho chúng ta thấy cách làm điều này. Ngài nhiều lần mời gọi chúng ta đi theo Ngài: “Chiên ta nghe tiếng ta, ta quen nó, và nó theo ta” (Giăng 10:27).

Quyền Năng của Chức Tư Tế

Ngài ban quyền năng chức tư tế cho Các Sứ Đồ của Ngài (xin xem Ma Thi Ơ 10:1) và cho những người khác. Ngài phán cùng Sứ Đồ trưởng Phi E Rơ: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời” (Ma Thi Ơ 16:19; xin xem thêm Ma Thi Ơ 18:18).

Lu Ca chép rằng “Chúa chọn bảy mươi môn đồ khác, sai từng đôi đi trước Ngài, đến các thành các chỗ mà chính Ngài sẽ đi” (Lu Ca 10:1). Về sau, Các Thầy Bảy Mươi này vui mừng thưa cùng Chúa Giê Su rằng: “Vì danh Chúa, các quỉ cũng phục chúng tôi.” (Lu Ca 10:17). Tôi là nhân chứng về quyền năng chức tư tế đó.

Sự Hướng Dẫn qua Đức Thánh Linh

Vào lúc cuối giáo vụ trần thế của Ngài, Chúa Giê Su đã dạy Các Sứ Đồ:

“Đấng Yên ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” Giăng 14:26), và “Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13).

Sự Hướng Dẫn bằng Các Lệnh Truyền của Ngài

Ngài cũng hướng dẫn chúng ta bằng các lệnh truyền của Ngài. Do đó, Ngài đã truyền lệnh cho dân Nê Phi rằng họ không còn được tranh luận về các vấn đề của giáo lý nữa, vì Ngài phán:

“Kẻ nào còn tinh thần tranh chấp thì kẻ đó không thuộc về ta mà thuộc về quỷ dữ, vì quỷ dữ là cha của sự chanh chấp, nó khích động trái tim loài người để họ tức giận tranh chấp lẫn nhau.

“Này, đây không phải là giáo lý của ta, để khích động trái tim loài người tức giận, để người này chống lại với người kia, mà giáo lý của ta là những việc như vậy phải được hủy bỏ” (3 Nê Phi 11:29–30).

Tập Trung vào Cuộc Sống Vĩnh Cửu

Ngài cũng phán bảo chúng ta phải tập trung vào Ngài, chứ không phải vào những điều trên thế gian. Trong bài giảng tuyệt vời của Ngài về bánh của sự sống, Chúa Giê Su giải thích

sự trái ngược giữa thức ăn hữu diệt và vĩnh cửu. Ngài phán: “Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời, là thứ Con người sẽ ban cho các ngươi” (Giăng 6:27). Đấng Cứu Rỗi dạy rằng Ngài là Bánh của Sự Sống, nguồn thức ăn vĩnh cửu. Khi nói về thức ăn hữu diệt mà thế gian cung ứng, kể cả bánh ma na do Đức Giê Hô Va gửi tới để nuôi sống con cái của Y Sơ Ra Ên trong vùng hoang dã, Chúa Giê Su dạy rằng những người trông cậy vào loại bánh này giờ đây đã chết (xin xem Giăng 6:49). Ngược lại, thức ăn Ngài ban cho là “bánh hằng sống từ trên trời xuống,” và Chúa Giê Su dạy: “Nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng” (Giăng 6:51).

Một số môn đồ nói “lời nầy thật khó”, và từ lúc đó có nhiều tín đồ của Ngài “trở lui, không đi với Ngài nữa” (Giăng 6:60, 66). Hiển nhiên, họ đã không chấp nhận lời giảng dạy trước kia của Ngài rằng họ cần phải “trước hết, . . . tìm kiếm nước Đức Chúa Trời” (Ma Thi Ơ 6:33) Ngay cả ngày nay, một số người tự nhận là thuộc Ky Tô Giáo lại bị lôi cuốn bởi những điều trên thế giới hơn—những điều duy trì sự sống trên thế gian nhưng không mang đến thức ăn nào đối với cuộc sống vĩnh cửu. Đối với một số người, “lời nầy thật khó” của Ngài vẫn là lý do không đi theo Đấng Ky Tô.

Sự Chuộc Tội

Cực điểm của giáo vụ trần thế của Đấng Cứu Rỗi là Sự Phục Sinh và Sự Chuộc Tội của Ngài cho tội lỗi của thế gian. Giăng Báp Tít đã tiên tri điều này khi ông nói: “Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” (Giăng 1:29). Về sau, Chúa Giê Su dạy rằng “Con người đã đến . . . để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.” (Ma Thi Ơ 20:28). Vào Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, Chúa Giê Su giải thích rằng rượu mà Ngài đã ban phước là “huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội, theo như lời tường thuật trong sách Ma Thi Ơ” (Ma Thi Ơ 26:28).

Khi hiện đến cùng dân Nê Phi, Chúa phục sinh đã mời gọi họ bước đến để sờ vào vết thương ở sườn của Ngài và dấu đinh nơi chân tay Ngài. Khi làm điều này, Ngài giải thích: “để các ngươi biết được rằng ta là Thượng Đế của Y Sơ Ra Ên, và là Thượng Đế của cả thế gian này, vì ta đã bị giết chết vì tội lỗi của thế gian” (3 Nê Phi 11:14). Và, lời tường thuật tiếp tục, đám đông phủ phục xuống “chân Chúa Giê Su mà thờ lạy Ngài” (câu 17). Vì điều này, cả thế gian cuối cùng sẽ thờ phượng Ngài.

Chúa Giê Su giảng dạy thêm các lẽ thật quý báu về Sự Chuộc Tội của Ngài. Khi giải thích thêm về những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi và đưa ra lời giải thích hay nhất về sứ mệnh của

Ngài, Sách Mặc Môn ghi lại lời giảng dạy này:

“Cha ta sai ta đến để ta bị treo trên thập tự giá . . . , để ta có thể thu hút tất cả mọi người đến cùng ta, . . .

“. . . để họ được phán xét theo những việc làm của mình.

“Và . . . những ai hối cải và chịu phép báp têm trong danh ta thì sẽ được tràn đầy; và nếu kẻ đó kiên trì đến cùng, này, kẻ đó sẽ được xem như vô tội trước mặt Cha ta vào ngày ta đứng phán xét thế gian. . . .

“Và không một vật gì ô uế có thể vào được vương quốc của Ngài; vậy nên, không một ai có thể bước vào chốn an nghỉ của Ngài nếu người đó không tẩy sạch y phục của mình bằng máu của ta, nhờ đức tin, nhờ sự hối cải mọi tội lỗi của mình, và trung kiên cho đến cùng” (3 Nê Phi 27:14–16, 19).

Và như vậy chúng ta hiểu rằng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến cho chúng ta cơ hội để khắc phục cái chết thuộc linh do tội lỗi gây ra và để có các phước lành của cuộc sống vĩnh cửu, qua việc lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng.

Thử Thách và Chứng Ngôn

Chúa Giê Su đưa ra câu hỏi đầy thử thách: “Về Đấng Ky Tô, các ngươi nghĩ thể nào?” Ma Thi Ơ 22:42). Sứ Đồ Phao Lô yêu cầu những người Cô Rinh Tô “hãy tự xét để xem mình có đức tin chăng” (2 Cô Rinh Tô 13:5). Tất cả chúng ta đều cần phải tự mình trả lời những câu hỏi này. Lòng trung tín tột bậc của chúng ta ở đâu? Chúng ta có giống như Các Ky Tô hữu trong phần mô tả bất hủ của Anh Cả Maxwell về những người đã hiến dâng mình cho phúc âm nhưng lòng vẫn còn lưu luyến những điều trên thế giới hay không? 1

Không có thái độ lưng chừng. Chúng ta là các tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta là tín hữu trong Giáo Hội của Ngài và tín đồ của phúc âm Ngài, và chúng ta phải luôn luôn cố gắng noi theo gương Ngài, cùng tuân giữ các lệnh truyền và giao ước. Chúng ta cần phải vinh danh Ngài, tuân giữ các lệnh truyền của Ngài, và “chớ có tìm kiếm những điều của thế

gian mà trước hết hãy tìm kiếm để xây đắp vương quốc của Thượng Đế, và thiết lập sự ngay chính của Ngài” (Ma Thi Ơ 6:33, cước chú a; từ Bản Dịch Joseph Smith, Ma Thi Ơ 6:38).

Chúa Giê Su Ky Tô là Con Độc

Sinh và Yêu Dấu của Thượng Đế.

Ngài là Đấng Sáng Tạo của chúng ta. Ngài là Sự Sáng của Thế Gian. Ngài

là Đấng Cứu Rỗi chúng ta khỏi tội lỗi

và cái chết. Đây là sự hiểu biết quan trọng nhất trên thế gian, và các anh chị em có thể tự mình biết điều này, như tôi đã tự mình biết điều này. Đức Thánh Linh, là Đấng làm chứng về Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử và dẫn dắt chúng ta đến lẽ thật, đã mặc khải

những lẽ thật này cho tôi, và Ngài sẽ mặc khải những lẽ thật này cho các anh chị em. Ước muốn và sự vâng lời chính là con đường. Chúa Giê Su dạy về ước muốn: “Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho” (Ma Thi Ơ 7:7). Chúa Giê Su dạy về sự vâng lời: “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là ta nói theo ý ta” (Giăng 7:17). Tôi làm chứng về lẽ thật của những điều này trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men. ◼

GHI CHÚ

Một phần của tài liệu 2011-11-00-liahona-vie (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)